Cách dùng 1.1.1.1 trên máy tính

Chắc các bạn cũng từng biết ứng dụng WARP+ VPN 1.1.1.1 có chức năng hỗ trợ truy cập những website bị chặn và ổn định kết nối mạng trong điều kiện xấu. Vì vậy, bài viết dưới đây Techview Đà Nẵng sẽ chia sẻ cho các bạn cách sử dụng WARP+ VPN 1.1.1.1 PC Windows 10 đơn giản. Hãy cùng theo dõi nhé.

Cách sử dụng WARP+ VPN 1.1.1.1 PC Windows 10 qua WireGuard

Bước 1: Trước tiên, các bạn hãy truy cập vào trang web của phần mềm WireGuard tại đây và thực hiện tải về máy tính.

Phần mềm này hỗ trợ cả 3 nền tảng hệ điều hành là Windows, MacOS và hầu hết những bản phân phối của mã nguồn mở Linux hoặc thậm chí là cả Android và iOS nữa.

Vì ở đây Techview Đà Nẵng sử dụng Windows 10 nên sẽ nhấn vào nút Download for 64-bit để thực hiện về bộ cài cho Windows 64-bit.

Bước 2: Sau khi tải xong các bạn hãy chạy tập tin mình vừa mới tải về với tên wireguard-amd64-x.x.x.msi để tiến hành cài đặt WireGuard vào hệ điều hành Windows 10. Quá trình này sẽ diễn ra hoàn toàn tự động và nhanh chóng.

Cho đến khi đã cài đặt công cụ xong thì nó sẽ tự khởi động khởi chạy. Tuy nhiên, do vẫn chưa cần dùng đến nên các bạn cứ thu nhỏ phần mềm xuống thanh Taskbar của mình.

Bước 3: Mở một tab mới trên trình duyệt mà các bạn đang sử dụng và tiến hành truy cập vào website Play With Docker, các bạn sẽ thấy giao diện giống như hình bên dưới.

Hãy nhấn vào nút Login, các bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập vào trang web với tài khoản Docker -> sau đó nhấn tiếp vào dòng chữ docker để đăng nhập.

Bước 4: Các bạn tiến hành đăng nhập vào tài khoản Docker của mình nếu có trong pop-up đăng nhập vừa xuất hiện. Còn nếu chưa có thì các bạn cũng có thể nhấn vào Signup để tạo một tài khoản mới.

Bước 5: Quay lại website Play with Docker, nếu các bạn đã đăng nhập thành công rồi thì chữ Login ngay lúc đầu sẽ trở thành Start màu xanh -> nhấn vào vào đó để có thể truy cập vào Playground của Docker.

Bước 6: Đây là trang quản lý những máy ảo đã được tạo ra để làm việc với Docker. Trong trường hợp này các bạn sẽ sử dụng nó để tạo cũng như tăng dung lượng Data cho tài khoản WARP+ VPN của mình.

Lưu ý: Mỗi Instances này chỉ tồn tại và hoạt động trong 1 tiếng đồng hồ kể từ khi các bạn nhấn Start để vào Playground. Tiếp đến nhấn vào Add new Instance để tạo một máy ảo mới rồi sau đó chờ một lúc cho quá trình khởi tạo được hoàn tất.

Bước 7: Khi quá trình tạo một Instance đã được hoàn thành, sẽ xuất hiện trên màn hình giao diện CLI [command-line interface]. Bây giờ, các bạn hãy thực hiện sao chép dòng lệnh mình để bên dưới rồi sau đó dán nó vào trong CLI và nhấn vào Enter để thực thi lệnh này.

Sau khi thực hiện copy lệnh trên thì các bạn nên nhấn chuột phải rồi chọn vào Paste as Plain text để tránh gặp những lỗi không đáng do ghi sai lệch.

Tác dụng của dòng lệnh này đó là đăng ký một tài khoản WARP 1.1.1.1 mới dành cho các bạn. Sau đó tiến hành thêm dung lượng data WARP+ vào tài khoản mà mình vừa tạo bên trên.

Các bạn thực hiện copy lệnh này:

git clone //github.com/cyberman219/cloudflare-vpn-for-desktop/; cd cloudflare-vpn-for-desktop; ./generator.sh

Bước 8: Các bạn chờ cho tới khi có số 80 màu xanh đậm hiển thị ngay bên cạnh nút OPEN PORT, thì hãy nhấn vào đó để mở trang lấy những thông tin về VPN.

Vì đây cũng là công cụ tăng dung lượng DATA cho tài khoản WARP+ của các bạn do đó khi tạo xong thì đừng đóng luôn mà nên để nó chạy thêm chừng 5-10 phút để có khoảng 100GB dung lượng DATA để mình sử dụng nha.

Bước 9: Trong website mới mở ra sẽ bao gồm 1 thư mục tên cache cùng với 2 tập tin là wgcf-identity.jsonwgcf-profile.conf.

Giờ các bạn hãy truy cập vào wgcf-profile.conf sau đó thực hiện bôi đen và sao chép hết nội dung có ở trong file này.

Bước 10: Tiếp đến, các bạn tiến hành mở lại phần mềm WireGuard mà mình đã ẩn ở thanh Taskbar. Sau đó sử dụng tổ hợp phím CTRL + N để có thể tự cấu hình cho 1 Tunnel mới.

Nhấn tiếp vào chuột phải -> rồi tiến hành dán tất cả các nội dung vừa copy ở trong file wgcf-profile.conf vào ô lớn nhất ở giữa. Tiếp đến nhập tên bất kỳ vào ngay ô Name. Nhấn vào Save để lưu Tunnel này lại nhé.

Bước 11: Cuối cùng, các bạn nhấn vào nút Active và chờ cho đến khi chữ Active xuất hiện trong mục Status thì mới được nhé.

Bạn vừa kích hoạt thành công WARP+ VPN trên máy tính rất đấy. Bây giờ các bạn dễ dàng thấy ngay IP 1.1.1.1 của WARP trong mục DNS Servers.

Dòng Transfer trong mục Peers chính là nơi thống kê lượng dữ liệu các bạn thực hiện tải xuống và tải lên trong suốt thời gian VPN được kích hoạt. Khi các bạn không muốn dùng nữa thì chỉ cần nhấn vào Deactivate hay thoát luôn cũng được.

Để cho chắc chắn việc các bạn đã kết nối VPN thành công hay không, hãy truy cập vào địa chỉ ip2location.com ngay trên trình duyệt.

Ở đây các bạn nhìn vào các vùng mà Techview Đà nẵng khoanh đỏ, có thể thấy là chúng tôi đang kết nối từ Quận Thanh Khê cũng như nhà cung cấp dịch vụ Internet [ISP – Internet Service Provider] là CloudFlare Inc,.

Tiếp theo, chúng tôi sẽ thử kiểm tra tốc độ mạng với website quen thuộc Speedtest.net nha. Tốc độ Download gần như giống với gói mạng Viettel mà chúng tôi dùng lúc không sử dụng VPN.

Mặc dù có PING hơi cao tuy nhiên vẫn chấp nhận được. Vì đây là tình trạng phổ biến khi thực hiện kết nối Internet qua một dịch vụ VPN bất kỳ và các bạn cũng có thể thấy ở mục người dùng thì Speedtest phát hiện được là chúng tôi đang dùng WARP của CloudFlare.

Như vậy, Techview Đà Nẵng đã chia sẻ cho các bạn cách sử dụng WARP+ VPN 1.1.1.1 PC Windows 10 đơn giản. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có thể dễ dàng thực hiện khi mạng internet bỗng dưng bị chậm hay đứt cáp quang. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé.

*Lưu ý: Vì độ "hot" của DNS 1.1.1.1 tại Việt Nam nên dịch vụ này đang trong tình trạng quá tải, có thể gây ra hiện tượng mất kết nối trong chốc lát khi sử dụng.

DNS là gì?

DNS hay còn được gọi với tên "cúng cơm" là dịch vụ phân giải tên miền, giúp chuyển đổi địa chỉ website từ dạng chữ [ví dụ như thegioididong.com] sang dạng số [ví dụ như 222.225236.148] để từ đó truy vấn đến đúng máy chủ chứa dữ liệu. Và tốc độ truy cập website nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào tốc độ phản hồi/nhận diện của dịch vụ này.

Thay đổi DNS 1.1.1.1 trên PC

Bước 1: Trên thanh Taskbar của máy tính, kích chuột phải vào biểu tượng mạng [áp dụng cả cho trường hợp dùng Wi-Fi] > Chọn vào "Open Network and Sharing Center".

Bước 2: Chọn vào "Local Area Connection" nếu dùng mạng có dây hoặc "Wireless Network Connection" nếu dùng mạng Wi-Fi.

Bước 3: Chọn tiếp vào "Properties" > Nhấp đúp chuột [2 lần chuột trái] vào "Internet Protocol Version 4".

Bước 4: Chuyển DNS từ trạng thái "Obtain DNS server address automatically" sang trạng thái "Use the following DNS server addresses".

Bước 5: Nhập vào thông tin máy chủ DNS theo gợi ý bên dưới:

  • Preferred DNS server: 1.1.1.1
  • Alternate DNS server: 1.0.0.1

Sau khi hoàn tất nhấn OK để lưu thiết lập DNS, rất đơn giản đúng không nào. Chúc bạn thao tác thành công và đừng quên chia sẻ với bạn bè nếu thấy hữu ích nhé.

Tất cả thiết lập trên bạn cũng có thể sử dụng cho máy tính để bàn bình thường nhé! 

» Asus triển khai chương trình cài sẵn Windows bản quyền cho tất cả laptop khi xuất xưởng

» Đánh giá laptop HP Envy 13-ad139TU – Mạnh gấp đôi Envy cũ thế hệ Skylake

Video liên quan

Chủ Đề