Vị trí của văn học trung đại Việt Nam trong nền văn học dân tộc

§Ò c¬ng d¹y thªm Ng÷ v¨n 9 – n¨m häc 2011 - 2012Tuần 1 – Buổi 1Ngày duyệt: …….KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIXA.Mục tiêu bài học:- Giúp học sinh có những hiểu biết sơ lược về sự hình thành, cấu tạo và tiến trình phát triển củavăn học trung đại VN.- Bồi dường kĩ năng đối chiếu so sánh văn ọc trung đại với văn học hiện đại. - Giáo dục lòng yêu quý, trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộcB. Tiến trình lên lớp* Tổ chức : - Ngày …………Lớp 8b, sĩ số: 27, vắng:……………………………………………… - Ngày …………Lớp 8b, sĩ số: …, vắng:……………………………………………….C. Nội dung ôn luyện: I. Tìm hiểu chung.1. Khái niệm về văn học trung đại. Văn học trung đại là một cách gọi tên mang tính qui ước, đó là một giai đoạn mà văn học hìnhthành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam[Văn học viết thời phongkiến, văn học cổ, văn học thành văn.] được xác định từ thế kỷ X [dấu mốc cho sự ra đời của nhànước phong kiến Việt Nam đầu tiên] đến hết thế kỷ XIX.2. Vị trí, vai trò của văn học trung đại.- Có vai trò, vị trí rất quan trọng bởi đây là mốc đầu tiên, chặng đường đầu tiên của văn học.- Nội dung tư tưởng của văn học trung đại có tính chất bao trùm lên nền văn học dân tộc.- Cùng với dòng văn học dân gian ra đời đã từ lâu, văn học viết trung đại ra đời đã hoànchỉnh diện mạo văn học dân tộc, đóng vai trò chủ đạo trong nền văn học dân tộc.II- Các thành phần văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Hai thành phần chủ yếu của văn học trung đại Việt Nam là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.1. Văn học chữ Hán - Gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt.- Xuất hiện rất sớm và tồn tại trong suốt quá trình hình thành phát triển của văn học trung đại [thơ, văn xuôi], ảnh hưởng của văn học Trung Quốc.- Thể loại: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật…=> Có thành tựu nghệ thuật to lớn…2. Văn học chữ Nôm - Xuất hiện cuối thế kỉ XIII,- Tồn tại và phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. 1 §Ò c¬ng d¹y thªm Ng÷ v¨n 9 – n¨m häc 2011 - 2012- Chủ yếu là thơ và một số ít tác phẩm văn xuôi.- Tiếp thu thể loại văn học Trung Quốc và dân tộc hoá chúng: thơ Nôm Đường luật, Đường luật thấtngôn xen lục ngôn…=> Hai thành phần văn học trung đại Việt Nam phát triển song song không đối lập mà bổ sung cho nhau.III- Các giai đoạn phát triển 1. Giai đoạn thế kỉ X-XIV: a. Hoàn cảnh lịch sử:- Đất nước thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, xây dựng nền độc lập tự chủ dân tộc và hình thái xã hội phong kiến rõ nét.- Quyền lợi của giai cấp thống trị và quyền lợi của dân tộc, quyền lợi của nhân dân thống nhất, thể hiện rõ trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.- Giai cấp phong kiến đóng vai trò tích cực lãnh đạo nhân dân đánh thắng giặc Tống, Nguyên, Minhbảo vệ đất nước, xây dựng một nền văn hoá giàu tính truyền thống. b.Văn học:- Văn học dân gian tiếp tục phát triển, văn học viết chính thức ra đời tạo bước ngoặt phát triển của nền văn học dân tộc.- Chữ Hán, Nôm [chủ yếu chữ Hán].- Thể loại: văn xuôi [chiếu, biểu, truyện, kí] văn vần [thất ngôn bát cú đường luật, tứ tuyệt]- ảnh hưởng Phật giáo và Nho giáo hay Đạo giáo ở các tầng lớp trên của xã hội.- Lực lượng sáng tác: Vua, quan, tăng lữ, nhà nho…- Cảm hứng chủ đạo: Yêu nước chống giặc ngoại xâm.* Thời Lí: + Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu, Nam quốc sơn hà, Cáo tật thi chúng…+ Nội dung phản ánh: Tâm hồn nhà thơ giàu rung cảm với tạo vật, với con người và nhân dân nơi trần thế.* Thời Trần, Hồ: + Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Thuật hoài, Việt điện U linh tập + Nội dung phản ánh: hào khí Đông A thể hiện tinh thần yêu nước, mở đầu cho việc ghi thành văn các sáng tác văn học dân gian.* Thời Lê sơ: + Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập….+ Nội dung phản ánh: Nguyễn Trãi là một bước nhảy vọt, bông hoa nghệ thuật đầu mùa rực rỡ của thơ ca viết bằng chữ Nôm. Ông là kết tinh của gần 6 thế kỉ vận động và phát triển của văn học Việt Nam. 2. Giai đoạn thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIII.2 §Ò c¬ng d¹y thªm Ng÷ v¨n 9 – n¨m häc 2011 - 2012a.Về lịch sử:- Đất nước không còn ngoại xâm, nguy cơ xâm lược vẫn còn.- Khủng hoảng chính trị xuất hiện, nội bộ phong kiến mâu thuẫn gây chiến tranh phong kiến và chiacắt lãnh thổ. => Các cuộc chiến tranh Lê - Mạc, Trịnh-Nguyễn.- Mâu thuẫn giữa nông dân và giai cấp thống trị phát sinh rỡ rệt, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổra.- Sự du nhập của đạo Thiên chúa, xây dựng được hệ thống chữ quốc ngữ.b. Về văn học:- Văn học chữ Nôm phát triển dựa trên sự tiếp sức của văn học dân gian.- Các tác giả tiêu biểuNguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ… những nho sĩ ở ẩn bất mãn hiện tại, hoài niệm quá khứ, thích nhàn tản.- Cảm hứng chủ đạo: Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.phê phán xã hội phong kiến.- Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên nam ngữ lục, Truyền kỳ mạn lục, thấm đượm cảm hứng nhân đạo.- Văn học viết bằng chữ Nôm phong phú hơn.3. Giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX: a.Về lịch sử:- Chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ.- Phong trào nông dân khởi nghĩa mạnh như vũ bão.- Triều đình nhà Nguyễn là thể chế nặng nề, bảo thủ.- Hiểm hoạ thực dân xâm lăng [ Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào năm 1858]b.Về văn học:- Các tác giả tiêu biểu: : Xuất hiện nhiều taifhoc lỗi lạc: Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Ngô gia văn phái, Bà Huyện Thanh Quan…- Các thể loại đều nở rộ và phát triển đến trình độ nhuần nhuyễn, tinh tế, có khả năng diễn đạt sự phong phú trong tâm hồn con người.- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng nhân đạo chống phong kiến; số phận con người được đề cao một cách gay gắt; đặc biệt chú ý vào thân phận của người phụ nữ; biểu dương những giá trị nhân đạo mới;… 4. Giai đoạn nửa cuối T.Kỉ XIX a. Lịch sử:- Thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta.=> Xã hội phong kiến => Xã hội phong kiến thực dân.- Cuộc giao tranh giữa hai luồng văn hoá Đông và Tây, cổ truyền và hiện đại.b.Văn học:- Chữ quốc ngữ được sử dụng, nhưng văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫn là chính.3 §Ò c¬ng d¹y thªm Ng÷ v¨n 9 – n¨m häc 2011 - 2012- Dòng văn học yêu nước lần đầu tiên được thể hiện dưới âm điệu bi tráng, người nông dân được xuất hiện trong các tác phẩm với những nét đẹp tiêu biểu.- Các nhà thơ trào phúng đưa ra những tiếng cười tài năng và tâm huyết trước hiện thực xã hội lố lăng.- Cảm hứng chủ đạo: Yêu nước chống giặc ngoại xâm.IV- Đặc điểm về nội dung 1. Cảm hứng yêu nước :- Yêu nước gắn liền lí tưởng trung quân.- Nội dung thể hiện: yêu nước là có ý thức tự tôn dân tộc, yêu giống nòi, tinh thần bảo vệ tổ quốc chống kẻ thù xâm lược.- Cảm hứng chủ đạo: đủ màu vẻ và cung bậc, buồn vui, giận hờn, thao thức, hùng tráng, bi ai- Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Bạch Đằng giang phú, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, 2. Cảm hứng nhân đạo: - Yêu nước là phương diện cơ bản của nhân đạo, tuy vậy vẫn có đ/điểm riêng- Nội dung thể hiện: nguyên tắc đạo lí làm người, khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống của con người, tấm lòng cảm thương cho mọi kiếp người đau khổ.- ảnh hưởng: tư tưởng từ bi bác ái đạo Phật, nhân nghĩa của đạo Nho làm tăng tình thương của con người với nhau => Là điều cốt lõi trong quan niệm nhân đạo của nhân dân.V- Mấy đặc điểm lớn về hình thức: 1. Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm - Quy phạm: Là đặc điểm nổi bật bao trùm văn học trung đại. Sáng tác nghệ thuật theo công thức vềnội dung và hình thức:+ Hình thức: sử dụng thể loại văn học cổ, niêm luật chặt chẽ thống nhất;+ Công thức: người [ngư, tiều, canh, mục] con vật [long, li, quy, phượng], nam phải có mày râu, nữ phải là cây liễu, yểu điệu…+ Phép đối: đối đoạn, đối ý, đối âm.=> Tính quy phạm tạo nên kiểu ước lệ đặc trưng riêng thiên về công thức trừu tượng, nhẹ về tính cáthể cụ thể trong nghệ thuật- Phá vỡ: khai thác ngôn ngữ dân gian, sáng tạo ra các thể thơ mới để cho hồn thơ nở hoa kết trái tự nhiên nhiều màu sắc và ngọt dịu hơn, tạo nên khuynh hướng dân chủ hoá văn học thể hiện tinh thần dân tộc mặc dù viết bằng chữ Hán nhưng thể hiện tâm hồn của người Việt. Vận dụng thành thạo chữ Nôm, thể thơ lục bát, song thất lục bát,…-ảnh hưởng: chữ viết, thể thơ, thi liệu, văn liệu2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị - Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả trang trọng hơn cái đời thường bình dị.4 §Ò c¬ng d¹y thªm Ng÷ v¨n 9 – n¨m häc 2011 - 2012- Nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ hơn vẻ đẹp thô sơ, mộc mạc.+ Ngôn ngữ: mang tính nghệ thuật, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên.- Văn học gắn liền với hiện thực, đưa cái trang trọng tao nhã về gần gũi với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài - Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc:+ Ngôn ngữ: dùng chữ Hán để sáng tác;+ Thể loại: văn vần [thể cổ phong và Đường luật], Văn xuôi: chiếu, biểu, truyền kì, tiểu thuyết,…;+ Thi liệu: chủ yếu điển cố, điển tích Trung Hoa.- Quá trình Việt hoá:+ Sáng tạo ra chữ Nôm ghi âm tiếng Việt; + Việt hoá thơ Đường thành thơ Nôm Đường luật;+ Sáng tạo nhiều thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát,… lấy thi liệu từ đời sống của nhân dân Việt Nam. * Thống kê các tác phẩm văn học trung đại đã học và cho biết tác phẩm ấy thuộc giai đoạn nào? Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm đó?…………………………………………………5

09:33 29/04/2022

Một trong những nền văn học quan trọng góp mặt nhiều nhất trong chương trình giảng dạy tại trường lớp là văn học trung đại. Nền văn học này có hàng loạt các tác phẩm quen thuộc mà bất kỳ học sinh nào cũng dễ dàng ghi nhớ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ văn học trung đại là gì, trải qua quá trình hình thành như thế nào và giá trị mang lại ra sao? 

Khái niệm nền Văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại là cách gọi bao quát cho các tác phẩm được hình thành và phát triển trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam. Chính sự ra đời của nền văn học này, kết hợp cùng tính phong phú sẵn có của văn học dân gian, đã góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học dân tộc. 

Song, văn học trung đại khá đa dạng về thể loại cũng như các đặc tính nổi bật. Cùng CoLearn tìm hiểu chi tiết về lịch sử phát triển và đặc trưng của nền văn học này thú vị ra sao trong bài viết dưới đây nhé!


Văn học trung đại đa dạng về thể loại và các đặc tính nổi bật

Các giai đoạn lịch sử của nền văn học trung đại Việt Nam

Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV

Thế kỷ X ghi nhận một dấu mốc lịch sử đặc biệt của dân tộc Việt Nam khi ta giành được quyền độc lập tự chủ. Văn học tại thời điểm này chủ yếu là các tác phẩm được sáng tác bằng chữ Hán với nội dung chính xoay quanh tinh thần dân tộc, tình yêu nước, thương dân. Một số tác phẩm nổi bật có thể kế tới như: Hịch tướng sĩ [Trần Quốc Tuấn], Chiếu dời đô [Lý Công Uẩn], Đại Việt sử kí [Lê Văn Hưu],...v.v.

Mãi đến cuối thể kỷ XIII, nền văn học đánh dấu một bước ngoặt lớn với sự xuất hiện của Văn học chữ Nôm. Các tác phẩm được viết bằng chữ Nôm chủ yếu là thơ thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, bao gồm: ngâm khúc, truyện thơ, phú, văn tế,... phản ánh chân thực đời sống con người Việt Nam thời bấy giờ. 

Nắm vững giai đoạn phát triển này cùng khái niệm trạng ngữ là gì giúp học sinh học tốt môn Văn hơn.


Văn học trung đại trong giai đoạn từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV

Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII

Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII, văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm cùng phát triển song song với nội dung đan xen giữa ngợi ca tinh thần yêu nước và phê phán hiện thực xã hội phong kiến đầy. 

Văn chính luận và văn xuôi tự sự là 2 thể loại có bước phát triển vượt bậc của văn học chữ Hán tại thời điểm này. Trong đó, phải kể đến những đóng góp to lớn của Nguyễn Trải với Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục và Lê Thánh Tông với Thánh Tông di thảo tương truyền. Tình huống truyện cũng là kiến thức quan trọng để học sinh hiểu được diễn biến của các câu chuyện.

Văn học chữ Nôm trong giai đoạn này đạt được thành tựu có phần nhỉnh hơn khi kết hợp hài hòa giữa các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc và thể loại đặc trưng của văn học dân tộc như:

  • Thơ theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn: Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi, Quốc âm thi tập.
  • Khúc ngâm thể song thất lục bát: Tứ thời khúc vịnh.
  • Diễn ca lịch sử thể lục bát và song thất lục bát: Thiên Nam ngữ lục [lục bát], Thiên Nam minh giám [song thất lục bát]. 


Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX

Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến dần suy thoái bởi các phong trào nông dân khởi nghĩa, người dân Việt nổi dậy đấu tranh giải phóng con người. Văn học trong hoàn cảnh đương thời cũng vì vậy mà trở nên rực rỡ, đáng ghi nhớ.

Theo dòng sự kiện, trào lưu nhân đạo chủ nghĩa ra đời, đặc biệt là khi người phụ thời bấy giờ bắt đầu cất tiếng nói đòi quyền sống, quyền bình đẳng, hạnh phúc. Hàng loạt các tác phẩm văn học đều đề cập đến nữ giới, như: Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn], Cung oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều], kiệt tác Truyền Kiều của Nguyễn Du,... Đồng thời, sự xuất hiện của các nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,... cũng góp phần tạo thêm điểm nhấn cho nền văn học giai đoạn này. 

Xem thêm: Văn học dân gian là gì? Đặc trưng cơ bản và thể loại của Văn học dân gian

Bên cạnh đó, các tác phẩm xoay quanh thế giới nội tâm riêng tư, ý thức cá nhân của con người cũng ngày càng phát triển thoải mái, mạnh mẽ hơn dưới cả 2 hình thức văn xuôi và văn vần, được thể hiện bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. 


Văn học từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đề cập nhiều đến người phụ nữ

Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ XIX

Nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, mở ra thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cũng vì vậy mà càng được đẩy mạnh hơn cùng âm hưởng bi tráng, hào hùng, nổi bật trong đó phải kể đến nhà văn lớn Nguyễn Đình Chiểu với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nhiều nhà thơ quen thuộc như: Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thông,... với các tác phẩm thơ ca yêu nước mà bạn đã, đang và sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn. Ngoài ra giai đoạn này còn ghi nhận thành tựu của thơ ca trữ tình – trào phúng với 2 nhân vật tiêu biểu là Tú Xương và Nguyễn Khuyến. 

Đặc biệt, sự xuất hiện của văn học chữ Quốc ngữ xuyên suốt thế kỷ XIX đã mang đến làn gió mới cho nền văn học Việt Nam, trở thành văn tự duy nhất được duy trì để sáng tác cho đến ngày nay. Nếu bạn có khó khăn gì trong quá trình học tập văn học có thể tham gia hỏi đáp bài tập để Colearn giúp bạn nắm vững kiến thức sâu hơn.

3 Đặc trưng nổi bật của văn học trung đại Việt Nam

Xuyên suốt các quá trình lịch sử, nền văn học ghi nhận 3 đặc điểm văn học trung đại nổi bật dưới đây: 

Đặc trưng 1: Tính song ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học trung đại

Có thể thấy, đặc trưng thường thấy nhất trong văn học trung đại Việt Nam là tính song ngữ đan xen giữa văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. 

Tiêu biểu là khoảng thời gian từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV, do ảnh hưởng sâu rộng từ văn hóa Hán mà chữ Hán gần như trở thành ngôn ngữ sáng tác chủ đạo của các nhà văn Việt Nam. Song, về mặt nội dung, vẫn đảm bảo đề cao được chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc Việt. 

Đặc trưng 2: Văn học trung đại kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian

Với tính chân thực, đa dạng nhiều màu sắc, văn học dân gian trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nền văn học dân tộc, trong đó có cả văn học trung đại Việt Nam.

Cụ thể, văn học viết trung đại tiếp thu từ văn học dân gian nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: đề tài, quan niệm thẩm mỹ, thể loại, ngôn từ. Nhờ những tư liệu liệu học hỏi từ văn học dân gian, các tác phẩm thơ ca trung đại, tập văn xuôi chữ Hán, truyện Nôm thêm phần chân thực và chuẩn xác hơn.  Không những thế, hai nền văn học còn có mối tác động, bổ sung lẫn nhau trong suốt chặng đường phát triển, góp phần hoàn thiện nền văn học dân tộc. Vì vậy, các em học sinh cần nắm vững các đặc trưng này cùng cách làm bài văn tự sự để học tốt môn Văn. 


Văn học dân gian là nguồn cảm hứng phát triển văn học trung đại Việt Nam

Đặc trưng 3: Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng tôn giáo

Tư tưởng tôn giáo luôn là nền tảng hình thành các tác phẩm văn học trung đại. Nói cách khác, sự phát triển của văn học trung đại đều phải theo khuôn khổ các học thuyết Phật, Nho, Đạo vì chính những quan điểm này đã tạo nên nét đặc thù trong tư tưởng người dân về bản chất vũ trụ, thiên nhiên, và con người.

Hơn nữa, tư tưởng tôn giáo còn đem lại những hệ quả đặc trưng như: hạn chế ý thức và biểu hiện tâm tư, tình cảm cá nhân; là thi liệu cho các bài học đạo đức, mang tính uốn nắn, giáo dục con người; phân biệt rõ ràng giữa văn học linh thiêng và văn phàm tục. Nắm vững 3 đặc điểm trên cùng cách học thuộc Văn hiệu quả giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất.

Bài viết trên đây đã khai thác cụ thể từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam. Nền văn học này vốn đa dạng và trải qua quá trình lịch sử khá dài nên CoLearn hy vọng những thông tin kể trên sẽ phần nào giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn, phục vụ cho việc nghiên cứu và ôn tập đạt hiệu quả cao. 

Video liên quan

Chủ Đề