Các cơ sở tôn giáo hợp pháp theo quy định của pháp luật được nhà nước

Tôi muốn hỏi tổ chức tôn giáo và cơ sở tôn giáo là hai khái niệm khác nhau hay giống nhau? Ở địa phương tôi có trường hợp chính quyền đòi lại đất của Nhà nước mà nhà chùa đã xây dựng bao nhiêu năm nay, sau đó ra quyết định thuyên chuyển các nhà tu hành của chùa đi nơi khác ngay lập tức. Vậy tôi muốn biết quy định về đất để xây dựng cơ sở tôn giáo như chùa được quy định như thế nào? Trường hợp thuyên chuyển nhà tu hành của chùa đi nơi khác thì có phải thông báo trước hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tổ chức tôn giáo và cơ sở tôn giáo được hiểu như sau:

"12. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo."

Có thể dễ dàng phân biệt được, tổ chức tôn giáo là tập hợp một nhóm người là tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành,... của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định và nhận được sự công nhận của Nhà nước để thực hiện các hoạt động tôn giáo một cách hợp pháp. Còn cơ sở tôn giáo là một địa điểm, bao gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.

Được phép sử dụng đất của Nhà nước để xây dựng cơ sở tôn giáo là chùa hay không?

Được phép sử dụng đất của Nhà nước để xây dựng cơ sở tôn giáo là chùa hay không?

Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 về người sử dụng đất như sau:

"Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự [sau đây gọi chung là tổ chức];
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước [sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân];
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư."

Thông qua quy định trên, cơ sở tôn giáo được xác định là một trong những đối tượng được quyền sử dụng đất. Đồng thời, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo chính là người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó [theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật Đất đai 2013]. Do đó, cơ sở tôn giáo [ví dụ như chùa] có thể được xây dựng trên đất của Nhà nước.

Trường hợp nhà tu hành của cơ sở tôn giáo bị thuyên chuyển thì có phải thông báo trước hay không?

Quy định về thuyên chuyển nhà tu hành được nêu cụ thể tại Điều 35 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

"Điều 35. Thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến chậm nhất là 20 ngày.
Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức thông báo, họ và tên, phẩm vị, chức vụ của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, địa bàn hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển, địa bàn hoạt động sau khi được thuyên chuyển đến.
2. Trước khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thuyên chuyển đến.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức đăng ký, họ và tên, phẩm vị, chức vụ của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, địa bàn hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển, địa bàn hoạt động sau khi được thuyên chuyển đến.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do."

Căn cứ vào những quy định trên, có thể thấy trường hợp thuyên chuyển nhà tu hành thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải ra thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tôn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến chậm nhất là 20 ngày trước khi thuyên chuyển trên thực tế.

Như vậy, bài viết cung cấp một số thông tin cơ bản về sự khác nhau giữa tổ chức tôn giáo và cơ sở tôn giáo; đất được sử dụng để xây dựng cơ sở tôn giáo và trường hợp thuyên chuyển nhà tu hành của cơ sở tôn giáo trên thực tế. Bạn có thể đối chiếu với tình hình thực tế ở địa phương mình để xác định cụ thể.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở tôn giáo

Cơ sở tôn giáo
Tổ chức tôn giáo
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở tôn giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.

Hiện nay, trên đất nước ta thì có khá nhiều cơ sở tôn giáo đang hoạt động. Theo đó nhu cầu sử dụng đất cũng cao và ngày càng tăng. Tuy nhiên, pháp luật có quy định về giao đất, cấp sổ đỏ, chuyển nhượng đất của cơ sở tôn giáo như thế nào? có cho phép cơ sở tôn giáo có được phép thực hiện các quyền của mình khi được nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật.

Cơ sở tôn giáo bao gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Quy định về giao đất cho cơ sở tôn giáo:

Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai cũng bao gồm các cơ sở tôn giáo.

Hiện nay, Nhà nước giao đất không thu tiền cho cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp

Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo

+ Theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Theo quy định của pháp luật tín ngưỡng tôn giáo thì một cơ sở tôn giáo hợp pháp phải được Nhà nước cho phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

+ Đất mà cơ sở tôn giáo đang sử dụng không có tranh chấp với bên thứ ba.

+ Đất của cơ sở tôn giáo hiện nay đang sử dụng không phải thuộc trường hợp là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Xem thêm: Sự vận dụng nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lênin giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Theo quy hoạch, kế hoạch của các cơ quan có thẩm quyền thì viêc các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo các nội dung sau đây:

+ Các cơ sở tôn giáo phải tự kê khai về tổng diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đang sử dụng.

+ Theo quy định của pháp luật thì diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tự tạo lập; nguồn gốc khác;

+ Nếu trong trường hợp mà cơ sở tôn giáo có diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê theo quy định của pháp luật.

+ Diện tích đất của cơ sở tôn giáo nhưng đất đã bị người khác lấn, chiếm.

 Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định sau đây:

+ Theo quy định của pháp luật thì diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế nơi có đất.

+ Cơ sở tôn giáo thì diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai.

Xem thêm: Quy định về giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất

+ Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.

+ Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy định của pháp luật đủ điều kiện z thì cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài theo quy định của pháp luật đất đai.

Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện [kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004] thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân.

Cơ sở tôn giáo khi đủ điều kiện cấp sổ và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định của pháp luật như sau:

+ Cơ sở tôn giáo nộp đơn đăng ký để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Cơ sở tôn giáo nộp một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đang sử dụng đất.

+ Nộp báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thẩm quyền.

+ Cơ sở tôn giáo nộp kèm chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất nếu có theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ thì cơ sở tôn giáo nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng kí đất đai thuộc sở tài nguyên và môi trường nơi có đất hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của cấp tỉnh nơi có đất thuộc sở tài nguyên và môi trường.

Sau khi nhận đủ hồ sơ của cơ sở tôn giáo thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho cơ sở tôn giáo trong thời gian luật định. Nếu hồ sơ của cơ sở tôn giáo không hợp lệ thì sẽ thông báo bằng văn bản thông báo để cơ sở tôn giáo bổ sung hồ sơ hợp lệ khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo không quá 40 ngày, Đối với các vùng các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng miền núi, biên giới hải đảo đi lại khó khăn thì sẽ không quá 40 ngày kể từ ngày mà cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này thì không tính vào  không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.

2. Quy định về chuyển nhượng đất của cơ sở tôn giáo:

Theo quy định tại Điều 173 và Điều 181 của Luật đất đai năm 2014 đã nêu rõ thì cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Do đó, pháp luật không cho phép cơ sở tôn giáo chuyển nhượng đất dưới mọi hình thức mà chỉ được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như là: 

+ Các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất hợp pháp khi đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

+ Các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất sẽ được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

+ Theo quy định của pháp luật thì các cơ sở tôn giáo vẫn được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Xem thêm: Cơ sở tôn giáo là gì? Điều kiện, thủ tục thành lập và công nhận cơ sở tôn giáo mới

+ Các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất sẽ có quyền được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

+ Khi các cơ sở tôn giáo đã được Nhà nước giao đất khi có tranh chấp với bên thứ ba thì sẽ được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

+ Khi Nhà nước thu hồi đất thì cơ sở tôn giáo cũng được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai.

+ Cơ sở tôn giáo có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

+ Theo quy định của pháp luật thì cơ sở tôn giáo phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Cơ sở tôn giáo phải có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Cơ sở tôn giáo có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

+ Khi sử dụng đất thì các cơ sở tôn giáo phải có nghĩa vụ tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

Xem thêm: Quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

+ Ngoài ra, các cơ sở tôn giáo cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

Cơ sở tôn giáo phải giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng theo dịnh của pháp luật.

Do đó, các cơ sở tôn giáo cũng có quyền chung của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề