Charge weight là gì



Trong giao dịch hàng hóa quốc tế, việc tính cước vận tải, trọng lượng của lô hàng là yêu cầu bắt buộc đối với một người trong ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là nhân viên sales xuất khẩu, vì nó là một những những yếu tố cấu thành giá hàng xuất/ nhập khẩu và ảnh hưởng đến lợi nhuận của lô hàng đó.

Bạn đang xem: Chargeable weight là gì

Đối với mỗi phương tiện vận tải, chẳng hạn như tàu container; xe tải hoặc máy bay đều có thể tích bị giới hạn, giới hạn về số lượng hàng chuyên chở [volume constraint].

Để tận dụng không gian trống một cách hiệu quả, ngành Logistics quốc tế đã thống nhất phương thức tính cước vận tải được gọi là Trọng lượng tính cước [Chargeable Weight]. Theo đó, công ty vận tải sẽ tính trọng lượng thể tích của hàng hoá để so sánh với trọng lượng thực tế của hàng hoá. Sau đó chọn giá trị lớn hơn, tùy xem hoặc trọng lượng thực tế [Gross Weight] hoặc trọng lượng thể tích giả định [Volumetric Weight] lớn hơn. Giá trị được chọn gọi là trọng lượng tính cước [Chargeable Weight].

Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc “Tại sao người ta không sử dụng trực tiếp trọng lượng thực tế hay khối lượng hàng hóa để tính cước?”

Câu trả lời đó là vì có những hàng hóa nặng nhưng lại chiếm rất ít thể tích trong khi có những hàng hóa nhẹ nhưng lại chiếm rất nhiều chỗ trên phương tiện vận chuyển.

Sau đây Hanexim sẽ hướng dẫn các bạn cách tính Chargeable cho hàng hóa vận chuyển theo cả ba phương thức: hàng không, đường biển, đường bộ.

Xem thêm: Những Thương Vụ M&A Nghìn Tỷ Đình Đám Của Đại Gia Tuấn Mượt Là Ai ?

Bước 1: Tính tổng trọng lượng lô hàng

GW = trọng lượng 1 package x số lượng package [kgs]

Bước 2: Tính tổng thể tính lô hàng:

V = Thể tích 1 package x số lượng package [cbm]

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích

[VW] = V x hằng số trọng lượng thể tích

Hằng số trọng lượng thể tích đối với lô hàng vận chuyển bằng:

Đường hàng không: 167 kgs/cbmĐường biển: 1000 kgs/cbmĐường bộ: 333 kgs/cbm

Bước 4: So sánh GW và VW

Giá trị nào lớn hơn sẽ được tính là Chargeable Weight

Hãy cùng xem cách tính Charge Weight cụ thể qua ví dụ sau:

Một lô hàng gồm 20 packages với các thông số mỗi kiện:

– Trọng lượng thực tế [ GW] : 50kgs

– Kích thước mỗi package : 100cm x cm 80 x 60cm hoặc 1m x 0.8m x 0.6m.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng lô hàng trên: GW = 50 x 20 = 1000 kgs

Bước 2: Tính tổng thể tính lô hàng: V = 1 x 0.8 x 0.6 x 20 = 9.6 cbm [mét khối]

Vận chuyển bằng đường hàng không:

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích VW = 9.6 x 167 = 1603.2 kgs

Bước 4: So sánh GW và VW, nhận thấy trọng lượng thể tích VW lớn hơn nên Chargeable Weight là 1603.2 kgs.

Vận chuyển bằng đường biển:

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích VW = 9.6 x 1000 = 9600 kgs

Bước 4: So sánh GW và VW, nhận thấy trọng lượng thể tích VW lớn hơn nên Chargeable Weight là 9600 kgs.

Vận chuyển bằng đường bộ

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích VW = 9.6 x 333 = 3196,8 kgs

Bước 4: So sánh GW và VW, nhận thấy trọng lượng thể tích VW lớn hơn nên Chargeable Weight là 3196,8 kgs.

Như vậy qua bài viết trên, Hanexim đã hướng dẫn các bạn cách tính trọng lượng tính cước Chargeable Weight trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Hi vọng sẽ không còn bạn nào bị nhầm lẫn khi tính giá cước hàng hóa nữa.

Có rất nhiều trường hợp khách hàng của Interlink trước khi gửi hàng thường hay lúng túng và thắc mắc về Cách tính cước vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không. Sau nhiều lần giải thích cho khách hàng và với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không, chúng tôi cung cấp tới các bạn công thức tính cước vận chuyển như sau:

Trước tiên ta cần phân biệt 3 thuật ngữ:
– Chargeable Weight [CW]: Là trọng lượng dùng để tính cước [ đơn vị : kg ]
– Gross Weight [GW]: Là trọng lượng thực tế khi được cân của hàng hóa kể cả bao bì [ đơn vị : kg ]
– Volume Weight [VW]: Là trọng lượng theo thể tích được quy đổi theo cách tính từng kiện sau đây :

[Dài x Rộng x Cao [cm]]/[6,000*] = đơn vị : kg

* Trong dịch vụ Phát chuyển nhanh [ Express Service ] áp dụng tỉ số 1/5,000

Trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, trị số Gross Weight [ GW] và Volume Weight [ VW] sẽ được so sánh với nhau, nếu trị số nào cao hơn sẽ được chọn là Chargeable weight [ CW ] .

Minh họa :

Ví dụ: Khách hàng của Interlink có 2 kiện hàng đi máy bay chở hàng thông thường, 2 kiện cùng khối lượng GW là 25 kgs nhưng kích thước lại khác nhau gửi về cùng một điểm cho cùng một người nhận hàng.

Kiện 1: kích thước là 40 x 50 x 15 cm GW : 25 kg

VW = [40x50x15]/6000= 5 kg.

Kiện 2: kích thước là 50 x 80 x60 cm GW : 25 KG,

VW : [50x80x60]/6000= 40 kg

Như vậy, lô hàng sẽ có các trị số : GW : 25kg + 25 kg = 50 kg VW : 05 kg + 40 kg = 45 kg

Suy ra, trọng lượng tính cước CW sẽ là 50kg [ tức là GW được xem là CW vì GW > VW]

Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn và giúp các khách hàng của Interlink chủ động hơn trong việc tính cước vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không, từ đó có thể lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa hợp lý cho mình.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế, vui lòng liên hệ tới Hotline 0937 48 18 98 để được nhân viên của chúng tôi tư vấn và phục vụ.

Skip to content

Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA [International Air Transport Association] đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng không TACT [The Air Cargo Tariff].

Công thức tính cước như sau:

Cước vận chuyển hàng không[ AIRFREIGHT] = Đơn giá cước[ unit rate] x Khối lượng tính cước[ charge weight]

–           Đơn giá cước [unit rate] – Cước vận chuyển đường hàng không

Đó là số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước [ví dụ 3usd/kg].

Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng.

Công ty Universe Logistics sẽ cung cấp cho khách hàng giá cước và dịch vụ của các hãng hàng không để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Mỗi mức giá cước có sự thay đổi tùy theo khối lượng hàng, được chia thành các khoảng như sau:

Dưới 45kgs

Từ 45 đến dưới 100kgs

Từ 100 đến dưới 300kgs

Từ 300 đến dưới 500kgs

Từ 500 đến dưới 1000kg

Trên 2000 kgs,…

Cách viết tắt thường thấy là: -45, +45, +100, +250, +500kgs …

–           Khối lượng tính cước [Chargable Weight] – Cước vận chuyển đường hàng không

Chargeable Weight chính là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo số nào lớn hơn.

Nói cách khác, cước phí sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:

  • Khối lượng thực tế của hàng [Actual Weight], chẳng hạn lô hàng nặng 100kg
  • Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ [Volume / Volumetric / Dimensional Weight] là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định. Với các số đo thể tích theo centimet khối, thì công thức là:
  • ĐỐI VỚI HÀNG AIR THƯỜNG

Khối lượng thể tích = DÀI X RỘNG X CAO : 6000 [ ĐƠN VỊ CM]

HOẶC DÀI X RỘNG X CAO X 167 [ ĐƠN VỊ M]

  • ĐỐI VỚI HÀNG CHUYỂN PHÁT NHANH QUA TNT, DHL, FEDEX, UPS,…

Khối lượng thể tích= DÀI X RỘNG X CAO : 5000 [ ĐƠN VỊ CM]

HOẶC DÀI X RỘNG X CAO X 200 [ ĐƠN VỊ M]

Các loại cước gửi hàng máy bay – Cước vận chuyển hàng không

Có nhiều loại cước, áp dụng cho loại hàng bách hóa, cho loại hàng đặc biệt, hoặc trong những điều kiện nhất định… Những loại cước phổ biến như sau:

  • Cước thông thường [Normal Rate]
  • Cước tối thiểu [Minimum Rate – MR]: là mức thấp nhất mà người vận chuyển hàng không chấp nhận khi vận chuyển 1 lô hàng. Đó là chi phí cố định của hãng vận chuyển, nên nếu cước thấp hơn thì không hiệu quả, và họ chẳng muốn nhận làm gì. Thông thường, thì đa số các lô hàng có cước phí cao hơn cước tối thiểu.
  • Cước hàng bách hóa [General Cargo rate – GCR]: Cước hàng bách hoá được coi là mức cước cơ bản, tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.
  • Cước hàng theo loại [Class Cargo rate]: Áp dụng đối với hàng hóa đã được phân loại thành các nhóm nhất định, chẳng hạn như hàng có giá trị [vàng, bạc,… có mức cước = 200% so với cước bách hóa], các loài động vật sống [= 150% so với cước bách hóa], sách, báo, hành lý…[= 50% so với cước bách hóa].
  • Cước hàng gửi nhanh [Priority rate]: hàng được ưu tiên chuyển nhanh hơn, nên cước phí thường cao hơn 30-40%, thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay.
  • Cước container [Container rate]: Sẽ áp dụng mức cước thấp hơn cho các loại hàng được đóng trong container hàng không [khác với loại container đường biển].

Công ty Universe Logistics chuyên cước vận chuyển xuất nhập khẩu  đường hàng không và đường biển

Mọi thông tin chi tiết về Cước vận chuyển đường hàng không vui lòng liên hệ:

MS.TRACY

Sales Executive

===============================================

 UNIVERSE LOGISTICS CO.,LTD

ROOM 2.10, 3rd FL – CUU LONG BUILDING

351/31 NO TRANG LONG, WARD 13, BINH THANH DIST., HCM CITY, VIETNAM

TEL: 028. 6684 7131   –       FAX: 028. 3636 5094
CELL PHONE: +84. 914 001 094 WEB: www.universelog.vn
EMAIL: SKYPE: +84.165 9550 841

Video liên quan

Chủ Đề