Cách in tem sản phẩm

Có thể thấy tất cả các sản phẩm đều cần có tem, nhãn dán kèm. Vậy tại sao phải có phần tem nhãn này? Quy trình để tự thiết kế được một sản phẩm tem nhãn là gì? Hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp cho mọi người những thắc mắc trên, cũng như tư vấn cách thức tự thiết kế một tem nhãn chuẩn cho sản phẩm của mình.

In tem nhãn sản phẩm trên chất liệu decal giấy cán màng bóng tại In Kiến An Phát

Tem nhãn sản phẩm là gì?

In tem sản phẩm theo một cách đơn giản là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Tem nhãn được in trên chất liệu decal giấy, decal trong, decal nhựa,… hay gọi chung là in tem decal với nhiều kích thước, kiểu dáng, mẫu mã khác nhau.

Về phần nội dung, trên thiết kế tem nhãn bao gồm: tên hàng hóa, địa chỉ sản xuất, định lượng, thông tin ngày tháng sản xuất, hạn dùng, … Có thể in thêm thông tin khác nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật.

Tem sản phẩm tại Việt Nam thì ngôn ngữ thể hiện là tiếng Việt. Với hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt kèm theo. Trên nhãn phụ phải thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

In nhãn phụ sản phẩm trên chất liệu decal giấy không cán màng bế theo kích thước yêu cầu

Vai trò của tem nhãn sản phẩm

Những thông tin trên tem nhãn giúp người tiêu dùng có cái nhìn khái quát về sản phẩm. Họ có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết về chứ năng, vai trò của sản phẩm. Với sự đa dạng của hàng hóa trên thị trường như hiện nay thì in tem decal nhãn mác giúp họ lựa chọn được sản phẩm mà họ cho rằng đó là tốt nhất cho mình.

Về phía doanh nghiệp, thiết kế tem nhãn và thông tin in ấn đẹp và cầu thị là cách để gây dựng lòng tin với khách hàng. Những sản phẩm có đầy đủ thông tin sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn là những mặt hàng có thông tin sơ sài. Với môi trường sống hiện nay, yêu cầu về sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu. Nên khi thiết kế tem nhãn, càng nhiều thông tin càng giúp họ biết được chất lượng sản phẩm.

Thị trường đa dạng đồng nghĩa với các sản phẩm hàng nhái, hàng giả tràn lan. Thiết kế tem nhãn được in trên túi, hộp, dán lên trên bề mặt các sản phẩm sẽ giúp phân biệt các mặt hàng này. Hơn nữa hàng nhái, hàng giả sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh doanh nghiệp. Nên thiết kế tem nhãn là điều cần thiết.

Tem nhãn cũng là một phần của bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, là phương tiện marketing hiệu quả. Thiết kế tem nhãn giúp thể hiện chất lượng sản phẩm, quảng bá, và nâng cao hình ảnh về doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Vì vậy cần in tem nhãn để đảm bảo việc thiết kế sắp xếp thông tin được hoàn thiện, đầy đủ nhất.

Tại sao cần thiết kế và in tem sản phẩm

Ngoài những quy định bắt buộc sản phẩm lưu hành trên thị trường phải có tem nhãn. Doanh nghiệp sản xuất muốn gây ấn tượng với khách hàng thì phải thiết kế tem nhãn đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, không bong tróc trong suốt quá trình bán hàng. Chất liệu in ấn phù hợp với sản phẩm và môi trường bảo quản.

Một thiết kế tem nhãn đẹp sẽ tạo nhận thức tốt về chất lượng sản phẩm. Khi sản phẩm có những dòng chữ trên tem nhãn mờ, không rõ ràng sẽ khiến khách hàng mất đi hình ảnh đẹp nhất về sản phẩm. Vì vậy việc in tem nhãn dán bao bì sản phẩm là điều vô cùng quan trọng và phải đầu tư đúng mức, nó gần như quyết định sự thành công của sản phẩm khi đưa vào thị trường tiêu thụ.

In chất liệu decal trong làm nhãn dán trà sữa tại In Kiến An Phát

Thiết kế và in nhãn giấy bế hình tròn có đục lỗ treo làm nhãn trái cây tại In Kiến An Phát

Các bước cần quan tâm khi thiết kế tem nhãn sản phẩm

Bước 1: Xem xét, đánh giá sản phẩm, chọn vị trí dán tem nhãn phù hợp

  • Để có một thiết kế tem nhãn tốt, bước đầu tiên là căn cứ vào sản phẩm thực tế. Hãy tìm vị trí dán tem nhãn cho phù hợp. Vị trí dán cần đảm bảo những điều sau:
  • Người sử dụng dễ đọc và thấy hết nội dung ghi tên tem nhãn.
  • Vị trí có thể thu hút khách hàng nhiều nhất, dễ gây ấn tượng nhất.
  • Làm tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm.
  • Tem nhãn có thể được dán ở ngoài bao bì hoặc đặt ở trong bao bì. Bình thường bao bì làm từ chất liệu trong suốt như thủy tinh, giấy bóng hoặc nhựa, thì tem nhãn sản phẩm có thể đặt ở bên trong.

Bước 2: Thiết kế tem sản phẩm

  • Nếu bạn là người có khiếu thẩm mỹ, biết sử dụng các phần mềm thiết kế thì rất tốt. Bạn có thể tự thiết kế tem nhãn cho sản phẩm như nhà thiết kế chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn không biết thì cũng không có gì phải sợ. Hãy tự phác thảo cho mình một mẫu tem đơn giản nhất có thể, rồi nhờ ai đó chuyển thể sang dữ liệu phần mềm là có thể in.
  • Phối màu là phần vô cùng quan trọng, màu sắc phải tươi và gây ấn tượng cho khách hàng. Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có cách phối màu khác nhau. Hãy đảm bảo mọi thứ bắt mắt và thể hiện phần nào bản chất của sản phẩm mà họ sẽ mua.
  • Thiết kế tem nhãn sản phẩm thường có các nội dung: tên sản phẩm, mã vạch, logo, thương hiệu, các thông tin về ngày sản xuất, công dụng, cách dùng, định lượng, hạn sử dụng… Tùy vào từng sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn tất cả hoặc một vài thông tin quan trọng nhất đưa vào tem nhãn.
  • Bạn cần căn cứ vào kích thước thực tế của bao bì để thiết kế tem nhãn. Như vậy đảm bảo sự hài hòa cho tổng thể. Kích thước của tem cần đảm bảo không quá to che mất toàn bộ sản phẩm. Hoặc không quá nhỏ khiến người sử dụng không thấy thông tin trên tem.

Bước 3: Chọn đơn vị, công ty chuyên in tem  sản phẩm

In tem nhãn sản phẩm trông có vẻ đơn giản. Tuy nhiên đây là một trong những bước khó khăn đối với những người không chuyên. Không phải cứ xuất dữ liệu qua máy in là có thể in được.

Ở bước in tem nhãn bạn cần biết và có các kỹ năng:

  • Sử dụng máy in mã vạch riêng cho tem nhãn mới có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
  • Các loại chất liệu: Giấy, vải, nhựa, kim loại… Tuy nhiên, phổ biến nhất đó là chất liệu decal giấy. Tùy từng tính chất của sản phẩm mà bạn cần lựa chọn chất liệu cho tối ưu nhất.
  • Công nghệ in phù hợp: In laser, in offset, in digital, in flexo. Thông thường sẽ là in offset.
  • Chọn mực in phù hợp: Resin, mực in mã vạch wax, mực in mã vạch wax resin…. Với chất liệu nào, công nghệ in nào cần sử dụng mực gì bạn hãy tham khảo của những người có kinh nghiệm.

Bước 4: Gia công, đóng gói và dán tem nhãn sản phẩm

In xong bạn sẽ tiến hành gia công. Tại bước này tem nhãn có thể được cán bóng hoặc cắt bao góc cẩn thận, tùy từng loại tem để tem bền hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu tự làm tem có thể máy móc nhân lực còn hạn chế. Vì vậy, bạn có thể đem ra hiệu nhờ phủ bóng. Hoặc để nguyên chúng như ban đầu.

Việc cuối cùng là bạn sẽ đóng gói tem theo một quy cách nhất định. Khi cần sẽ lấy ra để dán hoặc gắn lên các sản phẩm đang có.
Nếu tem nhãn sản phẩm được làm từ chất liệu decal, bạn chỉ cần bóc chúng ra và dán lên sản phẩm. Nếu chúng được làm bằng các chất liệu khác, bạn có thể cần tới các loại keo dính, đinh tán hay ốc vít để gắn lên bao bì sản phẩm.

Lưu ý cần biết cho thương hiệu sản phẩm

Những nội dung chủ yếu thường được ghi tên tem nhãn bao gồm:

  • Tên hàng hóa, sản phẩm
  • Nhãn hiệu, logo của sản phẩm
  • Nhà sản xuất, địa chỉ sản xuất
  • Thành phần cấu tạo sản phẩm, cách sử dụng và bảo quản
  • Công dụng của sản phẩm
  • Ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng

Tem nhãn sản phẩm thông thường sẽ là điểm gây ấn tượng và sự chú ý của người tiêu dùng nhiều nhất khi nhìn vào và chứa đựng các thông tin quan trọng về sản phẩm đó. Tuy nhiên đơi với một số sản phẩm có bao bì được thiết kế đặc biệt thay thế vị trí của tem nhãn, chứa đầy đủ các thông tin về sản phẩm thì sẽ không cần phải dán tem nhãn nữa, lúc này có thể chỉ dùng tem niêm phong hay tem bảo hành mà thôi.

In chất liệu decal vỡ làm tem bảo hành sản phẩm

Người ta thường dán tem nhãn sản phẩm trên các mặt hàng đóng hộp hoặc các mặt hàng được đóng vào chai/lọ như : rượu, bánh kẹo, nước mắm, nước tương, nước giải khát, mỹ phẩm, sữa… đôi khi cả các máy móc thiết bị cũng sẽ được gắn tem nhãn như máy in, máy say sinh tố, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh.

Bảo vệ thương hiệu sản phẩm của bạn bằng cách:

Đầu tiên, hãy đặt tên cho sản phẩm của mình và đăng ký bản quyền thương hiệu. Hoặc nếu là các sản phẩm nhập từ nước ngoài, hãy đăng ký một nhãn phụ cho các sản phẩm đó.

Đăng kí mã số mã vạch cho sản phẩm tại cục mã số mã vạch Việt Nam. Như vậy mới có thể sử dụng mã vạch in tem sản phẩm.

Có thể in riêng mã số vạch trên decal và dán lên tem nhãn nếu không thể in cùng một lúc lên thiết kế tem nhãn. Một tem mã vạch chuẩn phải được in bằng máy chuyên in mã vạch.

Chi phí tự làm tem nhãn sản phẩm cần nhỏ hơn chi phí đi thuê. Nếu lớn hơn thì bạn nên tìm đến các nhà in tem nhãn chuyên nghiệp.

Tem nhãn sản phẩm là dấu hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa với nhau và phân biệt những sản phẩm cùng loại của những cơ sở sản xuất khác nhau thường được làm từ chất liệu giấy hoặc decal.

Tem có nhiều kích thước, chủng loại khác nhau và không theo một quy chuẩn nào mà sẽ phụ thuộc phần nhiều vào kích thước từng sản phẩm được dán và sự sáng tạo của các nhà thiết kế tem chuyên nghiệp.

Nếu bạn cần một nhà in tem sản phẩm chuyên nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi; In Kiến An Phát sẵn sàng hỗ trợ tư vấn miễn phí – Đừng ngần ngại hãy gọi chúng tôi qua số hotline: 028.66811196 –  zalo: 0906716196 – 0909706196 hoặc gửi email: .

Video liên quan

Chủ Đề