Vì sao jeremy long bị ở tù

Đó là một cơn ác mộng. Khoảng 11 giờ tối ngày 28/2 năm 2013, ở vùng ngoại ô phía đông Tampa, bang Florida, nước Mỹ, ông Jeff Bush, 37 tuổi, đang nằm ngủ trên giường thì mặt đất bỗng dưng mở ra và ông bị nuốt chửng. Nghe tiếng nứt vỡ lớn, Jeremy Bush, em trai Jeff, lao vào phòng. “Mọi thứ biến mất,” anh nói với CNN. “Giường, ti vi của anh trai tôi. Anh trai tôi cũng biến mất.” Jeremy nhảy vào hố sụt trong nỗ lực tuyệt vọng để tìm anh trai. Nhưng khi mặt đất bắt đầu sụt nhiều hơn kéo thêm nhiều thứ đổ nát vào khoảng trống, một viên cảnh sát đã đến nơi để đưa Jeremy ra ngoài. Thi thể của Jeff không bao giờ được tìm thấy.

Đó là một hố sụt. Những sự việc bất ngờ này xảy ra trên khắp thế giới nhưng những nơi như Florida đặc biệt dễ xảy ra hố sụt nhất bởi vì địa chất khu vực. Hàng trăm vụ việc như vậy đã xảy ra ở tiểu bang nắng ấm này hàng năm.

Đây có phải là những hiện tượng thiên nhiên không thể đoán trước hay có cách nào đó để chúng ta biết được chúng sắp xảy ra? Trong tương lai, chúng ta có thể không phải chịu số phận của Bush: các nhà địa chất đang bận rộn xác định xem những nơi nào đặc biệt dễ xảy ra hố sụt nhất trong khi các nhà khoa học Nasa đang thử nghiệm một hệ thống có thể giúp chúng ta biết được khi nào sắp xảy ra một hố sụt. Có thể chúng ta cho rằng ai ai cũng ủng hộ những nỗ lực này nhưng có người vẫn có lý do chống đối việc dự đoán các hố sụt.

Clint Kromhout, một nhà địa chất tai Viện Khảo sát Địa chất Florida ở Tallahasee, muốn nói với mọi người rằng có những thứ mà chúng ta có thể biết chắc về Florida: nắng ấm, bãi biển, bão tố và hố sụt.

Hố sụt hình thành khi đá sỏi hòa tan vào nước ngầm trong quá trình hàng trăm hay hàng ngàn năm để tạo thành những hốc trong lòng đất. Đến lúc nào đó, khi trần của hốc ngầm này không thể nào chịu nổi sức nặng của lớp địa chất phía trên, nó sẽ từ từ sụt xuống hay sụp đổ bất ngờ.

Florida là nơi đặc biệt dễ ra sụt lún bởi vì nó nằm trên một phiến đá vôi khổng lồ mà tầng ngậm nước thấm qua và ăn mòn dần.

Hố sụt là một hiện tượng tự nhiên nhưng hoạt động của con người có thể làm cho mọi việc xấu đi. Khai thác quá mức nước ngầm chẳng hạn có thể khiến các vách hố ngầm mất đi chỗ dựa. Thời tiết cũng là một nhân tố. Hạn hán làm mực nước xuống thấp còn mưa lớn trút xuống hàng tấn nước làm tăng sức ép lên trần các hố ngầm và cuối cùng dẫn đến đất sụt. Đó là những gì đã xảy ra ở Florida hồi tháng Sáu năm 2012 khi bão Debby tràn qua sau nhiều tháng hạn hán – để lại hàng trăm hố sụt trên đường đi.

Vào tháng Tám năm 2013, Kromhout và đồng nghiệp Alan Baker được tài trợ 1 triệu đô la để xây dựng một bản đồ cho thấy những khu vực dễ bị sụt đất. Bản đồ này áp dụng phương pháp thống kê: kết nối các bằng chứng về các hố sụt đã xảy ra với dữ liệu địa chất như độ sâu của lớp đá vôi hay cấu tạo của lớp trầm tích nằm trên để đưa ra dự đoán về khả năng xảy ra sụt đất ở một khu vực nào đó.

Khi hoàn tất vào mùa thu năm 2016, bản đồ sẽ thể hiện các mức độ dễ xảy ra hố sụt khác nhau bằng các màu sắc khác nhau. Nhưng nó không chi tiết đến mức cho bạn biết sẽ có hố sụt dưới nền nhà của bạn nhưng nó sẽ cho bạn những dấu hiệu nhận biết mà bạn phải tiếp tục theo dõi.

“Mục đích chính là giúp cơ quan đối phó tình trạng khẩn cấp chuẩn bị cho cơn bão sắp tới mà có thể tạo ra nhiều hố sụt,” Kromhout nói.

Điều không thể tránh khỏi là người dân trên khắp Florida sẽ dùng tấm bản đồ này để xem liệu ngôi nhà của họ có khả năng đứng trên một hố sụt tiềm năng hay không. Và điều này khiến mọi việc trở nên rắc rối.

Rõ ràng các chủ nhà rất muốn biết về tình trạng hố sụt để đảm bảo lợi ích của họ nhất là khi có công ty có thể giúp họ khắc phục vấn đề. Chẳng hạn như công ty GeoHazards ở Gainesville, Florida, có thể lấp đầy các lỗ hổng bằng cách bơm vữa vào.

Nhưng cách làm như vậy không hề rẻ và thường có giá lên đến hàng chục ngàn đô la. Và ngay cả khi vấn đề đã được khắc phục thì trị giá căn nhà đã bị giảm nhiều. Chẳng hạn như bà Ginny Stevens ở hạt Pasco nói trên tờ Tampa Bay Times rằng mặc dù bà đã làm mọi việc cần thiết để sửa chữa ngôi nhà của bà bị hư hại do hố sụt nhưng giá trị của căn nhà vẫn giảm từ 350.000 xuống còn 125.000 đô la.

Ở các hạt Hernando, Pasco, và Hillsborough, vốm thường được nhắc đến như là ‘thung lũng hố sụt’, phí bảo hiểm đã tăng chóng mặt trong những năm qua. Ngoài ra còn có cái giá tâm lý nếu bạn phát hiện nhà mình có nguy cơ ngồi trên hố sụt. Nếu bạn sống trong một trong những căn nhà như vậy thì lúc nào bạn cũng có cảm giác căng thẳng và lo lắng. Bạn biết rằng ngôi nhà không có nền vững và bạn tự hỏi liệu nó có bị sụp không.

Do đó, một số người dân Florida đã nêu quan ngại về bản đồ nguy cơ hố sụt. Nếu nó không chính xác thì nó sẽ khiến người ta lo lắng một cách không cần thiết.

Một giải pháp hay hơn là phát hiện các hố sụt khi nó đang hình thành – và Nasa có lẽ đã tìm ra cách làm từ trên cao với một loại radar có tên gọi là InSAR vốn giúp phát hiện những chuyển động nhỏ nhất trên mặt đất.

Khi một hố sụt lớn hình thành đột ngột ở Bayou Corne hồi tháng Tám năm 2012, nuốt chửng mặt đất và khiến hàng trăm người dân phải rời đi vĩnh viễn, các nhà khoa học Nasa đã quay lại hiện trường và phân tích các hình ảnh quét radar khu vực trước khi hố sụt xuất hiện. Họ phát hiện ra rằng mặt đất trước đó đã có sự chuyển động lớn và di chuyển theo chiều ngang khoảng 10 inch về phía tâm nơi sắp xảy ra hố sụt một tháng trước khi nó bị sụt. Theo dõi những dấu hiệu nhận biết tương tự ở những nơi có nguy cơ sụt đất có thể là cách dự báo sớm để sơ tán người dân trước khi hố sụt xuất hiện.

“Không phải hố sụt nào cũng có sự biến dạng ở bề mặt trước khi nó sụt, do đó cách làm này không phải là phương cách thần kỳ,” ông Ron Blom, khoa học gia chính tại phòng thí nghiệm JPL của Nasa cho biết và đồng tác giả công trình nghiên cứu về hố sụt ở Bay Corne, cho biết, “Nhưng nó chắc chắn sẽ có ích trong hệ thống giám sát theo dõi. Bạn có thể có dữ liệu radar InSAR cho những khu vực có nguy cơ sụt lún và nếu bạn tình cờ thấy mặt đất dịch chuyển, bạn có thể đến tận nơi để xem chuyện gì đang xảy ra.”

Cả Blom và đồng nghiệp cùng nghiên cứu với ông, bà Cathleen Jones, biết chính phủ có kế hoạch đưa vào sử dụng hệ thống quan trắc như vậy ở Mỹ. Tuy nhiên, Jones có cảm giác rằng chính quyền đang bắt đầu xem xét rất nghiêm túc vấn đề hố sụt. Điều này không nhất thiết bởi vì các hố sụt ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, bà nói, mà vì việc mở rộng các khu đô thị có nghĩa là các hố sụt ngày càng có nguy cơ ảnh hưởng đến con người và nhà cửa.

Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.

LHQ: 'Lượng ma túy đá thu giữ tại VN năm 2021 đạt mức kỷ lục'

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Lượng ma túy đá thu giữ ở Việt Nam đạt mức kỷ lục trong năm 2021 trong bối cảnh sản xuất ma túy đá chủ yếu diễn ra tại các nước thuộc vùng hạ lưu sông Mekong, báo cáo của Liên Hiệp Quốc 2021 cho thấy.

Đông Á và Đông Nam Á tiếp tục là một trong những thị trường ma túy lớn nhất thế giới. Gần 172 tấn ma túy đá đã được thu giữ tại Đông và Đông Nam Á trong năm 2021, với hơn 1 tỷ viên ma túy đá [methamphetamine], con số kỷ lục lần đầu tiên được ghi nhận. Số lượng này tăng gấp 7 lần so với 10 năm trước.

Báo cáo của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm [UNODC] cũng đề cập đến ketamine, một loại ma túy tổng hợp, cũng đang là xu thế đáng lo ngại cho khu vực.

'Hạ lưu sông Mekong là điểm nóng'

Việc sản xuất ma túy đá tập trung chủ yếu vùng hạ lưu sông Mekong [gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam], điểm nóng là bang Shan ở Myanmar.

Quảng cáo

89% lượng ma túy đá ở Đông Nam Á bị thu giữ là tại khu vực hạ lưu sông Mekong, theo UNODC.

Nếu như các cơ sở sản xuất ma túy ở Việt Nam và Indonesia có giảm xuống thì tại Malaysia con số này lại tăng lên trong 2 năm qua.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cảnh sát Thái Lan thu giữ một lượng lớn ma túy và chuẩn bị tiêu hủy tại thành phố Ayutthaya vào tháng 06/2020

Lào hiện là nơi mà phần lớn ma túy đá từ bang Shan [Myanmar] đổ sang quốc gia này. Theo UNODC thì Lào đã trở thành đầu mối vận chuyển ma túy chính đến Thái Lan và các nước khác ở khu vực sông Mekong và Châu Á Thái Bình Dương như Philippines, Nhật Bản, Úc và New Zealand.

Về các tuyến đường buôn bán và vận chuyển ma túy thì tại Đông Á và Đông Nam Á không thay đổi đáng kể, chủ yếu dọc từ biển Andaman qua eo biển Malacca hướng đến Malaysia và Indonesia.

Ngoài ra, UNODC cho biết số lượng ma túy đá sản xuất tại vùng Tam giác vàng đang mở rộng sang Đông Á. Ma túy tổng hợp dạng tinh thể, loại vốn chỉ được đóng gói bao bì và viên tại Tam giác vàng - khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar - ngày càng bị phát hiện nhiều hơn tại đông bắc Ấn Độ.

Ông Jeremy Douglas, Đại diện vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương của UNODC nói với BBC News Tiếng Việt, "Tình hình buôn ma túy tại khu vực Đông và Đông Nam Á khá tệ vào thời điểm hiện tại. Tại bang Shan, bắc Myanmar thì có các nơi sản xuất ma túy rất lớn. Bang Shan thì nằm gần Lào, quốc gia này là nơi tiếp nhận rất nhiều ma túy từ Myanmar và ngược lại."

Ma túy đá bị thu giữ tại VN đạt 'kỷ lục'

Số viên ma túy đá bị thu giữ tại Việt Nam năm 2021 đã đạt mức kỷ lục, hơn 2,5 triệu viên, theo báo cáo từ UNODC.

Số lượng ma túy tổng hợp dạng tinh thể bị thu giữ ở Việt Nam cũng lên đến hơn 3,3 tấn, được xem là một mức tăng đáng kể. Ngoài ra số lượng ketamine thu giữ tại Việt Nam cũng ở mức cao, với 304 kg.

Lý giải cho mức tăng kỷ lục này, ông Jeremy Douglas nói: "Việt Nam là một quốc gia hấp dẫn đối với giới buôn ma túy như có đường biển dài, cảng biển lớn, có thể giúp vận chuyển ma túy sang các quốc gia hay vùng khác. Trong nhiều năm qua, tội phạm buôn ma túy đã lợi dụng vị trí địa lý của Việt Nam để thực hiện các phi vụ".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một đối tượng trùm đường dây buôn bán ma túy bị bắt giữ tại tỉnh Cao Bằng, Việt Nam vào ngày 25/02/2018

Liên Hiệp Quốc cho biết thêm đường biên giới chung giữa Việt Nam và Lào trải dài 2.300 km đã khiến tình hình buôn bán ma túy tại Việt Nam trở nên phức tạp.

"Chúng ta có thể chứng kiến nguồn ma túy đá đổ từ Myanmar sang các nước. Số lượng viên ma túy đá thu giữ tăng vọt tại các nước thuộc vùng hạ lưu sông Mekong. Việt Nam nằm sát bên Lào và có thể thấy lượng ma túy lớn từ quốc gia này đổ sang Việt Nam", ông Jeremy Douglas nói thêm.

Trong khi đó, Báo Chính phủ Việt Nam dẫn thông tin từ cơ quan chức năng của Campuchia và Lào đều "xác nhận đã có hoạt động sản xuất ma túy tổng hợp trên địa bàn khu vực biên giới với Việt Nam. Thực tế tại Việt Nam, các lực lượng chức năng đã bắt giữ một số lượng lớn ma túy tổng hợp được sản xuất ở khu vực biên giới Campuchia, Lào. Hơn nữa, giá chênh lệch rất lớn, lãi cao khiến các đối tượng tìm mọi thủ đoạn, phương thức để buôn bán, vận chuyển."

EU: Băng đảng VN tại Đức 'buôn ma túy' và nhận cha giả mạo

Hồi ký của cựu nhà báo trồng cần sa ở Úc

Việt Nam cần làm gì?

Người đại diện UNODC cho rằng "Để giảm nạn buôn bán ma túy thì cần giải quyết việc vận chuyển nguyên liệu chế tạo ma túy, nạn tội phạm có tổ chức, nhu cầu người dùng và để thực thi điều này cần sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận từ các chính phủ bao gồm Việt Nam."

Ông Douglas cho rằng vấn đề là tội phạm có tổ chức cần được giải quyết triệt để và như nạn rửa tiền, cách giới tội phạm che giấu tiền và chuyển lợi nhuận.

"Hiện tại thì chính phủ các nước tập trung vào việc bắt giữ các vụ ma túy càng nhiều càng tốt. Thế nhưng mạng lưới buôn ma túy vẫn tiếp tục vận hành."

"Tôi đề xuất chính phủ Việt Nam phải tăng cường thực thi luật pháp, luôn nhấn mạnh đến việc giải quyết vấn đề tội phạm có tổ chức, từ những tên đầu xỏ. Việc thu giữ ma túy chỉ là một phần mà thôi, bên cạnh đó phải giải quyết vấn đề vận chuyển nguyên liệu chế tạo ma túy nữa."

Ông Jeremy Douglas nhấn mạnh để làm được điều này, Việt Nam phải phối hợp với các quốc gia láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia, cố gắng phối hợp với Myanmar và cả với Trung Quốc dù điều này không dễ dàng.

"Nếu Việt Nam có thể kết hợp tất cả những biện pháp này trong việc chống tội phạm buôn bán ma túy thì Việt Nam có thể thành công", ông nói.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

UNODC cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á thông qua chương trình The Global SMART từ năm 2011 và Biên bản ghi nhớ về Kiểm soát ma túy vùng Mekong [Mekong Memorandum of Understanding on Drug Control].

Theo chương trình này, UNODC luôn phối hợp chặt chẽ với 11 quốc gia trong khu vực bao gồm Việt Nam trong việc giám sát tình hình buôn bán ma túy, cố vấn, phát hiện, kiểm soát tiền chất sản xuất ma túy [chemical precursor] và các chiến lược y tế công, giúp đỡ các quốc gia phối hợp trong các chiến dịch triệt phá ma túy hợp tác và xuyên biên giới.

Hiện nay, Việt Nam có 205.818 người nghiện có hồ sơ quản lý, 66.287 người sử dụng trái phép chất ma tuý, theo chính phủ Việt Nam.

Theo Bộ Công an Việt Nam, thì từ năm 1997 đến 2021, Việt Nam đã thu giữ gần 82 tấn heroin.

Băng đảng tội phạm ma túy đang muốn tạo dựng tỉnh Hà Tĩnh thành điểm trung chuyển ma túy từ khu vực "Tam giác Vàng" vào Việt Nam và trung chuyển đi nước thứ ba, theo giới chức Việt Nam.

Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết "tội phạm ma túy trong và ngoài nước đã câu kết chặt chẽ với nhau, hình thành đường dây, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động với phương thức che giấu nhân thân và ngụy trang tinh vi, thủ đoạn vận chuyển ngày càng manh động, mang tính liều lĩnh".

Video liên quan

Chủ Đề