Cách giải Rubik 3x3 nâng cao Roux

Bạn có phải là một người đam mê những trò chơi Rubik đầy trí tuệ và sự thách thức? Nếu có, chắc bạn không còn xa lạ gì với những thuật ngữ như CFOP, Roux và ZZ đâu nhỉ? Đây là bộ ba phương pháp để giải Rubik 3×3 nâng cao và nhanh nhất hiện nay. Nhưng chắc hẳn, có rất nhiều bạn đang băn khoăn không biết 3 phương pháp này là gì và cách chơi của mỗi phương pháp như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về 3 phương pháp này, hy vọng bạn chọn được cho mình một phương pháp phù hợp nhất để chơi.

Hình ảnh về 3 phương pháp chơi Rubik phổ biến nhất hiện nay.

1. Giới thiệu về CFOP/ ROUX/ ZZ

1.1. CFOP

Xoay Rubik theo phương pháp CFOP

Đối với phương pháp CFOP này thì nó có phần khá giống với phương pháp dành cho người mới bắt đầu, nó gần như là phiên bản nâng cao của Layer-by-layer 7 bước đó. Đầu tiên chúng ta sẽ định hình một dấu cộng ở đáy, sau đó hãy lắp thêm các cặp ô ở 4 đỉnh của dấu cộng ở đáy của hai tầng dưới. Lặp lại 4 lần là bạn đã hoàn thành được hai tầng đầu. Sau đó bạn sẽ dùng thuật toán để định hướng màu cho mặt trên, tức là lật toàn bộ mặt trên về cùng một màu, trước khi dùng tiếp 1 thuật toán nữa để giải tiếp phần còn lại.

1.2. Roux

Phương pháp thứ 2 có thể xem là đối thủ cạnh tranh không phân thắng bại với phương pháp Cfop là phương pháp Roux, chúng ta sẽ bắt đầu với việc tạo block 1x2x3 ở bên trái khối Rubik sau đó tạo thêm một khối 1x2x3 ở bên phải. Từ những khối block này sẽ phát triển thành những khổi block to hơn [1x3x3]. Tiếp theo điều bạn cần làm là định hướng mặt đáy và hoán vị các góc cạnh.

Xoay Rubik theo phương pháp Roux

1.3. ZZ

Đây là một phương pháp thú vị, mặc dù nó không được nhanh bằng CFOP hay Roux nhưng nếu bạn học cách giải nó, bạn sẽ thấy nó không chỉ thú vị mà còn vô cùng ảo diệu. ZZ khá giống với CFOP ở tất cả các bước ngoại trừ bước đầu tiên. Nếu CFOP tại bước 1 cần tạo ra một dấu cộng thì ZZ cần tạo ra một thứ gọi là EO-Line, nghĩa là bạn sẽ phải thực hiện một số bước để định hướng lại các cạnh và chỉ tạo duy nhất một đường nối tâm. Điều làm ZZ đặc biệt hơn với các phương pháp khác là ZZ cần định hướng cạnh ngay từ đầu sau đó mới dùng các thuật toán và áp dụng các phương pháp khác.

Xoay Rubik theo phương pháp ZZ

2. Thông tin cơ bản về CFOP/ ROUX/ ZZ

2.1. Số bước

Mỗi phương pháp sẽ thực hiện với số bước khác nhau. Phương pháp nào càng ít bước thì sẽ càng tiết kiệm thời gian cho người chơi. Đối với CFOP, chúng ta cần thực hiện khoảng từ 55 tới 60 bước. Trong khi Roux là dưới 50 và ZZ cần khoảng 45 tới 55 bước. Để có thể giảm được số bước của mỗi phương pháp thì bạn phải học và ghi nhớ rất nhiều thuật toán.

Kết luận: Roux > ZZ > CFOP.

Rubik trên đấu trường quốc tế

Đọc thêm: Hướng dẫn giải rubik 3×3 tầng 3

2.2. Độ hiệu quả moveset

Sẽ thật khó để so sánh xem phương pháp nào hiệu quả hơn. Ở đây chúng ta sẽ so sánh về độ hiểu quả. Điều đó nghĩa là mặc dụ bạn làm cùng số bước nhưng thời gian bỏ ra là không giống nhau, và đó là điều khiến cho chúng ta cần độ hiệu quả.

Ví dụ bạn đang thực hiện dãy các thao tác theo thứ tự [M2 U2 M2]. Chỉ có 3 bước nhưng nó không thực sự hiệu quả cho lắm. Lí do bởi bạn phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện. Trong khi đó dãy [R U R] cũng là 3 bước nhưng nó dễ làm hơn và nhanh hơn. Nên việc chọn cách thực hiện ra sao thực sự rất quan trọng.

Thực hiện xoay Rubik theo công thức M2 U2 M2

Nếu chỉ nhìn vào tiêu chí này thì có vẻ như Roux kém hơn một chút so với ZZ và CFOP. Trong Roux, chúng ta cần phải thực hiện khá nhiều lần các động tác , còn đối với CFOP thì lại là và . Vậy tại sao động tác lại có phần chậm hơn hay ?

Lý do thực sự làm cho chậm hơn đó là bởi mỗi bước thực hiện bạn đều phải tiêu tốn một vài giây cho một điều gọi là flick [gảy] ngón tay. Một cách dễ hiểu hơn, ví dụ bạn thực hiện [M U M], bạn đều phải sử dụng đầu ngón tay của mình và phải flick rất nhiều, sau mỗi động tác, bạn phải mất thời gian để đặt ngón tay vào vị trí. Điều này làm bạn bị mất thêm rất nhiều thời gian vì động tác thừa quá nhiều.

Trong khi đối với với hay ; giả sử bạn phải thực hiện dãy [R U R U R F], thì sau mỗi động tác bạn đều có một khoảng thời gian để đưa ngón tay thực hiện động tác tiếp theo, điều này khiến động tác trở nên mềm mại và không có động tác thừa nên tiết kiệm được thời gian rất nhiều

Kết luận: CFOP = ZZ > Roux

3. Đảo chiều khối [Cube Rotation] bằng 3 phương pháp CFOP/ ROUX/ ZZ

3.1. CFOP

Đối với phương pháp CFOP, đặc biệt khi làm đến bước F2L, sẽ rất khó khăn cho bạn nếu như không thực hiện đảo chiều Cube nhiều lần. Có thể vẫn có cách để không phải đảo chiều Cube nhưng nó sẽ không tối ưu lắm đâu.Thậm chí, trong một số trường hợp, sẽ không có cách nào để thực hiện F2L nhanh hơn so với việc đảo chiều cube rồi mới xoay tiếp các mảnh vào đúng khe trống. Nhưng có một điều là điểm hạn chế của CFOP là khi bạn đảo chiều Cube thì bạn phải dùng hai tay để nắm lại khối Rubik. Mặc dù những việc làm như vậy diễn ra rất nhanh nhưng bạn phải đảo chiều rất nhiều lần thì điều đó tốn thời gian của bạn rất nhiều.

Sử dụng phương pháp CFOP đảo chiều rubik

Đọc thêm: Hướng dẫn giải rubik 3×3 tầng 2

3.2. Roux

Ngược lại với CFOP thì phương pháp Roux lại có ít lần phải đảo chiều Cube hơn, thậm chí là rất ít. Bởi vì khi dùng Roux, bạn không nhất thiết phải đảo chiều mới làm được. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế của M-slice để ghép các cặp F2L, nó vừa mượt mà động tác mà không cần phải đảo chiều gây tốn thời gian.

Đảo chiều Rubik với phương pháp Roux

3.3. ZZ

Mặc dù cách thực hiện của ZZ và CFOP là khá giống nhau nhưng ZZ không cần nhiều đảo chiều như CFOP. Sau khi bạn thực hiện xong bước EO-Line ảo diệu kia thì việc đảo chiều cube không còn cần thiết nữa. Bởi vì ngay sau đó, các động tác đã quá đủ cho các bước giải còn lại rồi thì tại sao phải sử dụng đảo chiều Cube làm gì.

Kết luận: Roux = ZZ > CFOP

4. Look Ahead

Thử Look Head bằng 3 phương pháp CFOP/ ROUX/ ZZ

Khả năng Look Ahead để đưa ra hướng giải rất quan trọng, bạn không thể đạt độ hiệu quả tối đa chỉ bằng các ngón tay của mình được. Look Ahead chính là việc bạn phải tìm những động tác cần làm tiếp theo trong khi vẫn đang làm những động tác khác. Điều này làm cho bạn không mất thời gian để tìm kiếm những động tác khác.Sẽ chẳng còn nghĩa lý gì khi mà bạn giải trong tình trạng kiểu như: giải một trường hợp xong lại bắt đầu đi tìm trường hợp tiếp theo và cứ thế cho đến khi hoàn thành.

Bạn càng dừng nhiều lần thì các phương pháp sẽ càng khó phát huy những thế mạnh của mình. Những việc Look Ahead chưa bao giờ là dễ dàng

Có 2 yếu tố có thể giúp bạn Look Ahead tốt hơn: những mảnh đã giải và điểm mù:

Mảnh đã giải

Đối với tiêu chí này thì ZZ sẽ mất nhiều thời gian hơn và thường không được ưu tiên, bởi lẽ việc tạo ra EO-Line ở những bước đầu đã khá mất thời gian và khó khăn nhưng lại không giải được quá nhiều, bạn phải để ý đến rất nhiều thứ và khiến bạn bị rối. Trong khi với CFOP và Roux thì càng nhiều miếng đã được giải, càng ít thứ mà chúng ta phải để mắt tới

Kết luận: CFOP = Roux >> ZZ

Điểm mù

Chắc không cần nói thì bạn cũng biết điểm mù là những điểm mà bạn không thấy được. Giải được bao nhiêu điểm mù cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng Look Ahead.

4.1. CFOP

Đối với phương pháp CFOP, sẽ dễ dàng hơn cho việc giải những điểm mù nếu bạn tạo dấu thập và ghép được một cặp F2L vào đúng vị trí ngay từ bước đầu tiên.

X-Cross giúp quá trình Look Ahead của bạn dễ thở hơn

Khi đó, khả năng rất lớn là bạn chỉ cần nhìn từ 1 mặt thôi cũng có thể biết được những thông tin cần thiết từ các mặt còn lại.

4.2. Roux

Với Roux, thì việc bạn Look Ahead không vượt trội được bằng CFOP. Việc mà bạn phải giải block 1x2x3 ở một bên, nhưng vẫn phải để ý tới các viên cạnh ở mặt đáy rất khó và khiến bạn dễ phân tâm nên khả năng Look Ahead của Roux kém hơn đôi chút so với CFOP.

Look head bằng phương pháp Roux

4.3. ZZ

Look Ahead đối với ZZ là điều khó khăn nhất bởi vì sau khi bạn tạo EO-Line với một đường thẳng nối tâm, bạn vẫn còn tới 10 viên cạnh cần để ý. Có quá nhiều điểm mù ở phương pháp ZZ này.

Kết luận: CFOP > Roux > ZZ

5. Regrip

Hãy bàn đến một chút về vấn đề phải đặt lại thế tay [regrip] của 3 phương pháp này. Thế tay chơi Rubik quan trọng nhất là thế Home Grip, hai ngón tay cái đặt trước mặt.

Thế tay Home Grip

5.1. CFOP

CFOP là một phương pháp lí tưởng cho bạn luôn giữ ở thế tay Home Grip phần lớn thời gian. Lí do là bởi mỗi khi bạn xoay tay lên trên thì cạnh của dấu thập cũng đi lên theo cùng luôn. Và nếu khi bạn cần tới việc đưa cạnh của dấu thập quay trở lại, thì điều này cũng đồng nghĩa đưa thế tay của bạn về như cũ.

Phần lớn thời gian tay đều ở thế Home Grip trong CFOP

5.2. Roux

Với Roux thì một bên của khối Rubik đã được giải ngay từ đầu nên cũng không đến nỗi bạn phải đặt lại tay quá nhiều. Nhưng ít nhất bạn vẫn phải đặt lại thế tay 2 lần khi giải nửa còn lại.

Regrip bằng phương pháp Roux

5.3. ZZ

Với ZZ, mặc dù không cần phải xoay hay đảo chiều Cube nhưng đối với ZZ, chúng ta bắt buộc phải đặt lại thế tay rất nhiều lần ở quá nhiều vị trí khác nhau trên Cube, thậm chí còn phải đối tay.Bạn càng tăng tốc độ lên bao nhiêu thì bạn sẽ càng cảm thấy hoang mang bởi vì phương pháp ZZ này vốn dĩ đã không sinh ra để làm nhanh.

Thử Regrip với phương pháp ZZ

Kết luận: CFOP > Roux > ZZ.

Rubik là một trò chơi trí tuệ đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, chiến thuật. Trên đây là 3 phương pháp phổ biến và hiện đại nhất hiện nay. Bạn nên sử dụng mỗi phương pháp tùy vào mục đích và những trường hợp khác nhau cho linh hoạt, bởi vì mỗi phương pháp đều có mỗi ưu, nhược điểm riêng.

Video liên quan

Chủ Đề