Cao - bắc - lạng hà - tuyên thái là gì

Dịp nghỉ lễ sắp tới và bạn chưa biết phải đi đâu? Vậy Mytour sẽ gợi ý cho bạn một cung đường nghe có vẻ mới nhưng đã khá quen thuộc với các phượt thủ: cung đường Cao – Bắc – Lạng.

Kỳ nghỉ này bạn sẽ đi đâu? - Ảnh: vns360

Cao – Bắc – Lạng là cách gọi tắt của cung đường nối liền 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn. Tùy ý thích mà bạn có thể đi lên Lạng Sơn, qua Cao Bằng và về đường qua Bắc Kạn hoặc ngược lại. Mỗi tỉnh lại có những điều hay ho thú vị riêng, chính vì thế bạn cần có tối thiểu 4 ngày để dạo chơi, thăm thú một số địa điểm đặc sắc của 3 tỉnh thành vùng Đông Bắc này.

Bạn cần tối thiểu 4 ngày cho chuyến đi này - Ảnh: vietbao

TỈNH LẠNG SƠN

Còn gọi là xứ Lạng, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình có sức cuốn hút lạ kỳ với các du khách phương xa. Lạng Sơn nằm ở vùng biên giới, giáp Trung Quốc, cách thủ đô Hà Nội 180km, giao thông thuận tiện về đường bộ.

Quang cảnh thành phố Lạng Sơn nhìn từ núi Văn Vi - Ảnh: ganoi

Đường lên chùa Tiên - Ảnh: Sưu tầm

Cụm núi xung quanh giếng Tiên - Ảnh: sưu tầm

Thành nhà Mạc - Ảnh: baloxuyenviet

Một số điểm thăm quan khi tới TP. Lạng Sơn là chợ Đông Kinh, chợ đêm Kỳ Lừa, chùa Tiên – giếng Tiên, thành nhà Mạc, động Nhị Thanh – chùa Tam Giáo, động Tam Thanh – chùa Tam Thanh, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan, đền Mẫu Đồng Đăng…

Cột mốc tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Ảnh: axionov

Cổng thành nhà Mạc - Ảnh: Sưu tầm

Cổng động Nhị Thanh và chùa Tam Giáo - Ảnh: Dong Hoang

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.”

Chợ đêm Kỳ Lừa - Ảnh: Che Trung Hieu

Chắc hẳn khi nghe 2 câu thơ này bạn đã rất mong muốn tìm đến xứ Lạng để mục sở thị địa danh đã đi vào ca dao. Chợ đêm Kỳ Lừa mở cửa từ 8h đến 22h chuyên bán các loại hàng hóa phục vụ khách du lịch, không chỉ thuần túy là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ kết bạn thể hiện bằng những nét văn hóa cổ truyền một cách sống động. Chợ mang đậm bản sắc miền biên cương sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách khi đến với Lạng Sơn.

Đặc sản chợ đêm Kỳ Lừa - Ảnh: amthuc365

Hàng quán trong chợ - Ảnh: nguyenvuhung

Động Tam Thanh và chùa Tam Thanh là di tích lịch sử văn hoá, danh thắng nổi tiếng của xứ Lạng, chùa có tên gọi khác là chùa Thanh Thiền. Chùa Tam Thanh được bố trí trong hang đá, không có kiểu kiến trúc giống như những ngôi chùa khác. Qua cách sắp xếp bài trí tượng có thể thấy hệ thống thờ tự được sắp xếp theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh”. Đặc biệt trong chùa còn lưu giữ bức phù điêu Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc theo thế đứng vào vách đá trong hình một lá bồ đề là một nét độc đáo của di tích.

Động Tam Thanh - Ảnh: pntango2000

Chùa Tam Thanh - Ảnh: sưu tầm

Bên trong chùa - Ảnh: giacngo

Chợ Đông Kinh cũng là một điểm đến hấp dẫn du khách, là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn. Vì là vùng giáp biên nên hàng hóa giao thương khá thuận lợi, giá rất rẻ. Hiện chợ Đông Kinh được xây dựng khang trang với 3 tầng, tầng 1 bán đồ điện tử, tầng 2 bán hàng tạp hóa, tầng 3 bán hàng thời trang.

Chợ Đông Kinh là trung tâm mua bán lớn nhất thành phố Lạng Sơn - Ảnh: sưu tầm

Cửa khẩu Tân Thanh - Ảnh: sưu tầm

Xứ Lạng nổi tiếng với các món ăn như: phở chua, vịt quay, lợn quay, khâu nhục, rau bò khai xào cao khô, khoai môn tẩm bột rán, cải ngồng luộc… Ngoài ra, bạn có thể mua về làm quà cho gia đình và bạn bè những món đặc sản của Lạng Sơn như: măng ớt, vịt quay, cải làn, xúc xích hun khói.

Món khâu nhục - Ảnh: Nam Chấy

Vịt quay - Ảnh: Bepnhoamcung

Rượu Mẫu Sơn nổi tiếng - Ảnh: sưu tầm

Một điểm đến khác cách TP. Lạng Sơn 30km, đó là đỉnh Mẫu Sơn, nằm ở độ cao 1.541m so với mặt biển, khí hậu trên núi ôn hòa, thích hợp cho việc nghỉ dưỡng. Núi Mẫu Sơn được bao bọc bởi hàng trăm quả núi nhỏ, có sương mù bao phủ về đêm, thậm chí vào cả ban ngày trong mùa đông.

Vẻ đẹp Đông Bắc - Ảnh: Sưu tầm

Đường lên đỉnh Mẫu Sơn ngày nắng đẹp - Ảnh: Trần Hồng Quân

Mây mù giăng kín điểm dừng nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn - Ảnh: Heo Bờ Rồ

Đào Mẫu Sơn mùa xuân nở rực rỡ khắp núi, tới mùa hạ cho quả vừa to, vừa ngọt. Mẫu Sơn có loại chè tuyết rất ngon, đượm nước. Và rượu Mẫu Sơn thơm nồng do chính người nơi đây nấu bằng men có thành phần của một số cây thảo mộc chỉ có ở Mẫu Sơn.

Mẫu Sơn hấp dẫn dân du lịch bụi nhờ những con đường đèo quanh co trong thời tiết như thế này… - Ảnh: Heo Bờ Rồ

Những con đường quanh co ôm lấy núi… - Ảnh : TusA

Đến Mẫu Sơn chẳng những để thưởng ngoạn cảnh sắc, không khí trong lành, mà còn được hòa mình vào cuộc sống con người, nền văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây. Trước đây, Mẫu Sơn vốn là khu nghỉ mát với nhiều biệt thự khang trang chẳng thua kém gì so với Sa Pa hay Tam Đảo. Nhưng rồi chiến tranh xảy ra, nhiều nhà cửa đã bị phá hủy. Trong tương lai, Mẫu Sơn sẽ được xây dựng lại thành khu nghỉ dưỡng và phát triển ngành du lịch leo núi.

Mẫu Sơn – nàng công chúa ngủ trong rừng… - Ảnh: Mai Nguyễn

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Lạng Sơn

Những ngôi nhà bị bỏ hoang nơi đây càng tăng thêm sự cổ kính của kiến trúc Tây Âu… - Ảnh: Cao Cat

Mời bạn xem tiếp Cao - Bắc - Lạng khắc khoải một cung đường - Kỳ 2

Hoa Cát – Mytour.vn

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn [Không bao gồm hình ảnh]. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Chiến khu Việt Bắc, còn được gọi là Khu giải phóng Việt Bắc, từng là căn cứ địa lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ cao trào kháng Nhật, cứu nước và chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

Cuối tháng 5 năm 1945, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập trên cơ sở hợp nhất, mở rộng Chiến khu Cao - Bắc - Lạng và Chiến khu Thái - Hà - Tuyên, với trung tâm là Tân Trào [huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang]; bao gồm vùng giải phóng 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Phúc.

Chiến khu Việt Bắc có diện tích khoảng 40.000 km2, dân số hơn 1 triệu người, gồm hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông… Địa hình nối liền với phía nam Trung Quốc. Rừng núi Việt Bắc chiếm 2/3 diện tích tự nhiên. Địa hình cao về phía bắc, thấp dần về phía nam và tây nam. Hệ thống núi đá xen lẫn núi đất, điển hình là cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Ngân Sơn và cánh cung Sông Gâm. Các sông lớn: Sông Thao, Sông Lô, Sông Cầu, Sông Thương, sông Lục Nam; các sông đều có giá trị về giao thông đường thủy. Giao thông đường bộ có Quốc lộ 3 nối Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên với Hà Nội, Quốc lộ 2 nối Hà Giang, Tuyên Quang qua Việt Trì đến Hà Nội; Quốc lộ 1 từ Hà Nội đi Lạng Sơn. Đường biên giới dài trên 300 km có hàng chục cửa khẩu với Trung Quốc. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá khắc nghiệt, mùa đông giá lạnh, mùa hè ẩm ướt; lượng mưa trung bình trong năm 1.400-1.600 mm; nhiệt độ trung bình khoảng 20-23C ở vùng có độ cao dưới 500 m và dưới 20C ở vùng có độ cao từ 500 m trở lên. Độ ẩm trung bình khoảng 81-83%. Địa hình Việt Bắc hiểm trở, với nhiều nơi xung yếu, hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng liên hệ khá thuận lợi với các vùng khác cũng như việc tổ chức phòng thủ, xây dựng lực lượng kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích và xây dựng kinh tế địa phương, phục vụ cách mạng. Các dân tộc ở đây có truyền thống yêu nước, đoàn kết kiên cường chống ngoại xâm, sớm theo cách mạng, theo Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Chiến khu Việt Bắc được xây dựng thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm bàn đạp Nam tiến, giải phóng toàn quốc. Về chính trị, Ban chấp hành Việt Minh từ cấp xã đến tỉnh được hoàn thiện. Ủy ban chỉ huy lâm thời Chiến khu Việt Bắc thành lập chính quyền cách mạng tại các địa phương. Chính quyền cách mạng ngày càng lớn mạnh, lấn át chính quyền tay sai của phát xít nhật. Về quân sự, ủy ban quân sự các cấp được thành lập và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng, có nhiệm vụ chỉ huy các trận chiến đấu chống Nhật, tiễu phỉ, trừ gian, mở rộng căn cứ địa; đồng thời xây dựng và phát triển lực lượng; chuẩn bị mọi mặt về quân sự cho khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa. Sau thắng lợi của trận Tam Đảo [16.7.1945], Chiến khu Việt Bắc không ngừng được mở rộng. Từ đây, các đơn vị giải phóng tiến sang các vùng lân cận. Từ Tân Trào liên lạc với an toàn khu của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở ngoại thành Hà Nội và vùng giáp ranh; liên lạc với Chiến khu Quang Trung, Chiến khu Trần Hưng Đạo. Tại Chiến khu Việt Bắc còn diễn ra một số hoạt động của quân Đồng minh [Mỹ], liên kết với Việt Minh đánh Nhật. Về kinh tế, chính quyền cách mạng vận động nhân dân tích cực sản xuất, thực hành tiết kiệm, ổn định đời sống. Tại các huyện Chiêm Hóa [Tuyên Quang]; Chợ Đồn, Chợ Rã [Bắc Kạn]; Định Hóa [Thái Nguyên]... tổ chức hợp tác xã mua bán, vận chuyển hàng hóa về xuôi và đưa muối, diêm lên phục vụ đồng bào. Về văn hóa xã hội, thực hiện chủ trương của Ủy ban chỉ huy lâm thời, Trường Cứu quốc sơ cấp và Trường Sư phạm được mở ở huyện Chợ Đồn [Bắc Kạn]. Các trường, lớp được mở ở xã cho con em các dân tộc đến học tập, xóa nạn mù chữ. Nếp sống mới được tuyên truyền, tổ chức rộng rãi. Toàn khu có các báo: Nước Nam mới, Quân giải phóng; các tỉnh Cao - Bắc - Lạng có tờ Việt Nam độc lập. Đồng thời, Ủy ban chỉ huy lâm thời chỉ đạo các đơn vị Việt Nam giải phóng quân cùng tự vệ, du kích tiến công địch ở nhiều nơi, mở rộng khu giải phóng. Ngày 13-15.8.1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngay đêm 13.8, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, Tổng bí thư Trường Chinh, trực tiếp phụ trách ra Quân lệnh số 1, phát lệnh khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Ngày 16.8, Quốc dân đại hội diễn ra ở Tân Trào, thống nhất chủ trương tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, thông qua lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh và 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đại hội quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam [Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa], do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Chiến khu Việt Bắc là nơi nhận được mệnh lệnh tổng khởi nghĩa sớm nhất trong toàn quốc. Các đơn vị bộ đội chủ lực giải phóng quân và lực lượng du kích, tự vệ địa phương cùng với nhân dân nổi dậy, giải phóng các châu lị, thị trấn, thị xã trên địa bàn Việt Bắc và vùng ven Chiến khu Việt Bắc. Cùng với cả nước, tổng khởi nghĩa ở Chiến khu Việt Bắc đã giành thắng lợi.

Chiến khu Việt Bắc giữ vai trò quan trọng bảo đảm bí mật, an toàn nơi làm việc và chỉ đạo cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Mặt trận Việt Minh. Mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn, Chiến khu Việt Bắc cho thấy hình ảnh một nước Việt Nam mới, những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa thể hiện chức năng xây dựng chế độ xã hội ưu việt. Hiện nay, Chiến khu Việt Bắc vẫn còn các di tích: ATK Định Hóa, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Pắc Bó… là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng cho mọi thế hệ.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  • Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam [1944-1975], Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
  • Bộ Quốc phòng, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
  • Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
  • Hoàng Ngọc La, Căn cứ địa Việt Bắc [1940-1945], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
  • Việt Bắc - 30 năm chiến tranh cách mạng [1945-1975], tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990.

Video liên quan

Chủ Đề