Cách thanh toán bảo hiểm tai nạn

Người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm phải cung cấp cho VNI những giấy tờ sau để làm thủ tục giải quyết quyền lợi bảo hiểm, bao gồm:

  • Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu của VNI [bản gốc];

  • Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm, các Phụ lục, Sửa đổi bổ sung nếu có [bản sao có xác nhận của VNI];

  • Chứng minh nhân dân của Người được bảo hiểm hoặc Giấy khai sinh của Người được bảo hiểm [nếu người được bảo hiểm dưới 14 tuổi] [bản sao];

  • Hộ khẩu của Người được bảo hiểm [bản sao có chứng thực trong trường hợp tham gia bảo hiểm theo hộ gia đình];

  • Biên bản tai nạn giao thông của Công an giao thông/ Kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra [bản gốc hoặc bản sao có chứng thực];

  • Bằng lái xe hợp lệ nếu Người được bảo hiểm là người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn [bản sao];

Các bằng chứng về việc điều trị y tế: Thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án; Sổ khám bệnh/ phiếu khám và chỉ định điều trị; Giấy nhập viện, Giấy ra/ xuất viện; Sổ khám bệnh; Phiếu điều trị; Đơn thuốc của bác sĩ; Phiếu chỉ định và kết quả xét nghiệm, XQ, CT... [nếu có xét nghiệm, chụp chiếu]; Giấy chứng nhận phẫu thuật [trường hợp phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ]…[bản gốc hoặc bản sao có chứng thực];

  • Xác nhận của cơ quan y tế/ Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, thành phố trở lên về tình trạng thương tật của Người được bảo hiểm [trường hợp Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn không phải do mất/ đứt rời bộ phận cơ thể] [bản gốc hoặc bản sao có chứng thực];

  • Giấy chứng tử, giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp [trường hợp Người được bảo hiểm chết] [bản gốc hoặc bản sao có chứng thực];

  • Giấy ủy quyền hợp pháp [trường hợp Người được bảo hiểm ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm] [bản gốc hoặc bản sao có chứng thực];

  • Các giấy tờ khác có liên quan [nếu có], VNI sẽ hướng dẫn thu thập trong từng trường hợp cụ thể.

        Lưu ý: Những giấy tờ bản sao phải có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Các hóa đơn, chứng từ tiếng nước ngoài phải nộp kèm một bản dịch phù hợp sang tiếng Việt Nam. Người được bảo hiểm/Người thụ hưởng bảo hiểm phải chịu các chi phí phát sinh liên quan đến việc thu thập các giấy tờ nói trên.

Trước hết, nói về quyền lợi, bảo hiểmxe máy bắt buộc mualà bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với bên thứ ba. Bảo hiểm thay bạn thực hiện trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại do bạn gây tai nạn, chứ không bảo hiểm cho bản thân bạn và xe của bạn.

Mức trách nhiệm như sau:

Về người: bồi thường tới100 triệu đồng một người một vụ. Không hạn chế số người trênvụ và số vụ trên năm.

Về tài sản: bồi thường tới50 triệu một vụ, nếu gây thiệt hại cho nhiều người cũng chỉ đền tối đa 50 triệu một vụ. Không hạn chế số vụ một năm.

Để được bồi thường, cần làm theo các bước sau:

Bước một, việc đầu tiên khi xảy ra tai nạn là mở ngay giấy chứng nhận bảo hiểm, gọi số hotline của công ty bảo hiểm ghi trên đó để được hướng dẫn. Nếu không mang theo bảo hiểm có thểtìm kiếm google. Một số công ty bảo hiểm có App có thểthông báo, chụp ảnh gửiqua app.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp giám định viên sẽ làm khó người gặp nạn, chỉ cần cố gắng làm hết những hướng dẫn hợp lý.

Bước hai, thông báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất và thỏa thuận đền bù. Khi có tai nạn giao thông, sẽ có CSGT giải quyết. Căn cứ vào thông báo của CSGT để các bên xác định lỗi của mỗi bên để có thỏa thuận đền bù bằng văn bản. Cơ quan CSGT sẽ ghi nhận sự thỏa thuận vào hồ sơ.

Đối với thiệt hại về tài sản, khi thỏa thuận yêu cầu công tybảo hiểm tham gia, hướng dẫn thỏa thuận. Công ty bảo hiểm sẽ duyệt giá [nếu sửa chữa] và trả tiền cho đơn vị sửa chữa thay bạn. Nếu không, họ sẽ cùng bạn và bên thứ ba "chốt" số tiền bồi thường, sau đó họ sẽ hoàn lại cho bạn [dĩ nhiên họ sẽ hướng dẫn bạn thu thập chứng từ chứng minh thiệt hại].

Đối với thiệt hại về người, công ty bảo hiểmsẽ căn cứ vào tỷ lệ thương tật [căn cứ vào kết luận ghi trên bệnh án, giấy ra viện] tính số tiền bồi thường [100 triệu nhân với tỷ lệ thương tật]. Nếu số tiền này lớn hơn số tiền bạn đã bồi thường thì trả bằng số tiền bạn đã bồi thường. Còn nếu số tiền bạn đã bồi thường lớn hơn số này thì bảo hiểmtrả đúng số này

Bước ba, cung cấp hồ sơ cho công ty bảo hiểm để nhận tiền đền bù. Hồ sơ gồm:

Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường [giám định viên sẽ đưa mẫu cho bạn ghi và nhận luôn].

Hồ sơ tai nạn giao thôngcủa cơ quan có thẩm quyền [cơ quan có thẩm quyền nhé, không bắt buộc CSGT].

Bản án [nếu có].

Chứng từ chứng minh thiệt hại tài sản [một hoặc tất cả: báo giá sửa chữa, hóa đơn, thỏa thuận đền bù, biên bản định giá của hội đồng định giá tài sản].

Chứng từ chứng minh thiệt hại về người [Giấy ra viện, kết luận giám định thương tật, thỏa thuận đền bù].

Bước bốn, nhận tiền.

Đối với những vụ tai nạn không có CSGT giải quyết, việc đầu tiên vẫn phảiliên hệ với công ty bảo hiểmthông báo tai nạn. Yêu cầu công ty bảo hiểm hướng dẫn và cử giám định viên đến hiện trường [ghi âm lại làm bằng chứng].

Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định phải báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhấtvà yêu cầu hồ sơ là hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền. Không có câu nào ghi là hồ sơ CSGT. Thế nên ở nơi không có CSGT bạn báo công an xã để họ lập biên bản hiện trường. Nếu công an xã thấy không thuộc thẩm quyền họ sẽ có trách nhiệm báo cấp cao hơn, họ không báo là lỗi của họ, bảo hiểm khiếu nại họ chứ.

Một điềurất quan trọng với bảo hiểmxe máy, đối vớithiệt hại ước tính dưới 10 triệu, không bắt buộc phải có hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền. Công ty bảo hiểm phải tự lập biên bản hiện trường, lấy chữ ký người làm chứng và tự xin xác nhận của chính quyền địa phương. Hãy nhớ lập biên bản đền bù dân sự và đề nghị giám định viên ký xác nhận, đồng thời xin xác nhận của chính quyền địa phương.

Độc giả Nguyễn Trung Tín

Quy định về thủ tục thanh toán bảo hiểm tai nạn là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

Thủ tục thanh toán bảo hiểm tai nạn

Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 [Luật ATVSLĐ 2015], chủ sử dụng lao động có trách nhiệm:

  1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động [NLĐ] bị tai nạn lao động [TNLĐ] và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho NLĐ bị tai nạn lao động;
  2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:
  3. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
  4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% theo khoản 2 Điều này.
  5. Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
  6. Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
  7. Bồi thường cho NLĐ bị tai nạn mà không hoàn toàn do lỗi của họ gây ra [chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau]

2.1.1 Hưởng bảo hiểm tai nạn

Căn cứ theo Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
  • Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
  • Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

2.1.2 Hưởng trợ cấp

Các trường hợp sau được hưởng trợ cấp [theo khoản 5 Điều 38, khoản 2 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015], bao gồm:

  • Tai nạn do lỗi của chính NLĐ gây ra;
  • Tai nạn do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây tai nạn.

Các trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động [Điều 40 Luật này]:

  • Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Căn cứ Thông tư 04/2016/TT-BLĐTBXH

2.2.1 Hưởng bảo hiểm tai nạn

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 3 được tính như sau:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
  • Nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2.2.2 Hưởng trợ cấp

Trường hợp hưởng trợ cấp thì tính như sau:

  • Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng [khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động]
  • Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;
  • Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:

Căn cứ theo Điều 57 Luật ATVSLĐ, người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị đối với trường hợp nội trú;
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng y khoa;
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động [theo mẫu] do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ tai nạn lao động theo Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTXH, bao gồm:

  • Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
  • Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động.
  • Các giấy tờ khác theo quy định tại Điều này.

Thủ tục giải quyết được hướng dẫn tại Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

  • Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội [BHXH] trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thủ tục hưởng trợ cấp [Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động]:

  • Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định sức khỏe chưa phục hồi, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan BHXH.
  • Trong vòng 10 ngày, kể từ khi nhận danh sách, cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động.
  • Trong vòng 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến, người sử dụng lao động chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thủ tục thanh toán bảo hiểm tai nạn mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330Zalo: 0846967979Gmail:

Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề