Cách tiến hành giâm cành chiết cành ghép cành

Báo cáo thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Đề bài

Báo cáo thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

1. Tường trình về thực hành giâm cành

Chuẩn bị:

- Mẫu vật: lá bỏng, lá sắn, dây khoai lang, cây dâu, cây rau ngót

- Dụng cụ: dao, kéo để cắt cành, chậu/ khay/luống đất ẩm

Tiến hành

- Cắt một lá cây rồi đặt và hơi ấn nhẹ nó xuống đất ẩm.

- Cắt thân của các cây rau ngót, rau muống, khoai lang, dâu, thành các đoạn, mỗi đoạn dài 10-15 cm, cẩn thận tránh làm hỏng các vị trí mắt trên thân sau đó đem các đoạn này cắm nghiêng trên nền đất ẩm [cắm đầu dưới xuống đất khoảng 2,5 -3cm]

Kết quả:

- Quan sát và ghi lại sự xuất hiện các cây mới ở mép các phiến lá [ngày thứ mấy,mép lá thay đổi như thế nào?].

- Theo dõi và ghi lại sự nảy chồi của các cây mới từ các đoạn thân vào bảng:

2. Tường trình về thực hành ghép cành và ghép chồi mắt

Chuẩn bị:

- Mẫu vật: cây đào, xoài non [1-2 năm tuổi], cam, chanh, bưởi.

- Dụng cụ: dao, kéo sắc để rạch vỏ cây và cắt thân cây, dây buộc, bao nilon.

Tiến hành:

+ Ghép cành:

- Dùng dao sắc cắt vát và gọt sạch bề mặt gốc ghép và cành ghép để 2 bề mặt tiếp xúc khít thật sát vào nhau.

- Bỏ tất cả lá trên cành ghép và khoảng 1/3 số lá trên gốc ghép.

- Buộc thật chặt cành ghép vào gốc ghép để dòng mạch gỗ dễ dàng đi từ mạch gỗ gốc ghép lên cành ghép

+ Ghép chồi mắt:

- Rạch lớp vỏ trên gốc ghép thành hình chữ T dài khoảng 2cm, dùng dao tách lớp vỏ cây theo đường rạch một khoảng đủ để đặt mắt ghép.

- Chọn một chồi mới nhú trên cành ghép, dùng dao sắc cắt gọn lớp vỏ cùng mắt ghép và một phần gỗ ở chân mắt ghép.

- Đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ trên thân gốc ghép sao cho lớp vỏ của mắt ghép và gốc ghép sát nhau ở đầu chữ T.

- Buộc chồi ghép và gốc ghép áp sát nhau để dòng mạch gỗ ở gốc ghéo đi vào chồi ghép, lưu ý tránh phần mắt ghép.

Kết quả:

- Các vị trí ghép chắc chắn, không quá chặt cũng không lỏng.

- Chăm sóc gốc ghép như bình thường, chú ý để ở nơi thoáng mát.

- Chú ý ghi lại kết quả phát triển của cành ghép và mắt ghép.

3. Lưu ý:

- Tôn trọng kết quả thực hành thực tế của nhóm thực hành và người thực hành.

Loigiaihay.com

  • Cảm ứng ở động vật

    Khái niệm, đặc điểm cảm ứng ở động vật, cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh và đã có hệ thần kinh, so sánh cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch

  • Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đơn của cá [xuất phát từ tim] và giải thích vì sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn [hình 18.3A].

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 79 SGK Sinh học 11.

  • Lý thuyết Hô hấp ở động vật sinh học 11

    Trao đổi khí của động vật phụ thuộc chủ yếu vào bề mặt trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.

  • Tại sao tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm? Tại sao khi cơ thế mất máu thì huyết áp giảm?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 83 SGK Sinh học 11.

Video liên quan

Chủ Đề