Cần phải học thật nhiều để nhận thức được rằng mình biết còn rất ít lập dàn ý

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3 :

– Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.

– Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.

LỚP 11A8 :

– Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.

– Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.

b. Kĩ năng

– Phân tích đề văn nghị luận.

– Lập dàn ý bài văn nghị luận.

c. Tư duy, thái độ

– Có ý thức và thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học.– Năng lực thẩm mĩ.– Năng lực giải quyết vấn đề.– Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

IIICÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Quy nạp: HS khảo sát bài tập bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm   sau đó GV tổng kết, nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

11A2

11A3

11A8

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

  Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn là một trong những bước quan trọng giúp học sinh hiểu sâu hơn về yêu cầu đề và những định hướng đúng cho bài viết nói chung và bài văn nghị luận nói riêng. Để giúp học sinh về vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần nắm vững

Thảo luận nhóm:.

– Chia 3 nhóm.

Nhóm 1. 

   – Đọc 3 đề trong SGK phần I và cho biết: Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?

Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì?

Nhóm 2.

    – Phân tích đề và lập dàn ý cho đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình [ bài II]

Nhóm 3.

   – Phân tích đề và lập dàn ý cho đề 1: Từ ý kiến dưới đây anh chị có suy nghĩ gì về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới"?

" Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới…Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…"

Gv gọi hs đọc đề và cho hs xác định luận điểm, luận cứ và sắp xếp các ý vào dàn bài.

GV tổng kết và nhấm mạnh trọng tâm bài học.

GV tổng kết và nhấn mạnh tầm quan trọng của hai công việc: Phân tích đề và lập dàn ý.

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

I. Tìm hiểu bài

   1. Phân tích đề

      a. Tìm hiểu ngữ liệu

     + Đề 1:

    – Vấn đề cần nêu: suy nghĩ về khả năng thực hành của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

    – Hình thức nêu vấn đề:

Cố định, cụ thể → đề nổi.

    – vấn đề có liên quan đến đòi sống xã hội.

    + Đề 2:

      – Vấn đề cần nêu: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong “ Tự tình II “.

      – Hình thức nêu vấn đề:

Không nêu nội dung cụ thể và hướng triển khai → đề mở.

      – Phạm vi đề :

Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Tự tình II”.

    + Đề 3:

      – Vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp trong bài thơ “ Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến.

  – Hình thức nêu ván đề:

Không nêu cụ thể nội dung và hướng triển khai → đề mở.

  – Phạm vi vấn đề :

Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “ Thu điếu”.

  b. Khái niệm

   Khái niệm: phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề.

   Phương pháp

– Đọc kĩ đề bài

– Gạch chân các từ then chốt [những từ chứa đựng ý nghĩa của đề].

– Chú ý các yêu cầu của đề [nếu có].

– Xác định yêu cầu của đề:

  + Tìm hiểu nội dung của đề.

  + Tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.

2. Lập dàn ý

  a. Tìm hiểu ngữ liệu

+ Đề 1: có 2 luận điểm lớn:

– Cái mạnh của người Việt Nam.

  Có 2 luận cứ: → thông minh.

                        → Sự nhạy bén với cái mới

– Cái yếu của người Việt Nam.

        → lỗ hỏng về kiến thức

        → khả năng thực hành sáng tạo.

+ Đề 2: có 2 luận điểm:

 – Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương

   2 luận cứ: nỗi cô đơn

                    Sự lỡ làng

 – khát vọng sống

     2 luận cứ: Sự phẫn uất

                      Cam chịu với hạnh phúc bị san sẻ.

+ đề 3: có 2 luận điểm và 2 luận cứ tùy thuộc vào vẻ đẹp của bài thơ mà hs lựa chọn.

Ví dụ vè lập dàn ý:

* Mở bài.

– Giới thiệu vấn đề[ Nhìn nhận được cái mạnh cái yếu của con người VN để bước vào thế kỷ XXI ].

– Trích đề.

* Thân bài:Triển khai vấn đề.

– Cái mạnh: Thông minh và nhạy bén với cái mới. [ Dẫn chứng minh họa làm sáng rõ vấn đề ]

– Cái yếu: + Lỗ hổng về kiến thức cơ bản.

                 + Khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế

-> ảnh hưởng đến công việc, học tập và năng lực làm việc.

– Mỗi chúng ta cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, tự trang bị những kiến thức tốt nhất để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ XXI.

* Kết luận.

– Đánh giá ý nghĩa của vấn đề.

– Rút ra bài học cho bản thân.

  b. Khái niệm

Lập dàn ý bài văn nghị lận là nhằm thiết kế bố cục và sắp xếp các ý theo một trật tự logic của bài.

Vai trò của dàn ý:

Tránh thiếu ý, thừa ý, hệ thống ý không chặt chẽ sơ sài.

Các bước lập dàn ý:

– Từ kết quả tìm hiểu đề, sắp xếp các ý thành hệ thống theo trình tự lôgíc gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

+ Thân bài: Triển khai luận đề bằng những luận điểm.

+ Kết luận: Tóm tắt ý, mở rộng, đánh giá ý nghĩa của vấn đề, rút ra bài học.

3. Ghi nhớ [SGK].

II. Luyện tập

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1:  Cảm nghĩ của anh [chị] về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” [trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác]

1. Phân tích đề:

– Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

– Y/c nội dung:

+ Bức tranh cụ thể, sinh động về cuộc sống xa hoa, phù phiếm nhưng thiếu sinh khí của những người trong phú Chúa, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán

+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê-Trịnh thế kỉ XVIII.

– Thao tác: lập luận phân tích + nêu cảm nghĩ dùng vi dẫn chứng: Đoạn trích “Vào phú chúa Trịnh”

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu về Lê Hứu Trác và vị trí đoạn trích

b. Thân bài

* Cuộc sống giàu sang, xa hoa của chúa Trịnh

* Chân dung Trịnh Cán:

– Vây quanh cậu bé là bao nhiêu vật dụng [gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, nến, …]

– Người hầu hạ, cung tần mĩ nữ đứng gần hoặc chầu chực ở xa. Tất cả chỉ là những cái bóng vật vờ, thiếu sinh khí.

– Bị bọc kín trong cái tổ kén vàng đẹp áo quần, oai tư thế

– Đó là con người ốm yếu, bệnh hoạn [tinh khí …]

* Thái độ của tác giả

– Phê phán cuộc sống ích kỉ, giàu sang, phè phỡn của nhà chúa, sự suy đồi của cả XHPK. Cuộc sống vật chất giàu sang quá mức, trái lại tinh thần thì rỗng tuếch, đạo đức xói mòn.

c. Kết bài

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A8

Yêu cầu học sinh lập dàn ý cho đề 2 [trang 24 -SGK].

Gợi ý :

1. Phân tích đề

 – Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của HXH

– Y/c về nội dung:

+ Dùng văn tự Nôm

+ Sử dụng các từ thuần Việt đắc dụng

+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu

– Yêu cầu về pp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp bình luận, dẫn chứng thơ HXH là chủ yếu.

2. Lập dàn ý:

a. Mở Bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của HXH trong bài “Tự tình”  [II].

b. Thân Bài:

– Cảm nhận chung về tâm sự của HXH trong bài thơ: nỗi xót xa phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu.

– Triển khai làm rõ luận điểm:[ theo bố cục bài thơ]

+ Nỗi cô đơn bẽ bàng.

+ Nỗi đau buồn vì tuổi xuân trôi qua nhưng hạnh phúc chưa trọn vẹn.

+ Bày tỏ uất ức, muốn phản kháng.

+ Trở lại nỗi  xót xa cho duyên phận hẩm hiu.

c. Kết bài:

– Tóm tắt ý, đánh giá ý nghĩa của vấn đề.

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

  Hệ thống hóa kiến thức.

 2. Dặn dò

– Nắm vững kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý.

– Soạn bài : Thao tác lập luận phân tích. Luyện tập thao tác lập luận phân tích.

PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

 A. Mục tiêu bài học

    1. Kiến thức

     – Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.

     – Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.

    2. Kĩ năng

     – Phân tích đề văn nghị luận.

     – Lập dàn ý bài văn nghị luận.

    3. Tư duy, thái độ

     – Có ý thức và thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài.

 B. Phương tiện

    1. Giáo viên

     – SGK, SGV ngữ văn 11.

     – Giáo án.

     2. Học sinh

Học sinh chủ động tìm hiểu bài học trước theo hệ thống câu hỏi sgk và định hướng của gv.

C . Phương pháp

– Quy nạp: HS khảo sát bài tập bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm   sau đó GV tổng kết, nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học.

– Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt.

D. Hoạt động dạy học

  1. Ổn định tổ chức

Lớp

Sĩ số

HS vắng

11A4

11A5

11A6

  2. Kiểm tra bài cũ

Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được cảnh sắc mùa thu trong bài “Câu cá mùa thu”?

– Không gian trong bài thơ có những nét gì đặc sắc? Nó góp phần diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?

– Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?

  3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

  Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn là một trong những bước quan trọng giúp học sinh hiểu sâu hơn về yêu cầu đề và những định hướng đúng cho bài viết nói chung và bài văn nghị luận nói riêng. Để giúp học sinh về vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Thảo luận nhóm:.

– Chia 3 nhóm.

– GV tổng kết và nhấn mạnh tầm quan trọng của hai công việc: Phân tích đề và lập dàn ý.

Nhóm 1. 

   – Đọc 3 đề trong SGK phần I và cho biết: Đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?

Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì?

Nhóm 2.

    – Phân tích đề và lập dàn ý cho đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình [ bài II]

Nhóm 3.

   – Phân tích đề và lập dàn ý cho đề 1: Từ ý kiến dưới đây anh chị có suy nghĩ gì về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới"?

" Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới…Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…"

Gv gọi hs đọc đề và cho hs xác định luận điểm, luận cứ và sắp xếp các ý vào dàn bài.

GV tổng kết và nhấm mạnh trọng tâm bài học.

GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK.

Hoạt  động 3. Hoạt động thực hành  

GV hướng dẫn hs làm bài tập.

Đề 1: Cảm nhận của anh [chị] về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” [trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác].

I. Tìm hiểu bài

   1. Phân tích đề

      a. Tìm hiểu ngữ liệu

     + Đề 1:

    – Vấn đề cần nêu: suy nghĩ về khả năng thực hành của con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

    – Hình thức nêu vấn đề:

Cố định, cụ thể → đề nổi.

    – vấn đề có liên quan đến đòi sống xã hội.

    + Đề 2:

      – Vấn đề cần nêu: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong “ Tự tình II “.

      – Hình thức nêu vấn đề:

Không nêu nội dung cụ thể và hướng triển khai → đề mở.

      – Phạm vi đề :

Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “Tự tình II”.

    + Đề 3:

      – Vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp trong bài thơ “ Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến.

  – Hình thức nêu ván đề:

Không nêu cụ thể nội dung và hướng triển khai → đề mở.

  – Phạm vi vấn đề :

Vấn đề có liên quan đến nội dung và nghệ thuật của bài “ Thu điếu”.

  b. Khái niệm

   Khái niệm: phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề.

   Phương pháp

– Đọc kĩ đề bài

– Gạch chân các từ then chốt [những từ chứa đựng ý nghĩa của đề].

– Chú ý các yêu cầu của đề [nếu có].

– Xác định yêu cầu của đề:

  + Tìm hiểu nội dung của đề.

  + Tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.

2. Lập dàn ý

  a. Tìm hiểu ngữ liệu

+ Đề 1: có 2 luận điểm lớn:

– Cái mạnh của người Việt Nam.

  Có 2 luận cứ: → thông minh.

                        → Sự nhạy bén với cái mới

– Cái yếu của người Việt Nam.

        → lỗ hỏng về kiến thức

        → khả năng thực hành sáng tạo.

+ Đề 2: có 2 luận điểm:

 – Bi kịch duyên phận của Hồ Xuân Hương

   2 luận cứ: nỗi cô đơn

                    Sự lỡ làng

 – khát vọng sống

     2 luận cứ: Sự phẫn uất

                      Cam chịu với hạnh phúc bị san sẻ.

+ đề 3: có 2 luận điểm và 2 luận cứ tùy thuộc vào vẻ đẹp của bài thơ mà hs lựa chọn.

Ví dụ vè lập dàn ý:

* Mở bài.

– Giới thiệu vấn đề[ Nhìn nhận được cái mạnh cái yếu của con người VN để bước vào thế kỷ XXI ].

– Trích đề.

* Thân bài:Triển khai vấn đề.

– Cái mạnh: Thông minh và nhạy bén với cái mới. [ Dẫn chứng minh họa làm sáng rõ vấn đề ]

– Cái yếu: + Lỗ hổng về kiến thức cơ bản.

                 + Khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế

-> ảnh hưởng đến công việc, học tập và năng lực làm việc.

– Mỗi chúng ta cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, tự trang bị những kiến thức tốt nhất để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ XXI.

* Kết luận.

– Đánh giá ý nghĩa của vấn đề.

– Rút ra bài học cho bản thân.

  b. Khái niệm

Lập dàn ý bài văn nghị lận là nhằm thiết kế bố cục và sắp xếp các ý theo một trật tự logic của bài.

Vai trò của dàn ý:

Tránh thiếu ý, thừa ý, hệ thống ý không chặt chẽ sơ sài.

Các bước lập dàn ý:

– Từ kết quả tìm hiểu đề, sắp xếp các ý thành hệ thống theo trình tự lôgíc gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

+ Thân bài: Triển khai luận đề bằng những luận điểm.

+ Kết luận: Tóm tắt ý, mở rộng, đánh giá ý nghĩa của vấn đề, rút ra bài học.

3. Ghi nhớ [SGK].

II. Luyện tập

+ Nội dung vấn đề: giá trị hiện thực của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

+ Thao tác lập luận chính:

Phân tích, chứng minh.

+ Phạm vi tư liệu: Từ ngữ chi tiết tiêu biểu trong đoạnh trích.

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 

4. Củng cố

  Hệ thống hóa kiến thức.

 5. Dặn dò

– Nắm vững kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý.

– Tập phân tích đề và lập dàn ý hai đề luyện tập SGK.

– Soạn bài theo phân phối chương trình.

A.VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

  1. Tên bài học : Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
  2. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
  1. Giáo viên:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

  • PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
  1. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B.NỘI DUNG BÀI HỌC

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

C.MỤC TIÊU BÀI HỌC

a/ Nhận biết:Nắm được khái niệm tìm hiểu đề, lập dàn ý, văn nghị luận

b/ Thông hiểu:Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận, phạm vị tư liệu trong quá trình phân tích đề

c/Vận dụng thấp:Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý; một hiện tượng đời sống, nghị luận văn học

d/Vận dụng cao:Viết được bài văn nghị luận từ dàn ý đã được lập

2.Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài NLXH, NLVH

b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận XH,VH

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày văn nghị luận c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn nghị

luận;

 

-Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình làm văn .

4.Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

  • Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn

giáo viên đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.

  • Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành dàn ý. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm khi làm dàn ý.
  • Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bât đông và giải quyêt vân đê theo hướng dân chủ.

& 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của Thầy và trò

Kiến thức cần đạt

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

GV đưa ra tình huống: Có một đề văn như sau: Phân tích chất dân gian trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Một bạn học sinh làm bài bằng cách lần lượt phân tích bài thơ theo bố cục Đề-Thực-Luận-Kết.

Theo em , cách làm đó đúng hay sai? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Cách làm đó không đúng, do bạn đó không phân tích đề nên không xác định đúng vấn đề cần nghị luận, bài không đủ ý vì thiếu chuẩn bị dàn ý …

Bước 4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới

Trong chương trình ngữ văn THCS, chúng ta đã làm quen với văn nghị luận, đặc biệt là đã rèn luyện được một số kĩ năng như: cách lập luận, cách xây dựng luận điểm, luận cứ…Trong tiết học này, chúng ta sẽ rèn luyện thêm một kĩ năng nữa nhằm tránh trường hợp lạc

đề, xa đề khi làm bài: kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.

  • Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
  • Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
  • Có thái độ tích cực, hứng thú.

& 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1 :

Hướng dẫn HS phân tích đề [ Nhắc lại kiến thức cũ đã học ở lớp 10].

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Cho HS đọc đề 1, đề 2 ở SGK.

+ Trong 2 đề trên, đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự

I/ PHÂN TÍCH ĐỀ.

* Đề 1:

a.Phân tích đề:

+ Vấn đề cần nghị luận:

+ Yêu cầu về nội dung:

+ Yêu cầu về phương pháp:

xác định hướng triển khai?

+ Vấn đề cần nghị luận ở mỗi đề: yêu cầu về nội dung, các luận điểm…

+ Giới hạn dẫn chứng, các thao tác cần nghị luận ở cả hai đề?

+ Từ những cách tìm hiểu trên, hãy trình bày thế nào là cách phân tích đề văn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

– HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS chia thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1; 2: Trả lời câu hỏi yêu cầu ở đề 1

+ Nhóm 3; 4: Trả lời câu hỏi yêu cầu ở đề 2

  • HS cử người trình bày trước lớp

GV yêu cầu HS căn cứ vào kết quả phân tích đề để lập dàn ý cho bài viết.

HS đọc đề 1, đề 2 ở SGK.

  • Đề 1 thuộc dạng có định hướng, nêu rõ yêu cầu về nội dung, giới hạn dẫn chứng.

-Đề 2 là đề “ mở”: người viết phải tự tìm xem tâm sự, diễn biến, biểu hiện nỗi niềm của HXH].

Nhóm 1; 2: Trả lời

+ Vấn đề cần nghị luận: “việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”

+ Yêu cầu về nội dung: thấy được các ý.

  • Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén…
  • Người Việt Nam cũng không ít điểm yếu:hỏng kiến thức, khả năng thực hành,…
  • Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

+ Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập  luận  bình  luận, giải thích, chứng

minh; dùng dẫn chứng thực tế xã hôi là

b.Lập dàn ý:

* Đề 2:

a.Phân tích đề:

+ Vấn đề cần nghị luận:

+ Yêu cầu về nội dung:

+ Yêu cầu về phương pháp:

b.Lập dàn ý: GV yêu cầu HS căn cứ vào kết quả phân tích đề để lập dàn ý cho bài viết.

=> Là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác chính và phạm vi dẫn chứng của đề

– Trước khi phân tích đề phải:

+ Đọc kĩ đề.

+ Chú ý các từ then chốt.

+ Xác định quan hệ ngữ pháp giữa các vế ở đề ra.

– Phải xác định được đây là đề có định hướng cụ thể hay mở rộng.

+ Vấn đề cần nghị luận:

+ Yêu cầu về nội dung:

+ Yêu cầu về phương pháp:

chủ yếu.

Nhóm 3; 4: Trả lời câu hỏi yêu cầu ở đề 2

+ Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của HXH trong “Tự tình” II.

+ Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH: nỗi cô đơn, chán chường, khát khao được sống hạnh phúc

+ Yêu cầu về phương pháp: sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ, dẫn chứng thơ HXH là chủ yếu.

Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức

* Thao tác 2 :

Hướng dẫn Hs lập dàn ý. Bước 1: GV giao nhiệm vụ

GV nhắc HS nhớ lại bố cục bài nghị luận, nội dung và nhiệm vụ mỗi phần.

+ Thế nào là luận điểm? ở đề 1, có thể  xác định được bao nhiêu luận điểm, bao nhiêu luận cứ? là những luận điểm, luận cứ nào?

+ Nhắc lại khái niệm luận cứ?

+ Vai trò mỗi phần trong lập dàn ý?

Phần đặt vấn đề có nhiệm vụ gì? Nhiệm vụ của giải quyết vấn đề là gì? Phần kết thúc vấn đề có nhiệm vụ gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

– HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS trả lời cá nhân

Mở bài: Nhìn chung phần mở bài thường có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề

Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic [quan hệ chỉnh thể – bộ phận, quan hệ nhân – quả , diễn biến tâm trạng…]

Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhân định, bình luận,

II/ LẬP DÀN Ý.

+ Là sắp xếp các ý theo trình tự logic.

1/ Xác lập luận điểm. 2/ Xác lập luận cứ.

3/ Sắp xếp luận điểm, luận cứ [ lập luận]. a/ Mở bài: Giới thiệu định hướng triển khai vấn đề.

b/ Thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ theo trình tự logic.

c/ Kết bài: Tóm lược, nhấn mạnh, mở rộng…

nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.

Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức

– Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Tổ chức hoạt động nhóm:

Nhóm 1+2: bài tập 1

Nhóm 3+4: bài tập 2

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

– HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

a. Phân tích đề:

  • Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
  • Nội dung:

+ Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc  sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán

+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh thế kỷ XVIII

  • Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ
  • Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

b. Lập dàn ý:

  • Mở bài:
    • Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh
    • Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài
  • Thân bài:

III/ LUYỆN TẬP

1/ Bài tập 1

2/ Bài tập 2

– Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm của chúa Trịnh

+ Cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn người thường

+ Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy

+ Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

+ Đồ ăn toàn của ngon vật lạ

+ Bức chân dung Trịnh Cán

  • Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng [gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…]
  • Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa. Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí

+ Thái độ và dự cảm của tác giả

  • Phê phán cuộc sống ích kỷ, giàu sang, phè phỡn của nà chúa. Đặt cuộc sống xa hoa ấy vào thảm cảnh của người dân thường

* Kết bài:

  • Nhìn lại một cách khái quát
  • Nêu nhận xét.

2. Bài tập 2: Phân tích đề:

  • Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương
  • Nội dung:

+ Dùng văn tự Nôm

+ Sử dụng các từ ngữ thuần Việt đắc dụng

+ Sử dụng hình thức đảo trật tự từ trong câu

  • Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với bình luận
  • Phạm vi dẫn chứng: thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu.

Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức

& 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

Xác định 3 yêu cầu: Yêu cầu về nội dung; Yêu cầu về phương pháp;Yêu cầu phạm vi tư liệu cho đề bài sau:

Đề: Suy nghĩ của anh [chị] về  ý kiến sau đây:“Trí tuệ phải động viên hành động. Không có trí tuệ thì hành động là vô bổ. Nhưng không có hành động thì trí tuệ là cằn cỗi”. [R.M Du Gard]

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

– HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức

Trả lời:

-Yêu cầu về nội dung:Mối quan hệ giữa trí tuệ và hành động

-Yêu cầu về phương pháp: sử dụng các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, bình luận

–Yêu cầu phạm vi dẫn chứng: liên quan đến xã hội.

& 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

Bước 1: GV giao nhiệm vụ Lập dàn ý cho đề bài sau:

"Cần phải học thật nhiều để nhận thức được rằng mình biết còn rất ít”. [M. Mongtetxkio – Pháp, 1000 danh ngôn nổi tiếng, NXBT Văn hoá – Thông tin, năm 2009]

Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

– HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức

I/ Mở bài:

Dẫn ý liên quan

– Trích nhận định. II/ Thân bài:

Câu nói trên khẳng định vai trò quan trọng của học vấn. Càng học nhiều, càng có nhiều kiến thức, con người càng nhận thức được những hiểu biết của minh là ít ỏi, hạn chế.

a. Khẳng định cầu nói trên là đúng, bởi vì:

  • Càng học nhiều, con người càng hiểu được kiến thức của nhân loại là vô cùng vô tận, đa dạng, phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau…
  • Càng học nhiều, con người càng

hiểu được tốc độ phát triển về khoa học, kĩ thuật, tri thức… của thế giới rất nhanh, nếu không học tập sẽ lạc hậu…

– Càng học nhiều, con người còn tự nhận thức, khám phá chính minh, hiểu biết những hạn chế và giói hạn của mình.

b. Bàn luận mở rộng:

  • Học tập là công việc suốt đời của con người, đặc biệt là tự học.
  • Học để có kiến thức, học để hiểu chính mình mà khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
  • Học phải gắn với hành. Phê phán những người coi thường việc học.. .[Cần có dẫn chứng từ đời sống, sách vở để chứng minh].

3. Bài học nhận thức và hành động:

-Nhận thức được câu nói trên là lời khuyên bổ ích. Học vấn có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người.

-Vượt khó khăn để nỗ lực học suốt đời, biết khiêm tốn để tiến bộ…

Video liên quan

Chủ Đề