Cách cầm viết đẹp

Hướng dẫn bố mẹ dạy con cách cầm bút và viết chữ đẹp

Bước 1 : Chuẩn bị các dụng cụ học tập.

Trước khi dạy con cách cầm bút và viết chữ, bố mẹ cần chuẩn bị các đồ dùng cần thiết, bao gồm :

  • Bàn học, ghế ngồi: chọn một chiếc bàn ghế chắc chắn, có chiều cao và rộng vừa đủ với trẻ.
  • Giấy, vở: chọn loại giấy mịn, không quá trơn không quá thô ráp; độ sáng vừa đủ. Có ô chữ, dòng kẻ rõ ràng.
  • Bút viết: với trẻ mẫu giáo, nên chọn bút màu sáp; với trẻ mới vào lớp 1, nên chọn bút chì. Chiều dài bút ngắn bằng một nửa so với những loại bút thông thường, không cần dài để trẻ cầm nhẹ hơn và cũng dễ điều khiển bút hơn.

Bước 2 : Hướng dẫn tư thế ngồi học chuẩn.

Đây là bước cực kì quan trọng, nó sẽ tạo thói quen ngồi học cho đến suốt cuộc đời. Nếu ngồi không đúng, sẽ ảnh hưởng đến cột sống, gây đau mỏi và tạo dáng người mất thẩm mỹ.

Tư thế ngồi học đúng chuẩn đó là :

  • Hai chân chạm đất, lòng bàn chân bằng phẳng.
  • Ngồi thẳng người, cụ thể là lưng và cổ.
  • Cúi nhẹ đầu, cố gắng giữ đầu thẳng, mắt nhìn xuống dưới trang giấy thay vì cúi cả đầu xuống.

Giữ một tư thế lâu khá là khó khăn, đặc biệt là với trẻ em; do đó thỉnh thoảng bạn cho trẻ vươn vai, đi lại một lúc hoặc chỉ đơn giản ngồi thư giãn, thả lỏng cơ thể.

Bước 3 : Làm mẫu và cho trẻ cầm bút.

Bố mẹ nên ngồi cạnh bé, tạo mẫu để bé nhìn thấy rõ và bắt chước. Trình tự như sau :

  • Đặt giấy, vở tại vùng giữa, thẳng ngay ngắn.
  • Đặt bút vào giữa ngón tay trỏ và tay cái; bút chếch khoảng 30-45 độ so với mặt bàn.
  • Phần đầu ngón tay chạm vào gần với đầu bút viết. Bàn tay hơi khum lại thành hình nắm đấm.
  • Tay còn lại đối diện, hơi khoanh lại để giữ giấy, giữ vở.

Sau khi hướng dẫn dạy con cách cầm bút thì bạn cho trẻ cầm bút và chỉnh lại nếu trẻ cầm sai.

Bước 4 : Thực hành viết chữ.

Hướng dẫn trẻ cách viết chữ với các bước sau :

  • Lấy 3 ngón tay [út, áp út và giữa] khép lại, giữ làm trụ.
  • Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái di chuyển bút lên xuống.
  • Viết chậm từ từ; khi đã quen thì tăng tốc độ chuyển động của ngón tay, viết sẽ nhanh hơn.

Cho trẻ tập viết theo độ khó tăng dần :

  • Viết các đường thẳng dọc, ngang.
  • Viết các đường hình tròn.
  • Viết các chữ cái in hoa.
  • Viết các chữ cái thường.
  • Viết thành từ hoàn chỉnh.
  • Viết các câu ngắn, đơn giản.

Ban đầu trẻ sẽ viết khá xấu, bố mẹ đừng nản, hãy dùng tay mình nắm tay bé và chỉnh lại khi viết. Viết chữ đẹp cần phải được rèn luyện mỗi ngày mới được như vậy.

Tốt nhất nên chọn loại vở tập viết có in mờ các chữ cái, chữ viết để trẻ viết đè lên; như vậy sẽ dễ dàng hơn.

Bước 5 : Nghỉ ngơi.

Trẻ em mới bắt đầu tập viết dễ mệt mỏi là điều bình thường; do đó bạn cần cho bé nghỉ ngơi một lúc rồi viết tiếp.

Bằng cách ngồi thả lỏng một lúc, các ngón tay chuyển động duỗi và cử động các khớp linh hoạt.

Vươn vai hoặc đứng dậy đi lại một lúc hoặc uống một chút nước để tỉnh táo hơn.

Cứ khoảng 15 phút, bạn cho bé nghỉ 5 phút. Sau đó lại ngồi tập viết tiếp. Mỗi giờ học tập viết chỉ nên kéo dài 40-50 phút là đủ.

Trẻ em vốn nhanh chán, càng ép bé ngồi viết bé càng khó chịu, việc tập viết trong tâm trạng đó cũng sẽ không hiệu quả.

Bước 6 : Rèn luyện mỗi ngày.

Tập viết mỗi ngày sẽ tạo thói quen tốt đồng thời chữ viết sẽ đẹp hơn. Mỗi ngày tập viết khoảng 1-2 lần, tùy vào hoàn cảnh mỗi gia đình.

Đừng quên nhắc nhở trẻ viết nắn nót, không nên viết vội và cẩu thả.

Khi trẻ đã viết tốt, khuyến khích trẻ viết nhiều hơn bất kì khi nào rảnh rỗi. Chẳng hạn như viết nhật kí đó là cách thú vị và hấp dẫn đối với trẻ.

Nếu trẻ viết đẹp hơn, bạn có thể thưởng cho bé để bé phấn khởi, tiếp tục nỗ lực hơn nữa.

Hướng dẫn bố mẹ dạy con cách cầm bút và viết chữ đẹp

Bước 1 : Chuẩn bị các dụng cụ học tập.

Trước khi dạy con cách cầm bút và viết chữ, bố mẹ cần chuẩn bị các đồ dùng cần thiết, bao gồm :

  • Bàn học, ghế ngồi: chọn một chiếc bàn ghế chắc chắn, có chiều cao và rộng vừa đủ với trẻ.
  • Giấy, vở: chọn loại giấy mịn, không quá trơn không quá thô ráp; độ sáng vừa đủ. Có ô chữ, dòng kẻ rõ ràng.
  • Bút viết: với trẻ mẫu giáo, nên chọn bút màu sáp; với trẻ mới vào lớp 1, nên chọn bút chì. Chiều dài bút ngắn bằng một nửa so với những loại bút thông thường, không cần dài để trẻ cầm nhẹ hơn và cũng dễ điều khiển bút hơn.

Bước 2 : Hướng dẫn tư thế ngồi học chuẩn.

Đây là bước cực kì quan trọng, nó sẽ tạo thói quen ngồi học cho đến suốt cuộc đời. Nếu ngồi không đúng, sẽ ảnh hưởng đến cột sống, gây đau mỏi và tạo dáng người mất thẩm mỹ.

Tư thế ngồi học đúng chuẩn đó là :

  • Hai chân chạm đất, lòng bàn chân bằng phẳng.
  • Ngồi thẳng người, cụ thể là lưng và cổ.
  • Cúi nhẹ đầu, cố gắng giữ đầu thẳng, mắt nhìn xuống dưới trang giấy thay vì cúi cả đầu xuống.

Giữ một tư thế lâu khá là khó khăn, đặc biệt là với trẻ em; do đó thỉnh thoảng bạn cho trẻ vươn vai, đi lại một lúc hoặc chỉ đơn giản ngồi thư giãn, thả lỏng cơ thể.

Bước 3 : Làm mẫu và cho trẻ cầm bút.

Bố mẹ nên ngồi cạnh bé, tạo mẫu để bé nhìn thấy rõ và bắt chước. Trình tự như sau :

  • Đặt giấy, vở tại vùng giữa, thẳng ngay ngắn.
  • Đặt bút vào giữa ngón tay trỏ và tay cái; bút chếch khoảng 30-45 độ so với mặt bàn.
  • Phần đầu ngón tay chạm vào gần với đầu bút viết. Bàn tay hơi khum lại thành hình nắm đấm.
  • Tay còn lại đối diện, hơi khoanh lại để giữ giấy, giữ vở.

Sau khi hướng dẫn dạy con cách cầm bút thì bạn cho trẻ cầm bút và chỉnh lại nếu trẻ cầm sai.

Bước 4 : Thực hành viết chữ.

Hướng dẫn trẻ cách viết chữ với các bước sau :

  • Lấy 3 ngón tay [út, áp út và giữa] khép lại, giữ làm trụ.
  • Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái di chuyển bút lên xuống.
  • Viết chậm từ từ; khi đã quen thì tăng tốc độ chuyển động của ngón tay, viết sẽ nhanh hơn.

Cho trẻ tập viết theo độ khó tăng dần :

  • Viết các đường thẳng dọc, ngang.
  • Viết các đường hình tròn.
  • Viết các chữ cái in hoa.
  • Viết các chữ cái thường.
  • Viết thành từ hoàn chỉnh.
  • Viết các câu ngắn, đơn giản.

Ban đầu trẻ sẽ viết khá xấu, bố mẹ đừng nản, hãy dùng tay mình nắm tay bé và chỉnh lại khi viết. Viết chữ đẹp cần phải được rèn luyện mỗi ngày mới được như vậy.

Tốt nhất nên chọn loại vở tập viết có in mờ các chữ cái, chữ viết để trẻ viết đè lên; như vậy sẽ dễ dàng hơn.

Bước 5 : Nghỉ ngơi.

Trẻ em mới bắt đầu tập viết dễ mệt mỏi là điều bình thường; do đó bạn cần cho bé nghỉ ngơi một lúc rồi viết tiếp.

Bằng cách ngồi thả lỏng một lúc, các ngón tay chuyển động duỗi và cử động các khớp linh hoạt.

Vươn vai hoặc đứng dậy đi lại một lúc hoặc uống một chút nước để tỉnh táo hơn.

Cứ khoảng 15 phút, bạn cho bé nghỉ 5 phút. Sau đó lại ngồi tập viết tiếp. Mỗi giờ học tập viết chỉ nên kéo dài 40-50 phút là đủ.

Trẻ em vốn nhanh chán, càng ép bé ngồi viết bé càng khó chịu, việc tập viết trong tâm trạng đó cũng sẽ không hiệu quả.

Bước 6 : Rèn luyện mỗi ngày.

Tập viết mỗi ngày sẽ tạo thói quen tốt đồng thời chữ viết sẽ đẹp hơn. Mỗi ngày tập viết khoảng 1-2 lần, tùy vào hoàn cảnh mỗi gia đình.

Đừng quên nhắc nhở trẻ viết nắn nót, không nên viết vội và cẩu thả.

Khi trẻ đã viết tốt, khuyến khích trẻ viết nhiều hơn bất kì khi nào rảnh rỗi. Chẳng hạn như viết nhật kí đó là cách thú vị và hấp dẫn đối với trẻ.

Nếu trẻ viết đẹp hơn, bạn có thể thưởng cho bé để bé phấn khởi, tiếp tục nỗ lực hơn nữa.

Video liên quan

Chủ Đề