Các dạng bài tập axit bazo muối lớp 11

13:42:1306/07/2021

Sau khi nắm được nội dung về Axit, Bazơ, Muối và Hidroxit lưỡng tính theo thuyết Areniut, nội dung bài này chúng ta sẽ vận dụng giải một số bài tập liên quan.

Dưới đây là một số hướng dẫn giải bài tập về axit, bazơ, muối và hidroxit lưỡng tính để các em tham khảo.

• Lý thuyết Axit, bazo, muối và hidroxit lưỡng tính theo Areniut - Hóa 11 bài 2

* Bài 1 trang 10 sgk hóa 11: Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit? Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.

> Lời giải:

 Axit: là những chất phân li trong nước ra ion H+, ví dụ:

 HCl → H+ + Cl-

 H2S ⇌ 2H+ + S2-

 Axit một nấc: là những axit chỉ phân li một nấc ra ion H+ thí dụ như HCl, HBr…

 HCl → H+ + Cl-

 Axit nhiều nấc là những axit phân li nhiều lần ra H+ như:

H2S là axit hai nấc

H2S ⇌ H+ + HS-

HS- ⇌ H+ + S2-

H3PO4 là axit ba nấc

H3PO4 ⇌ H+ + H2PO4-

H2PO4- ⇌ H+ + HPO42-

HPO42- ⇌ H+ + PO43-

 Bazơ là những chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-

   Ba[OH]2 

 Ba2+ + 2OH-

 Hiđroxit lưỡng tính: là những chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

- Ví dụ: Zn[OH]2, Al[OH]3, Be[OH]2…

 + phân li kiểu bazơ: Al[OH]3 

 Al3+ + 3OH-

 + phân li kiểu axit:    HAlO2 

 AlO2- + H+

 [Khi đó: Al[OH]3 viết dưới dạng axit HAlO2.H2O]

• Muối trung hoà: là những muối mà phân tử không còn khả năng phân li ra ion H+

- Ví dụ: NaCl, K2SO4, NaHPO3, CaCO3, Al[NO3]3 ,...

 Al[NO3]3 → Al3+ + 3NO3-

• Muối axit: là muối mà trong phân tử vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+

- Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3, KH2PO4, K2HPO2 ,...

 NaHSO4 → Na+ + HSO4-

- Gốc axit HSO4- lại phân li [yếu] ra H+

 HSO4- 

 H+ + SO42-

* Bài 2 trang 10 sgk hóa 11: Viết phương trình điện li của các chất sau:

a] Các axit yếu H2S; H2CO3

b] Bazơ mạnh: LiOH

c] Các muối: K2CO3, NaClO, NaHS

d] Hiđroxit lưỡng tính: Sn[OH]2

> Lời giải:

a] Các axit yếu H2S; H2CO3:

 H2S 

 H+ + HS-

 HS- 

 H+ + S2-

 H2CO3 

 H+ + HCO3-

 HCO3- 

 H+ + CO32-

b] Bazơ mạnh LiOH

 LiOH → Li+ + OH-

c] Các muối K2CO3, NaClO, NaHS

 K2CO3 → 2K+ + CO32-

 NaClO → Na+ + ClO-

 NaHS → Na+ + HS-

 HS- 

 H+ + S2-

d] Hiđroxit lưỡng tính Sn[OH]2:

 Sn[OH]2 

 Sn2+ + 2OH-

Hoặc H2SnO2 

 2H+ + SnO22-

* Bài 3 trang 10 sgk hóa 11: Theo thuyết A-re-ni-ut, kết luận nào sau đây đúng?

 A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là một axit.

 B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

 C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit. 

 D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

> Lời giải:

- Đáp án: C. Một hợp chất có khả năngphân li ra cation H+ trong nước là axit. 

 A. Sai vì: axit là chất khi tan trong nước phân li ra H+[ định nghĩa theo thuyết A-re-ni-ut]. Nhiều chất trong phân tử có Hidro nhưng phải axit như: H2O, NH3,...

 B. Sai vì: các hidroxit lưỡng tính trong thành phần phân tử cũng có nhóm OH: Zn[OH]2, Al[OH]3,...

 D. Sai vì: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-, nên trong phân tử bazơ luôn có nhóm OH [định nghĩa theo thuyết A-rê-ni-ut].

* Bài 4 trang 10 sgk hóa 11: Với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

 A. [H+] = 0,10M

 B. [H+] < [CH3COO-]

 C. [H+] > [CH3COO-]

 D. [H+] < 0,10M

> Lời giải:

- Đáp án: D. [H+] < 0,10M

- Do CH3COOH là chất điện li yếu nên trong nước chỉ phân li một phần: CH3COOH 

 H+ + CH3COO-

⇒ [H+] < [CH3COO-]= 0,1M

* Bài 5 trang 10 sgk hóa 11: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M nếu bỏ qua sự điện li của nước, thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

 A. [H+] = 0,10M 

 B. [H+] < [NO3-]

 C. [H+ ] < [NO3-]

 D. [H+ ] < 0,10M

> Lời giải:

- Đáp án: A. [H+ ] = 0,10M

Do HNO3 là chất điện li mạnh nên nó phân li hoàn toàn trong dung dịch:

 HNO3 → H+  +  NO3-

 0,1     0,1      0,1 [M]

⇒ [H+ ] = [NO3- ] = 0,1M

Trên đây là phần hướng dẫn giải một số bài tập về axit, bazơ, muối và hidroxit lưỡng tính. Hy vọng qua nội dung này các em đã rèn luyện được khả năng nhận dạng bài toán để có phương pháp giải phù hợp.

1. Định nghĩa: 

– Thuyết A-rê-ni-ut: Axít là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

      HCl →  H+ + Cl–

      CH3COOH  ⇔ CH3COO + H+.

2. Phân loại:

– Axit 1 nấc: [HCl, CH3COOH , HNO3…] 1 phân tử chỉ phân li 1 nấc ra ion H+ là axít 1 nấc. 

– Axit nhiều nấc: [H2SO4, H3PO4] 1 phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axít nhiều nấc.

H3PO4   ⇔   H+ + H2PO4–

H2PO4–   ⇔    H+ + HPO4 2-

HPO4 2-   ⇔    H+ + PO4 3-

II. Bazơ

1. Định nghĩa:

– Thuyết A-rê-ni-út: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–

        NaOH →Na+ + OH– 

2. Phân loại:

– Bazơ một nấc: NaOH, KOH,..

– Bazơ nhiều nấc: 

Mg[OH]2 ⇌ Mg[OH]+ + OH–

Mg[OH]+⇌ Mg2+ + OH–

III. Hiđroxít lưỡng tính

– Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ

VD: Zn[OH]2, Al[OH]3, Cr[OH]3,… là hiđroxít lưỡng tính

+ Phân li kiểu bazơ:

Al[OH]3 ⇔ Al3+ + 3OH-

Zn[OH]2  ⇔  Zn 2+ + 2OH–

+ Phân li kiểu axit:

Al[OH]3 ⇔ AlO2- + H+ + H2O

Zn[OH]2  ⇔ ZnO2 2- + 2H+

Hidroxit lưỡng tính ít tan, lực axit-bazơ yếu.

IV. Muối

1. Định nghĩa: 

Là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại [hoặc cation NH4+] và anion gốc axit.

2. Phân loại:    

– Muối axit là muối mà anion gốc axit còn có khả năng phân li ra ion H+.  

Ví dụ : KHSO4, NaHCO3, NaH2PO4…

– Muối trung hòa : Là muối mà anion gốc axit không còn khả năng  phân li ra ion H+.

Ví dụ :  NaCl, [NH4]2SO4…

3. Sự điện li của muối trong nước:

– Hầu hết muối tan đều phân li mạnh.

– Nếu gốc axít còn chứa H có tính axít thì gốc này phân ly yếu ra H+.

VD: NaHSO3 → Na+ + HSO3–

      HSO3–  ⇔   H+ + SO3 2-.

- Sự thủy phân muối trung hòa trong dung dịch

Muối tạo bởi axit mạnh
và bazơ mạnh

Môi trường trung tính

Muối tạo bởi axit mạnh
và bazơ yếu

Môi trường axit

Muối tạo bởi axit yếu
và bazơ mạnh

Môi trường bazơ

Muối tạo bởi axit yếu
và bazơ yếu
Tùy vào mức độ thủy phân của các ion

B. Bài tập:

1. Dạng 1: Nhận biết axit-bazơ.

2. Dạng 2: Pha trộn dung dịch

– Đối với nồng độ C%: 

– Đối với nồng độ CM:

– Đối với khối lượng riêng:

* Lưu ý:

– Chất rắn khan, chất khí coi như dung dịch có C = 100%

– Dung môi coi như dung dịch có C = 0%

– Khối lượng riêng của H2O là d = 1 g/ml.

VD1: Để thu được 500 gam dung dịch HCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch HCl 35% pha với m2 gam dung dịch HCl 15%. Giá trị m1 và m2 lần lượt là :

A. 400 và 100.            B. 325 và 175.             C. 300 và 200.            D. 250 và 250.

Lời giải:

Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có :

 

 

Mặt khác m1 + m2 = 500 nên suy ra m1 = m2 = 250.

⇒ Đáp án D.

VD2: Cần bao nhiêu lít axit H2SO4 [D = 1,84 gam/ml] và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 9 lít dung dịch H2SO4 có D = 1,28 gam/ml ? Biết khối lượng riêng của nước là 1 gam/ml.

A. 2 lít và 7 lít.            B. 3 lít và 6 lít.            C. 4 lít và 5 lít.            D. 6 lít và 3 lít.

Lời giải:

Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có

Mặt khác :

⇒ Đáp án B.

Video liên quan

Chủ Đề