Cách ghép cây ôm đá

Rất nhiều người đam mê cây bonsai với những dáng và tư thế đẹp. Bonsai không chỉ mang vẻ đẹp mà còn mang phong thủy cho ngôi nhà. Rất nhiều người thích những mầm cây trên đá để tạo sức sống cho ngôi nhà. Vậy tại sao chúng ta không tự làm bằng kỹ thuật ghép mầm cây trên đá của Hạt giống Nắng Vàng nhỉ?

Cây bonsai trên đá có sức sống mãnh liệt

Trong thời gian cây bonsai trên đá thu hút được rất nhiều người và nhiều nghệ nhân thực hiện, có nhiều phương pháp ghép cây nhưng phải lưu ý những điều kiện sau:

Cây phát triển nhanh.

Cho bộ rễ đẹp, khoẻ mạnh.

Dáng cây và bộ rễ tự nhiên, hài hoà với phiến đá

Thời gian thành công có thể cho hiệu quả ngắn nhất.

Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn cách thển hiện kỹ thuật thật khéo của một nghệ nhân người Anh, khi thực hiện tạo hình vào đá cho một cây Phong Bonsai.

Kỹ thuật tạo mầm cây bám đá

Kỹ thuật trồng cây mầm trên đá: Đầu tiên ông ta đào cây lên, rửa sạch bộ rễ rồi ghép vào phiến đá đã được lựa chọn. Bộ rễ cố gắng giữ nguyên, tránh bị tổn thương và được sắp đặt, chọn hướng cây và các mảng rễ thật ăn nhập với phiến đá.

Một điều đặc biệt là định hình thật chuẩn dáng vẻ của cây với phiến đá thuận theo ý tưởng tạo hình. Đây là vấn đề sau này sẽ khó thay đổi trong ý đồ tạo hình.

Khi đã có quyết định cuối cùng, ông ta liền cố định cây bằng cách lấy dây mềm buộc từng chiếc rễ cũng như gốc của cây thật chắc chắn vào phiến đá.

Các cành cây, ngọn cây, các mầm cơ bản cũng được chọn lựa định hình một cách tỷ mỷ. Một số mầm vọt gần gốc hoặc giữa thân cây trở xuống nên để lại, ưu tiên phát triển mạnh nhằm trong thời gian ngắn sẽ có bộ gốc cây có nhiều mắt sẹo hoặc vè bạnh.

Khi đã xong xuôi, việc cuối cùng và có điều khác biệt với những nghệ nhân khác đó là ông ta sẽ bó toàn bộ tảng đá, bộ rễ [những phần cây và đá đã được cố định với nhau] bằng nilon Đây là kỹ thuật khá đơn giản nhưng lại có tác dụng cách ly rễ tiếp xúc với đất trồng bên ngoài bề mặt khá tốt [chú ý khi bọc nilon bạn sẽ chỉ bọc bề mặt và quanh sườn của phiến đá mặt dưới của phiến đá được để chống cho bộ rễ được tiếp xúc với đất trồng cây xanh].

Khi cuốn phủ nilon xong chúng ta cần buộc thêm dây mềm lần nữa để các phần nilon áp sát được bộ rễ và các khe, vách đá với mục đích áp đặt sự phát triển của các rễ sau này luôn ôm khít các bề mặt phiến đá một cách tự nhiên, thoải mái.

Cây và đá được trồng một cách kỹ càng xuống đất, lấp đất phủ kín các phần bọc nilon.

Trước khi trồng cần phải xử lý đất trồng đúng kỹ thuật tạo diện tiếp xúc tốt giữa đáy phiến đá, rễ cây và đất trồng.

Sau thời gian trồng cây cần được chăm sóc đặc biệt, chú ý tưới nhiều nước cho cây hàng ngày [bởi bộ rễ phía trên bị bọc nilon không được tiếp xúc với nước tưới thường xuyên] cho đến khi cây nảy mầm phát triển bình thường.

Chăm sóc cây sau khi ghép

Sau hai đến ba năm cho cây phát triển xổng khi kiểm nghiệm bộ rễ đã đặt yêu cầu chúng ta có thể chuyển cây vào chậu.

Đưa cây lên mặt đất thật nhẹ nhàng, giữ gìn bộ rễ chu đáo tránh tổn thương.

Chúng ta tiến hành cắt bỏ từng lớp dây buộc, nilon, phun nước rửa bộ rễ sau đó sắp đặt, cố định lại bộ rễ theo đúng ý đồ sáng tác.

Sau khi lược bớt bộ rễ, cắt ngắn, thu bộ rễ gọn gàng trước khi trồng vào chậu.

Cần để nơi dâm mát, phun tưới nước đủ độ ẩm và cây của chúng ta đang dấn thân vào một hành trình mới.

Cây bonsai bám đá là một kỹ thuật đòi hỏi nghệ nhân trồng bonsai phải hết sức khéo léo cũng như hiểu biết về thực vật mới có thể làm được. Nếu bạn trồng tại nhà với các cây cảnh của mình thì có thể làm theo hướng dẫn trồng cây mầm trên đá và nhớ chọn cây có size mini thôi nhé, dễ thao tác và đẹp hơn bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề