Cách trồng cây Trâm vối

I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÂM

  • Tên thường gọi:Cây trâm
  • Tên gọi khác:Cây trâm mốc, cây Trâm vối hay vối rừng
  • Tên khoa học:Syzygium cumin
  • Họ thực vật:Thuộc họ Myrtaceae
  • Tên tiếng anh:Jamblon hoặc Jamelonier
  • Nơi sống:Cây Trâm mọc ở rừng thứ cấp, trên những vùng cao, vùng đất hoang dưới 100 đến 1200 m.
  • Nguồn gốc xuất xứ:Cây trâm là giống cây bản địa của một số quốc gia như Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal và Indonesia. Loại cây này cũng được trồng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
  • Tuổi thọ:Sống lâu năm
  • Thời gian nở hoa:Hoa thường nở vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TRÂM

  • Kích thước:Cây có chiều cao từ 6 20m
  • Lá:Lá mọc đối, trên nhánh dài, phiến lá nguyên, rộng, hình ellip, hẹp ở đầu lá, 6 12 x 3,5 7 cm, dai cứng láng, màu hơi nhạt khi khô, trục màu nâu đen hơi bóng khi khô, 2 mặt với những tuyến nhỏ, gân phụ nhiều,
  • Hoa:Phát hoachùm có hoa hình chùy, hoa mọc trên cành không lá đôi khi mọc trên cuối nhánh, có đỉa mật thơm và quyến rủ ong mật, dạng pyriforme giống hình trái lê 4 mm 7-8 mm. Đài hoa có thùy 0,3 đến 0,7 mm, cánh hoa 4, màu tím hay tráng sáng, dính nhau, hình bầu dục và hơi tròn khoảng 2,5 mm. Tiểu nhụy 3 4 mm. Vòi nhụy dài giống tiểu nhụy.
  • Cành:Cành cây màu xám trắng khi khô, hình trụ.
  • Quả:Quả của loại cây này có dáng hơi thuôn, có màu tím sẫm khi chín, dài khoảng 13 15mm và dày khoảng 10mm. Bên trong có nạc thịt màu xanh, vàng tới tím, hơi chua và không có mùi. Bên trong quả có một hạt duy nhất hình bầu dục, cứng và có màu nâu nhạt. Cây kết quả vào tháng 6 và tháng 7.

III. TÁC DỤNG CỦA CÂY TRÂM

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Với dáng cây cao, tán rộng và sống lâu nên cây trâm thường được sử dụng làm cây cảnh công trình trong các nhà máy, xí nghiệp, các công viên, khu biệt thự, để che mát, tạo cảnh quan đô thị và giúp điều hòa không khí thêm trong lành.

2. Tác dụng chữa bệnh

Cây trâm có tác dụng rất lớn trong Đông y và đặc biệt có hiệu quả cao trong việc chữa bệnh tiểu đường.

Loại cây này cũng có thể dùng để điều trị đầy hơi, các vấn đề về dạ dày và tiêu chảy, co thắt ruột.

Bên cạnh đó, cây Trâm còn giúp giảm nhẹ các bệnh viêm phế quản và hen.

Nhiều người còn dùng cây Trâm làm nước uống hoặc nước súc miệng.

Hơn thế nữa, khi dùng cây Trâm kết hợp với các loại thảo mộc khác còn có hiệu quả trong chữa các bệnh về tuyến tụy, về dạ dày, rối loạn thần kinh,

3. Tác dụng khác

Gỗ của cây trâm có đặc điểm cứng và không mục nên còn được dùng trong việc thiết kế và làm đồ dùng trong nhà, đồ nội thất với giá thành rẻ và khá bền. Đặc biệt chúng được dùng chủ yếu làm đường ray sắt.

Bên cạnh đó quả của cây trâm còn được coi như loại trái cây vừa dùng để ăn vừa mang lại tác dụng chữa bệnh.

IV. CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRÂM

Hiện nay người ta có thể nhân giống cây Trâm bằng hạt.

Trong thời gian trồng cần phải thường xuyên tưới nước để cây có đủ độ ẩm để phát triển tốt.

Bên cạnh đó cũng cần bón phân cho cây theo định kỳ và liều lượng vừa phải, giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng và nhanh lớn.

Không nên bỏ qua việc cắt tỉa cành, loại bỏ lá sâu, khô héo để cây có thể tập trung sinh trưởng.

Khi phát hiện cây có dấu hiệu mắc bệnh cần dùng các loại thuốc thích hợp để phòng tránh và tiêu diệt triệt để sâu bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề