Các nội dung đổi mới quản trị trường tiểu học

Thuật ngữ quản trị quốc gia, được đưa vào và xác định hướng đi trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII, đó là: “Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, cạnh tranh và hiệu quả”. Như thế có thể hiểu, bản chất của quản trị quốc gia là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện để quản lý đất nước, giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia. Người ta nói, đây là sự đổi mới chức năng của Nhà nước từ “Người chèo, lái thuyền” sang “Người hoa tiêu”.

Nói riêng về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc bổ sung thuật ngữ quản trị thay cho quản lý nhà trường là một bước tiến mới trong công cuộc làm thay đổi cơ bản giáo dục nước nhà. Điều đó thể hiện tính chất của sự đổi mới trong nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục ở mỗi trường học theo mục tiêu tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục. Từ đó, đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của cơ sở giáo dục.

Phân biệt giữa quản lý và quản trị nhà trường

Ở nước ta, quản lý và quản trị là thuật ngữ đã có từ lâu trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên người ta ít dùng cụm từ quản trị nhà trường hơn so với quản lý. Quản trị nhấn mạnh tới sự phân bổ quyền lực cho cơ sở và trong cơ sở; cách thức đo lường đánh giá hiệu quả công việc; và thực hiện nhiệm vụ của một đơn vị cũng như tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở và đội ngũ trong cơ sở đó. Quản trị tập trung chủ yếu vào kết quả và thành tích hoạt động của một nhà trường nào đó.

Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT có định nghĩa: “Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động của nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của mỗi nhà trường”.

Từ định nghĩa trên dễ nhận thấy một số dấu hiệu nổi trội của hoạt động quản trị khi được so sánh với quản lý nhà trường:

Giao quyền tự chủ và giám sát mà không là phân cấp, ủy quyền. Xây dựng chiến lược và kết hợp với lãnh đạo mà không là chỉ chú ý tới chiến thuật và các phương án hành động. Lựa chọn làm những thứ được cho phép để đạt mục tiêu giáo dục mà không làm mọi thứ cho phép một cách tốt nhất. Coi trọng lập kế hoạch, quy trình, quy chuẩn hoạt động mà không chỉ coi trọng kết nối, thúc đẩy và kiểm soát người làm. Hiệu trưởng biết sử dụng các quy trình khi tổ chức, động viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người làm mà không chỉ biết tổ chức, linh hoạt và làm việc có hiệu quả.

Như vậy, quản trị nhà trường coi trọng kết quả đạt được, nhấn mạnh tới tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của giáo viên và người lao động, coi trọng tính kỷ luật và chất lượng, hiệu quả công việc. Quản lý nhà trường lại coi trọng quá trình dẫn đến kết quả, chú ý nhiều tới mối quan hệ phối hợp giữa những người làm, nhấn mạnh tới cơ chế phân cấp, phân quyền trong tổ chức và điều hành.

Quản trị tốt sẽ đem lại môi trường giáo dục hạnh phúc và hiệu quả.

Nội dung cơ bản của hoạt động quản trị nhà trường

Nội dung bao trùm của hoạt động quản trị nhà trường là huy động trí tuệ tập thể để xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trên cơ sở tự chủ và có trách nhiệm giải trình. Chú trọng tạo ra môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ và chống bạo lực học đường theo các tiêu chí của mô hình trường học hạnh phúc. Do vậy mỗi cơ sở giáo dục cần tập trung vào những hoạt động cơ bản dưới đây:

Quản trị hoạt động dạy và học theo hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh; giáo dục không áp đặt, phát huy tính chủ động, tích cực của người học; tích hợp ở lớp dưới và phân hóa ở lớp trên. Quản trị nhân sự nhà trường theo hướng tăng tính chủ động sáng tạo của giáo viên, coi trọng tạo động lực cho người dạy và người học.

Quản trị tài chính nhà trường theo hướng minh bạch, công khai; đa dạng hóa nguồn lực tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường theo hướng coi trọng phân công đúng người, đúng việc và ủy quyền trên cơ sở “bản mô tả công việc”.

Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ dạy học, giáo dục trên cơ sở coi trọng khả năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ cho việc nâng cao chất lượng nhà trường. Quản trị chất lượng giáo dục trên cơ sở coi trọng tự đánh giá mức độ đạt được và chủ động tham gia quá trình kiểm định chất lượng nhà trường, sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến chất lượng nhà trường.

Trên những thành quả của hoạt động quản lý nhà trường có được, cần thay đổi và dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tự chủ nội bộ trong nhà trường, cùng nhau tự quản lý và chịu trách nhiệm giải trình một cách cao hơn khi được giao quyền tự chủ.

Quản trị nhà trường được hiểu tương tự với quản lý nhà trường trong cơ chế tự chủ và tự trách nhiệm xã hội - giải trình. Từ đó, các cơ quan quản lý Nhà nước không còn cơ chế  “trói buộc” đối với các cơ sở giáo dục và chính cơ sở giáo dục cũng không còn cơ chế “trói buộc” đối với giáo viên và người lao động. Đồng nghĩa, nhà trường không bị quá lệ thuộc vào cấp trên mà làm mất tính chủ động sáng tạo của tất cả mọi người.

Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu TườngĐơn vị: Trường Tiểu học Dư Hàng Kênh - Lê Chân - Hải PhòngBÀI ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ 5“XU HƯỚNG ĐỔI MỚI QUẢN LÍ GDPT VÀ QUẢN TRỊ NHÀ TRƯỜNGTIỂU HỌC”Câu hỏi: Nêu những định hướng đổi mới quản lý Giáo dục phổ thông hiện nay. Liên hệvới thực tiễn quản lý của bản thân tại trường Tiểu học.Trả lờiQuản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thànhviên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được cácmục đích đã định.Quản lí là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằmđạt được mục đích của cả nhóm.Quản lí chính là các hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của nhữngngười khác nhằm thu được kết quả theo mong muốn.Quản lí là một nghệ thuật, biết rõ chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nàobằng phương pháp tốt nhất.Bản chất của quản lí: Là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển,phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặccùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả laođộng của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãncủa những người tham gia.Quản lí giáo dục thường được thực hiện ở 3 cấp: cấp trung ương, cấp địa phương và cấpcơ sở. Cấp trung ương và cấp chính quyền địa phương tỉnh, thành phố được gọi chung làcấp cao. Cấp ngành ở tỉnh, thành phố và cấp chính quyền quận. huyện gọi là cấp trung, vàcấp trường là cấp cơ sở.Nhà trường là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục, đồng thời là một dạng của tổ chứctrong xã hội. Vì vậy có thể hiểu quản lí nhà trường theo hai nghĩa cơ bản sau:1. Đó là quản lí giáo dục tại cơ sở.2. Đó là quản lí một tổ chức trong xã hội, và cụ thể là tổ chức giáo dục.Bản chất quản lí trường học:Quản lí trường học là quản lí giáo dục tại cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lí là các cấpchinh quyền và chuyên môn trên trường, các nhà quản lí trong trường do hiệu trưởngđứng đầu, đối tượng quản lí chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn-nghiệp vụ,nguồn lực quản lí là con người, cơ sở vật chất-kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-côngnghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật,chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có.Nội dung của quản lí: Quản lí tài chính giáo dục. Quản lí cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật[tài sản vật chất]. Quản lí nhân sự [các sự vụ liên quan đến cán bộ, công chức, nhân viên,giáo viên, học sinh -tài nguyên con người]. Quản lí chuyên môn [chương trình, hoạt độnggiảng dạy, hoạt động học tập, phát triển nguồn nhân lực giảng dạy và quản lí, các hoạtđộng nghiên cứu và phát triển khác]. Quản lí môi trường [tự nhiên và văn hóa]. Quản lícác quan hệ giáo dục của ngành giáo dục với các thiết chế xã hội khác [Đoàn, Đội, Côngđoàn, các hội nghề nghiệp, các hội chính trị-xã hội, gia đình học sinh, cộng đồng dân cư].Khoa học quản lí đã có nhiều tiến bộ. Xã hội có nhiều thay đổi. Thực tiễn giáo dục VNtrong những năm gần đây có nhiều thay đổi : Thay đổi về chương trình, sgkDo nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu trong giáo dục, Xu thế toàn cầu hóa, Hìnhthành các mạng lưới giáo dục quốc tế, Hiệu ứng “Thế giới phẳng”, Chuẩn hóa, Thế giớikêt nối [Cách mạng khoa học 4.0], Mô hình giáo dục ảo, Lớp học kết nốiGiáo dục và quản lí nhà trường tập trung vào mấy điểm:Hiệu lực quản lí cần đủ cao để xúc tiến thay đổi trong giáo dục hướng tới những giá trịhiện đại.Nâng cao vai trò của các nguồn lực khoa học-công nghệ trong quản lí để cải thiện hiệuquả quản lí.Tính thích ứng cao của hệ thống quản lí [bộ máy, phương pháp, nhânsự. thông tin...] trước những biến động của giáo dục.Tập trung vào chất lượng giáo dục trên cơ sở thiết lập các hệ thốngquản lí chất lượng trong giáo dục theo các chuẩn hiện đại và chuẩn quốc tế.Tiêu chí chung của hội nhập quốc tế thành công là:Phát triển hài hòa giữa tính dân tộc và tính thời đại, vừa có khác biệt về bản sắc vừa tăngnhững giá trị nhân văn chung với loài người.Mở rộng phạm vi và hình thức hợp tác, giao dịch và dịch vụ giáo dục của đất nước trongmôi trường quốc tế.Ngày càng được cộng đồng quốc tế thừa nhận về giá trị và thành tựu phát triển giáo dục ,đặc biệt xét trên các nguyên tắc phát triển bền vữngQuản lí thay đổi trong giáo dục: Quản lí tình trạng khẩn cấp trong giáo dục. Quản lí rủiro trong giáo dục. Quản lí xung đột trong giáo dục. Quản lí Stress trong giáo dục . Quảnlí thích ứng trong giáo dục. Quản lí khủng hoảng trong giáo dục. Quản lí chất lượng giáodục.Quản lí thay đổi là tiếp cận quản lí nhằm thực hiện các nhiệm vụ quản lí sao chochuyển dịch các cá nhân, nhóm đội, tổ chức, công việc sang trạng thái tương lai mongmuốn. Quản lí sự thay đổi thường được thực hiện dưới hình thức dự án [ProjectManagement], bởi vì những thay đổi định làm nói chung thường được giải quyết qua dựán các cấp.Quản lí chất lượng trong dạy học 10 thành tố chất lượng trong giáo dục:1 Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên đểcó động cơ học tập chủ động2 Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức3 Phương pháp và kĩ thuật dạy học, học tập tích cực4 Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy5 Trang thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập, giảng dạy, học liệu và công nghệgiáo dục thích hợp, dễ tiếp cận và thân thiện với người sử dụng10 thành tố chất lượng trong giáo dục:1 Môi trường học tập bảo đảm vệ sinh, an toàn, lành mạnh2 Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả giáodục3 Hệ thống quản lí giáo dục có tính tham gia và dân chủ4 Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạtđộng giáo dục5 Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bìnhđẳng.Quản lí chất lượng giáo dục [Educational Quality Management] là tiếp cận hệthống trong quản lí trạng thái giáo dục nhằm tác động có tính hệ thống để gây ảnhhưởng tích cực đến những nhân tố chất lượng giáo dục ở các qui mô khác nhau[môn học, lớp học, nhà trường, giáo dục địa phương, ngành học, cấp học hoặc hệthống giáo dục quốc gia] thông qua hệ thống quản lí chất lượng chuẩn hóa [ISO]hoặc phương thức quản lí xem chất lượng giáo dục là tổng thể [Total Quality] vàquản lí nó như quản lí hệ thống.* Liên hệ với thực tiễn quản lí của bản thân tại trường tiểu học.- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dụcvà đào tạoQuán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mớicăn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục vàđào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàngđầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáodục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhâncách, lối sống cho con em mình.Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồngthuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối vớicông cuộc đổi mới, phát triển giáo dục.Coi trọng công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong các trường học,trước hết là trong đội ngũ giáo viên. Bảo đảm các trường học có chi bộ; các trường đạihọc có đảng bộ. Cấp ủy trong các cơ sở giáo dục-đào tạo phải thực sự đi đầu đổi mới,gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc tổ chứcthực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Lãnh đạo nhà trường pháthuy dân chủ, dựa vào đội ngũ giáo viên, viên chức và học sinh, phát huy vai trò của cáctổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực, dựbáo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Trên cơ sởđó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện.Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượngtiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theohướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người họcTrên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu,chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo.Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo;là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí,thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinhgiản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành,vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, trithức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa,truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn củachủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thứcquốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa,thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viếtcủa các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Namở nước ngoài.Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chươngtrình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lốitruyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng,phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đadạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụngcông nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc,nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lựcvà hình thành nhân cách.Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảođảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên;giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Biênsoạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đếnhọc sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật.Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng,tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợpvới từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học.Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểubiết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục,đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quanViệc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chítiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sửdụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giácủa người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá củagia đình và của xã hội.Đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú trọng nănglực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng cấp, trước hết làtrong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đốivới người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đạihọc, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo vàngành nghề đào tạo.- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốtđời và xây dựng xã hội học tập- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăngquyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lýchất lượng6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục vàđào tạoXây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hộinhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đàotạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sởgiáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viêncao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụsư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý.Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng,đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực,đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưuhợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặckiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, khôngđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thốngthang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc,theo vùng.Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệpvụ. Có chính sách hỗ trợ giảng viên trẻ về chỗ ở, học tập và nghiên cứu khoa học. Bảođảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tônvinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ... Tạo điều kiện để chuyên giaquốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sởgiáo dục, đào tạo trong nước.Triển khai các giải pháp, mô hình liên thông, liên kết giữa các cơ sở đào tạo, nhất là cáctrường đại học với các tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt là các viện nghiên cứu.7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội;nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạoNhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân sách nhànước chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; chú trọng nângcao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyênmôn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập. Hoàn thiện chính sách học phí.Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoạt động đàotạo. Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính phù hợp đối với các loại hình trường. Có cơchế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện định kỳ kiểm toán các cơsở giáo dục-đào tạo.Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặtbằng xây dựng trường. Từng bước hiện đại h óa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạtầng công nghệ thông tin. Bảo đảm đến năm 2020 số học sinh mỗi lớp không vượt quáquy định của từng cấp học.Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghềnghiệp và giáo dục đại học với ngân sách chi cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc hệthống chính trị và các lực lượng vũ trang. Giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việcsử dụng kinh phí.- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệtlà khoa học giáo dục và khoa học quản lýQuan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng caonăng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốcgia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khaichương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục.Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giaocông nghệ của các cơ sở giáo dục đại học. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu,giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ưu tiên đầu tư phát triển khoahọc cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyênngành, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sởgiáo dục đại học. Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.Khuyến khích thành lập viện, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, doanhnghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, phát minh trong cáccơ sở đào tạo. Hoàn thiện cơ chế đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học và côngnghệ cho các cơ sở giáo dục đại học. Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứukhoa học và triển khai công nghệ với các trường đại học công lập.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề