Các sản phẩm nào từ gỗ phải có giấy tờ

Những mặt hàng là thực vật nói chung và đồ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên nói riêng, khi làm thủ tục nhập khẩu nội thất, hàng hóa phải có giấy kiểm dịch thực vật.

Đây là giấy tờ bắt buộc phải có đối với đồ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên.

Giấy kiểm dịch thực vật sẽ do người bán tại nước xuất khẩu cung cấp cho người nhập khẩu khi mua hàng. Tên tiếng anh của chứng từ này là : Phytosanitary certificate.

Vì vậy, khi nhập khẩu nội thất làm bằng gỗ, bạn nên nhớ yêu cầu phía đối tác cung cấp cho mình giấy kiểm dịch thực vật [phytosanitary certificate].

Tuy nhiên, trong trường hợp, đồ nội thất bạn nhập khẩu được làm từ gỗ công nghiệp MFC, MDF,… thì thủ tục nhập khẩu nội thất được thực hiện như hàng hóa thông thường. Với hàng hóa làm bằng gỗ công nghiệp không cần có giấy kiểm dịch thực vật như nội thất làm bằng gỗ tự nhiên.

Như vậy bạn cùng đọc thêm các bước nhập khẩu nội thất bằng gỗ , cụ thể là gỗ tự nhiên nhé

Thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất [với đồ nội thất làm bằng gỗ tự nhiên]

Đầu tiên và quan trọng nhất là loại gỗ cấu thành nên sản phẩm là gì , có nằm trong danh mục quý hiếm cấm nhập hay nhập khẩu có điều kiện hay không.

Nếu thuộc trong danh mục cấm nhập, hoặc trong danh mục Cites thì bắt buộc doanh nghiệp phải xin GP trước khi nhập. nếu nằm ngoài danh mục thì nhập khẩu theo các bước dưới đây.

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu nội thất bằng gỗ về Việt Nam với mặt hàng được làm từ gỗ tự nhiên, cá nhân, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật và chuẩn bị hồ sơ hải quan.

Thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất

Thủ tục kiểm dịch thực vật [đối với nội thất làm bằng gỗ tự nhiên]

Để thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật cho đồ nội thất nhập khẩu, bạn cần thực hiện hiện sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu gồm có:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định của cục bảo vệ thực vật.
  • Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật.
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu [áp dụng với trường hợp quy định phải có Giấy phép, gỗ thuộc danh mục cites ].
  • Bản khai kiểm dịch thực vật.
  • Vận tải đơn.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa.

2. Thủ tục kiểm dịch thực vật được thực hiện theo trình tự sau:

  • Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật
  • Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan , chi cục kiểm dịch thực vật địa phương
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
  • Bước 4: Kiểm tra, lấy mẫu và chờ thời gian cấp chứng nhận.

Thủ tục nhập khẩu đồ gỗ nội thất

3. Chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu đồ gỗ nội thất

hồ sơ nhập khẩu gồm có:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hóa đơn thương mại [Commercial Invoice]
  • Vận tải đơn [Bill of Lading]
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Giấy kiểm dịch nhập khẩu
  • Tờ khai giá trị hàng hoá
  • Chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
  • Các chứng từ khác [nếu có]

Để biết chi tiết và xem hướng dẫn cụ thể khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa, bạn nên tham khảo thêm tại các văn bản hiện hành đang quy định.

Mã HS và chính sách về thuế đối với nội thất bằng gỗ khi nhập khẩu

Để biết được hàng hóa nhập về chịu mức thuế nhập khẩu như thế nào thì trước hết bạn cần xác định được mã HS của hàng hóa.

Với đồ nội thất, đây là hàng hóa được phân nhóm trong biểu thuế cụ thể như sau:

  1. Mặt hàng nội thất thuộc chương 94: Đồ nội thất; Bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; Đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.
  2. Căn cứ cụ thể vào loại hàng nhập khẩu, bạn nên đối chiếu vào danh mục hàng hóa được quy định chi tiết trong các văn bản luật hiện hành.
  3. Mã HS 9403: Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng
  4. Mã HS 94033000: Đồ nội thất bằng gỗ được sử trong văn phòng
  5. Mã HS 94034000: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
  6. Mã HS 94035000: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ

Trong chương 94 còn bao gồm nhiều loại hàng nội thất khác, để biết được mã HS chi tiết của hàng hóa, bạn có thể xem thêm tại Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất hoặc tham khảo tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP.

Hiện nay, ngành xuất khẩu gỗ, nhất là viên nén dạng gỗ trở nên thu hút và tạo ra nhiều lợi nhuận tại thị trường châu âu, không những vậy còn tạo được lợi nhuận lớn đối với những doanh nghiệp thu mua viên nén gỗ trong nước.

Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường nước ngoài khan hiếm nguồn cung khí đốt vào mùa đông năm nay nên một ngành xuất khẩu viên nén tưởng chừng như ít giá trị lại tạo ra lợi nhuận lớn.

Đối với những công ty xuất khẩu gỗ họ đã có một quy trình và quy mô sản xuất kinh doanh đi vào quy chuẩn. Vậy đối với cá nhân, hộ gia đình muốn mua bán gỗ đã qua chế biến và đến tay các doanh nghiệp đầu mối cũng như khách hàng trong nước cần có những giấy tờ gì?

1. Đối với gỗ nhập khẩu từ nước ngoài

Hộ gia đình, cá nhân khi kinh doanh gỗ hợp pháp trong trường hợp nhập khẩu gỗ về để mua bán thì cần đáp ứng điều kiện theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 102/2020/NĐ-CP về hồ sơ khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu gỗ nhập khẩu:

[1] Trường hợp chủ gỗ nhập khẩu bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho một hay nhiều chủ gỗ khác:

Chủ gỗ nhập khẩu lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê gỗ nhập khẩu, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu [nếu có] giao cho chủ gỗ mua và lưu hồ sơ gốc gỗ nhập khẩu.

[2] Trường hợp chủ gỗ mua, bán toàn bộ hoặc một phần lô hàng gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ khác:

Chủ gỗ bán lập bảng kê gỗ trích từ bảng kê mua trước đó, sao hồ sơ gỗ nhập khẩu và ký xác nhận, đóng dấu [nếu có] giao cho chủ gỗ mua và lưu giữ bản sao.

Trường hợp bán gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ tiếp theo: Chủ gỗ bán thực hiện theo quy định tại mục [2].

Trường hợp chuyển giao quyền sở hữu bằng các hình thức khác: Thực hiện theo quy định tại một trong các điểm a, b và c.

2. Đối với gỗ có nguồn gốc từ trong nước

Trong trường hợp thương nhân nhập gỗ có nguồn gốc tại Việt Nam, thì theo quy định tại Điều 23 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT đối tượng này phải đáp ứng hồ sơ như sau:

Hồ sơ đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, từ rừng trồng, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu đã chế biến.

- Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập.

- Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán.

Theo đó, khi lấy gỗ đã qua xử lý về sản xuất kinh doanh thì thương nhân chỉ cần 02 loại giấy tờ trên.

3. Bảng kê lâm sản

Về bảng kê lâm sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT thương nhân kinh doanh gỗ phải lập bảng kê lâm sản đối với đối tượng mà mình kinh doanh.

Do chủ lâm sản lập sau khai thác; khi mua bán, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển.

Đồng thời, khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản theo quy định hoặc do người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm.

Chủ lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung kê khai và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản.

Như vậy, thương nhân là hộ gia đình, cá nhân cần lưu ý đối với hồ sơ kinh doanh sản xuất gỗ thì có hai loại theo 2 hình thức nhập gỗ đó là nhập khẩu từ nước ngoài và nhập nguyên liệu từ nguồn trong nước. Qua đó, cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hồ sơ đối với từng loại theo đúng quy định pháp luật.

Chủ Đề