Cân bằng Donnan là gì

ĐỀ CƯƠNG LÝ SINH

Câu 1: Hệ sinh vật có phải hệ mở không? tại sao? Chỉ ra những điểm khác biệt của hệ sinh vật so với hệ mở khác.

Câu 2: Chỉ ra các dạng công và nhiệt tồn tại trong cơ thể sống. Nhiệt tỏa ra khi vận động viên chạy 100m vượt rào là dạng nhiệt nào? Tại sao?

Câu 3: Viết phương trình cân bằng nhiệt đối với cơ thể sống. Giải thích.

Câu 4: Tại sao nói Khi cơ thể sinh công thì tiêu phí năng lượng tự do? Mối quan hệ giữa năng lượng tự do và entropy trong quá trình diễn biến ở hệ cô lập và hệ sinh vật khác nhau như thế nào?

Câu 5:Tại sao nói hệ thống sống tồn tại ở các trạng thái dừng? So sánh trạng thái cân bằng nhiệt động và trạng thái cân bằng dừng.

Câu 6: Tại sao nói Môi trường bên ngoài là điều kiện tồn tại của hệ thống sống? Trong toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, entropy của cơ thể sinh vật có gia tăng mãi không? tại sao?

Câu 7 :Phân biệt khuếch tán không qua màng và khuếch tán qua màng xốp thấm tự do. Kích thước, mật độ lỗ màng và bề dày của màng ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán như thế nào?

Câu 8: Mô tả sự phân bố của các ion trong quá trình thiết lập trạng thái cân bằng Gibb-Donnan. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này. Giải thích.

Câu 9: Mô tả tóm tắt đặc điểm cấu tạo của màng tế bào. Protein màng đóng vai trò như thế nào trong hoạt động vận chuyển vật chất xuyên màng.

Câu 10: Rượu, Vitamin nhóm B, Vitamin A, O2, CO2, Glucose sẽ được vận chuyển qua màng tế bào theo những con đường nào? Tại sao?

Câu 11: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển tích cực. Cho ví dụ.

Câu 12: Phân biệt vận chuyển tích cực tiên phát và vận chuyển tích cực thứ phát. Cho ví dụ.

Câu 13: Mổ tả hoạt động của bơm Na-K theo giả thuyết của Bruce Alberts và cộng sự. Điểm khác biệt của giả thuyết này so với giả thuyết của Hodgkin, Katz và Seou là gì?

Câu 14: Lực co bóp của tim phụ thuộc vào yếu tố nào? Tại sao? Tác dụng đàn hồi của thành mạch có ý nghĩa thế nào trong hoạt động vận chuyển máu của hệ mạch?

Câu 15: Tốc độ máu chảy trong các đoạn mạch thay đổi thế nào? Tại sao?

Câu16: Áp suất chảy của máu trong các đoạn mạch thay đổi thế nào? tại sao?

Câu 17: Độ nhớt của máu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Ý nghĩa y học của đại lượng này.

Câu 18: Sự vận chuyển khí trong cơ thể tuân theo những định luật vật lí nào? Có phải sự xâm nhập của khí vào máu chỉ đơn thuần phụ thuộc vào đặc điểm của chất khí không? Tại soa?

Câu 19: Đánh giá vai trò của máu trong hoạt động vận chuyển O2. Vai trò của áp suất riêng phần của khí trong hoạt động vận chuyển O2 của máu.

Câu 20: Máu vận chuyển CO2 như thế nào? Vai trò của áp suất riêng phần của khí trong hoạt động vận chuyển CO2 của máu.

Câu 21: Điều kiện xuất hiện điện thế màng là gì? Điện thế màng phụ thuộc vào những yếu tố nào.

Câu 22: Mô tả các giai đoạn hình thành điện thế hoạt động. Giải thích bản chất và cơ chế hình thành điện thế hoạt động theo Hodgkin và Huxley.

Câu 23: Lý thuyết ion màng tồn tại những hạn chế nào? ion Ca++ đóng vao trò như thế nào trong hoạt động điện của tế bào?

Câu 24: Một kích thích điện gây hiện tượng hưng phấn trên tế bào cần thỏa mãn điều gì? mối quan hệ giữa cường độ và thời gian kích thích được biểu diễn như thế nào?

Câu 25: Các kích thích điện dưới ngưỡng muốn gây nên trạng thái hưng phấn trên tế bào cần thỏa mãn điều kiện nào?

Câu 26: Sự dẫn truyền hưng phấn trên sợi trục của bao myelin diễn ra như thế nào?

Câu 27: Sự dẫn truyền hưng phấn qua khớp thần kinh [synape] diễn diễn ra như thế nào?

Câu 28: Phân tích vai trò của tấn số trong các đặc trưng của cảm giác âm. Tại sao có sự khác nhau giữa âm phát ra từ các nhạc cụ khác nhau dù chúng có cùng tần số?

Câu 29: Mô tả cấu tạo cơ quan thính giác ở người. Vai trò của hệ thống xương con trong hoạt động tiếp nhận sóng âm.

Câu 30: Phân loại các quá trình quan sinh trên quan điểm hiệu ứng sinh vật. Lượng tử ánh sáng sau khi được phân tử hấp thụ sẽ thải hồi qua các con đường nào.

Câu 31: Mô tả các giai đoạn của một quá trình quang sinh. Cho ví dụ và chỉ ra các giai đoạn của một qua trình quang sinh mà anh [chị] biết.

Câu 32: Sự phát huỳnh quang là gì? Phổ huỳnh quang, xác suất phát lượng tử của một chất nào đó phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích không? Tại sao?

Câu 33: Sự phát lân quang là gì? Tại sao sự phát lân quang có thời gian kéo dài hơn sự phát huỳnh quang? Ý nghĩa sinh hóa của hiện tượng này.

Câu 34: Tại sao biết có sự di chuyển năng lượng trong hệ thống sống? Nêu đặc điểm và điều kiện di chuyển năng lượng bằng cơ chế cộng hưởng.

Câu 35: Điều kiện xuất hiện và cơ chế tác dụng quang động lực. tại sao nói chất màu đóng vai trò xúc tác trong tác dụng quang động lực.

Câu 36: Cơ chế tác dụng chung của bức xạ ion hóa lên vật chất là gì? Tại sao? Chứng mình bằng một cơ chế tác dụng mà anh [chị] biết.

Câu 37: Đối với một hạt vi mô xác định, xác suất tương tác để gây ion hóa vật chất tỉ lệ với những đại lượng nào của hạt? Theo anh [chị] tia α và tia β mang cùng một giá trị năng lượng thì tia nào có khả năng ion hóa cao hơn? giải thích?

Câu 38: Phân tích cơ chế tác dụng gián tiếp của bực xạ ion hóa lên các tổ chức sinh học. Anh[chị] đánh giá thế nào về vai trò của các cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa trong việc gây tổn thương các tổ chức sinh học? Giải thích.

Câu 39: Liệt kê các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hóa. Giải thích mối liên hệ giữa liều lượng, suất liều và thời gian chiếu xạ trong việc đạt được một mục tiêu chiếu xạ.

Câu 40: Nồng độ ion K+ Na+ Cl- trong các môi trường điện ly và ngoài sợi trục thần kinh một sinh vật biến nhiệt như sau:

ion[ion]i[ion]0ion
K+34010.4K+
Na+4946.3Na+
Cl-114592Cl-

Tính thẩm thấu của màng tế bào đối với các ion trên có tỉ lệ

P[k] : P[Na] : P[Cl] = 1 : 0.04 : 0.45 giá trị điện thế nghỉ tính theo lí thuyết Goldman là bao nhiêu tai t0 thí nghiệm là 200C, 270C

Khi tính thấm của màng tế bào đối với các ion trên thay đổi thành P[k] : P[Na] : P[Cl] = 1:20 :0.45, giá trị điện thế nghỉ tính theo lí thuyết Goldman là bao nhiêu tại nhiệt độ tí nghiệm là 200C, 270C

Biết F=96649×104 C/mol, R=8.31 J/mol.K

Câu 41: viết công thức của Goldman [ còn gọi là công thức GHK hay Goldma Hodgkin, Katz] cho các giá trị nồng độ gần đúng và hệ số thấm của các ion tại sợi trục một ống khổng lồ. Tính giá trị tại điện thế tĩnh tại nhiệt độ 200C và 370C

ion[ion]i mM[ion]0 mMP
K +400101
Na+504600.03
Cl-405400.1

Trong suốt quá trình truyền dẫn xung động thần kinh tính thấm chọn lọc của màng tế bào với các ion khác nhau sẽ thay đổi. Điều gì xảy ra với điện thế màng của tế bào ở hai nhiệt độ trên khi hệ số thấm thay đổi thành P[K]=1 , PNa = 15 PCl = 0.1

Biết F=96649×104 C/mol, R=8.31 J/mol.K

Câu 42: Xem xét nồng độ các ion[ tất cả đều có đơn vị mM] được tìm thấy ở một tế bào động vật có vú điển hình. Hoàn thành bảng sau bằng cách tính điện thế cân bằng [ công thức Nenst ] cho mỗi ion tại nhiệt độ 300C

IonNgoại bàoNội bào
K+1454
Na+4140
Ca++21×10-4
Cl-1204

Với tỉ lệ hệ số thấm của các ion Na+ K+ Cl- như sau:

P[Ca++] = 0 ta có P[k] : P[Na] : P[Cl] = 1 : 0.01 : 2. Xác định giá trị điện thế U bằng công thức Goldman. Nếu tỉ lệ hệ số thấm thay đổi thành 0.1 : 5 : 2, giá trị U sẽ thay đổi như thế nào Biết F=96649×104 C/mol, R=8.31 J/mol.K

Câu 43: dùng công thức Goldman và nồng độ ion cho bên dưới để xác định điện thế nghỉ của nơ ron ở 270C và 370C

P[k] : P[Na] : P[Cl] = 1.00 : 0.04 : 0.45 Biết F=96649×104 C/mol, R=8.31 J/mol.K

Ion[ion]i[ion]0ion
K+1403K+
Na+18145Na+
Cl-7120Cl-

Với tỉ lệ hệ số thấm thay đổi thành P[k] : P[Na] : P[Cl] = 1 : 0.01 : 2 thì giá trị điện thế nghỉ ở 270C và 370C là bao nhiêu?

Câu 44: cho bảng sau

Ion[ion]i M[ion]0 MHệ số thẩm thấu P
K +0.1500.005400.0
Na+0.0180.1602.0
Cl-0.0040.110392.0
Protein0.0870.0020

Không tồn tại Gradient áp suất thẩm thấu. Các chất tan phân cực và không phân cực khác không trình bày ở trên biết F=96649×104 C/mol, R=8.31 J/mol.K

  1. Tính điện thế theo công thức Nernst tại 370C đối với từng loại ion
  2. Tính giá trị điện thế nghỉ của tế bào theo công thức của Goldman tại 250C và 370C

Câu 45 : để đo vận tốc màu bằng hiệu ứng Doppler, người ta dùng sóng siêu âm có bước sóng trong cơ thể là 0.44nm cho rằng máu chuyển động thẳng hướng ra xa nguồn siêu âm với tốc độ 2cm/s tại động mạch đùi độ chênh lệch tần số giữa sóng siêu âm phản xạ lại mà máy thu được và phát lại là bao nhiêu cho biết âm thanh truyền trong mô cở thể người với vận tốc 154m/s

Câu 46: một con dơi đang bay trong một hang động định hướng bằng cách phát ra những xung siêu âm tần số là 39KHz trong khi lao đến con mồi nó hướng thẳng vào tường với tốc độ là 1/40 vận tốc âm thanh trong không khí. Hỏi tần số sóng siêu âm dội lại từ bức tường mà nó thu được là bao nhiêu biết vận tốc âm thanh trong không khí ở điều kiện têu chuẫn là 344m/s

Câu 47: sóng siêu âm được gởi tới từ mạch máu và các tế bào máu đang phản hồi lại nó. Các tế bào máu trở thành nguồn pát âm hiệu quả chuyển động với tốc độ của máu. Tốc dộ của sóng âm trong máu là 1545m/s tế bào máu phản xạ lại sóng âm có tần số 1,0522×104 [ hình mờ quá không thấy rõ số, cái này ghi theo quán tính thôi nha ]Vì tế bào chuyển động nên bước sóng thay đổi bởi hiệu ứng doppler, sóng phản xạ được xây dựng có bước sóng 1,4670x103m

Câu 49: Xác định giá trị năng lượng khi cơ thể tiêu thụ 1.5L O2/phút, biết thương số hô hấp bằng 0.75. Tính giá trị năng lượng mà cơ thể tiêu thụ trong 1 giờ với tốc độ tiêu thụ O2 như trên.

  1. Tính giá trị năng lương mà chất béo đóng góp trong một giờ biết rằng chất béo đóng góp 74% năng lượng.
  2. Tính giá trị năng lượng mà cacbonhydrat đóng góp trong một giờ biết rằng cacbonhydrat đóng gớp 26% năng lượng.

Biết mối quan hệ giữa thương số hô hấp và đương lượng nhiệt của oxy như sau.

Thương số hô hấp và đương lượng nhiệt của oxy
TS hô hấp0,70,750,80,850,90,951
ĐLN của oxy4,6864,7394,8014,8624,9244,9855,05

ĐỀ THI LÝ SINH

Đề thi lí sinh k16

Video liên quan

Chủ Đề