Cách mạng dân chủ tư sản la gì

Cách mạng tư sản là gì?

Cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng do giai cấp tư sản hay tầng lớp quý tộc mới lãnh đạo với mục đích chính là nhằm lật đổ chế độ phong kiến thời bấy giờ để thiết lập ra nền thống trị mới của giai cấp tư sản và đồng thời cũng là mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Theo ghi chép thì cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã được diễn ra vào thế kỉ thứ 16 và đến hết thế kỉ 20 đã chấm dứt thời đại của những cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản đã thiết lập nền dân chủ vô sản, tạo ra những bước phát triển mạng mẽ trong lực lượng sản xuất.

Đồng thời đây còn được coi như là một bước tiến bộ vượt bậc về phương thức sản xuất, một bước lớn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

Nhưng về sâu xa thì cách mạng tư sản vẫn giữ nguyên bản chất là sự bóc lột, nó chỉ là sự thay thế chế độ bóc lột của tầng lớp phong kiến bằng sự bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa. Do vậy, nhìn chung cuộc cách mạng này vẫn còn nhiều hạn chế vì chưa giải quyết triệt để được những vấn đề cơ bản của xã hội, vẫn là chế độ con người bóc lột con người.

Khái quát về cách mạng tư sản

Cách mạng là sự thay đổi cơ bản về quyền lực chính trị hoặc cơ cấu tổ chức diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định khi người dân nổi dậy chống lại chính quyền hiện tại. Các cuộc cách mạng đã xảy ra trong suốt lịch sử nhân loại và rất đa dạng về phương pháp, thời gian, hệ tư tưởng. Kết quả của những cuộc cách mạng là những thay đổi lớn về văn hoá, kinh tế và các thể chế chính trị xã hội.

Thuật ngữ “cách mạng” cũng được sử dụng để chỉ những thay đổi lớn ngoài phạm vi chính trị. Những cuộc cách mạng như vậy đã làm thay đổi về xã hội, văn hoá, hoặc khoa học công nghệ thay vì thay đổi hệ thống chính trị, những cuộc cách mạng như vậy thường được gọi là các cuộc cách mạng xã hội . Một số có phạm vi toàn cầu, trong khi một số khác chỉ giới hạn ở trong một quốc gia. Một trong những ví dụ thông dụng về việc sử dụng thuật ngữ “cách mạng” theo ý nghĩa đó là cuộc cách mạng công nghiệp [khoảng 1760 đến nửa đầu thế kỷ XIX ]. Một ví dụ tương tự là cuộc cách mạng kỹ thuật số trong thời đại hiện nay.

Cách mạng tư sản

Cách mạng tư sản là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế xã hội phong kiến sang hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Được thực hiện thông qua cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến lỗi thời với giai cấp tiến bộ có sự tham gia của quần chúng nhân dân

Là sự kết hợp giữa sự xung đột là lực lượng sản xuất mới và với quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, cách mạng tư sản là cách giải quyết những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các lực lượng này.

Nguyên nhân hình thành cách mạng tư sản hay tiền đề của nó là cách mạng tư sản muốn nổ ra phải có lự lượng sản xuất trong lòng chủ nghĩa phong kiến; phải có giai cấp tư sản và phải có các giai cấp đại diện cho phương thức tư bản chủ nghĩa.

Tiền đề tư tưởng dân chủ tư sản là ngọn đuốc soi đường công kích vào tư tưởng phong kiến.

Một cuộc cách mạng chỉ có thể bùng nổ khi có điều kiện và tình thế và khi có tiền đề thì chưa chắc cuộc cách mạng có thể nổ ra, nó phải có hai đặc trưng cơ bản sau để tiến hành là: giai cấp thống trị không còn thống trị như cũ được nữa dẫn đến thời kỳ khủng hoảng toàn diện; giai cấp bị trị không muốn sống như thế nữa và đấu tranh mạnh mẽ.

Động lực cách mạng của cách mạng tư sản là những giai cấp làm cách mạng gồm: giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân.

+ Giai cấp lãnh đạo: giai cấp tư sản

+ Quần chúng nhân dân: bộ phận đông đảo nhất là nông dân.

Trong cuộc cách mạng nào hay ở giai đoạn nào mà quần chúng nhân dân đông đảo thì tính bạo lực càng lớn và cách mạng càng đi đến triệt để, thế nên tính chất cách mạng tư sản là bạo lực chính trị và bạo lực vũ trang. [dựa vào nhân dân là chủ yếu]

Và cách mạng tư sản thì thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu là: dân chủ và dân tộc. Tức là xóa trình trạng phong kiến cát cứ thống nhất thị trường và tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản có 4 đặc trưng là có ngôn ngữ chung, lãnh thổ, văn hóa và kinh tế chung đó là nhiệm vụ dân tộc; còn về nhiệm vụ dân chủ thì thực hiện dân chủ về hai mặt là dân chủ về chính trị và dân chủ về mặt kinh tế.

Từ đây xảy ra các mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa tư bản và vô sản; các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa và phụ thuộc; giữa các nước đế quốc với nhau. Song song với đó giai cấp công nhân dần hình tạo ra những cuộc cách mạng, đấu tranh đòi quyền lợi của giai cấp vô sản.

Video liên quan

Chủ Đề