Các cách người dùng giao tiếp với hệ thống máy tính là

Lý thuyết tổng hợp Tin học lớp 10 Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Tin học lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học 10.

A. Lý thuyết

1. Nạp hệ điều hành

- Để làm việc với máy tính, hệ điều hành phải được nạp vào bộ nhớ trong

- Các bước nạp hệ điều hành:

   + Có đĩa khởi động.

   + Bật nguồn khi máy đang ở trạng thái tắt hoặc nhấn nút Reset nếu máy đang mở.

- Khi bật nguồn, chương trình sẵn có trong ROM sẽ:

   + Kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị đang được nối với máy tính.

   + Tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động, nạp vào bộ nhớ trong và kích hoạt nó.

   + Chương trình khởi động sẽ tìm các môđun cần thiết của hệ điều hành trên đĩa khởi động và nạp chúng vào bộ nhớ trong.

2. Cách làm việc với hệ điều hành

Người dùng có thẻ đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống bằng 2 cách:

• Cách 1: Sử dụng các lệnh [Command].

   - Ưu điểm: Giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức.

   - Nhược điểm: Người sử dụng phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.

• Cách 2: Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra như nút lệnh, bảng chọn

   - Ưu điểm: Có giao diện thân thiện với người dùng. Người dùng không cần biết lệnh vẫn có thể thực hiện chức năng của các lệnh.

   - Khi sử dụng bảng chọn hệ thống sẽ chỉ ra những việc có thể thực hiện hoặc những giá trị có thể đưa vào, người sử dụng chỉ cần chọn công việc hay tham số thích hợp.

   - Bảng chọn có thể là dạng văn bản [hình 36], dạng biểu tượng [hình 37] hoặc kết hợp cả văn bản với biểu tượng.

3. Ra khỏi hệ thống

- Là việc phải thực hiện khi người dùng kết thúc phiên làm việc.

- Ý nghĩa: Để hệ điều hành dọn dẹp các tệp trung gian, lưu các tham số cần thiết, ngắt mạng,.. tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho những phiên làm việc sau.

- Gồm 3 chế độ chính:

   + Tắt máy [Shut Down hoặc Turn off]

   + Tạm ngừng [Stand By]

   + Ngủ đông [Hibernate]

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hãy chọn phương án đúng. Để đăng nhập vào hệ thống, người dùng phải được hệ thống xác nhận:

A. Tên máy tính và mật khẩu;

B. Họ tên người dùng và tên máy tính;

C. Tên và mật khẩu của người dùng đăng kí trong tài khoản.

D. Họ tên người dùng và mật khẩu;

Đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Để đăng nhập vào hệ thống, người dùng phải được hệ thống xác nhận tên [user] và mật khẩu [password] của người dùng đăng kí trong tài khoản.

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống[........]

Để nạp hệ điều hành cần phải có đĩa khởi động, đĩa này chứa các chương trình .............

A. Cần thiết cho việc nạp chương trình pascal

B. Cần thiết cho việc nạp Micsoft Word

C. Cần thiết cho việc nạp Excel

D. Cần thiết cho việc nạp hệ điều hành

Đáp án

Đáp án : D

Giải thích :

Để nạp hệ điều hành cần phải có đĩa khởi động, đĩa này chứa các chương trình cần thiết cho việc nạp hệ điều hành.

Câu 3: Chọn cách tốt nhất khi thoát khỏi hệ điều hành:

A. Nhấp chọn Start/ Shut down [hoặc Turn Off]/ OK

B. Tắt nguồn điện bằng cách nhấn vào nút Power trên thân máy

C. Nhấp chọn Start/ Shut down [hoặc Turn off]/ Shut Down [hoặc Turn Off]

D. Nhấp chọn Start/ Shut down/ Stand by/ OK

Đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Nhấp chọn Start/ Shut down [hoặc Turn off]/ Shut Down [hoặc Turn Off] trên bảng chọn là các tốt nhất khi thoát khỏi hệ điều hành.

Câu 4: Chế độ ra khỏi hệ thống nào là an toàn cho máy nhất?

A. Hibernate

B. Stand By

C. Restart

D. Turn off

Đáp án

Đáp án : D

Giải thích :

Chế độ ra khỏi hệ thống an toàn cho máy nhất là tắt máy hoàn toàn [Turn off].

Câu 5: Phát biểu nào là chưa chính xác khi nói về chế độ Hibernate?

A. Chọn Hibernate, hệ điều hành sẽ sao lưu toàn bộ thông tin trong RAM

B. Hibernate cho phép người sử dụng tạm thời không dùng máy trong thời gian 2 - 5 giờ

C. Muốn sử dụng chức năng Hibernate, ổ cứng phải có dung lượng lớn hơn hoặc bằng RAM

D. Hibernate là chức năng của hệ điều hành nhưng có một số máy không có chức năng này

Đáp án

Đáp án : A

Giải thích :

Chọn Hibernate để tắt máy hệ điều hành sẽ sao lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời trong RAM. Khi khởi động lại, máy tính nhanh chóng thiết lập lại toàn bộ trạng thái đang làm việc trước đó như các chương trình đang thực hiện, tài liệu đang mở…

Câu 6: Chế độ nào sau đây dùng để tạm dừng làm việc với máy tính trong một khoảng thời gian [khi cần làm việc trở lại chỉ cần di chuyển chuột hoặc ấn phím bất kỳ]:

A. Restart

B. Shut down

C. Stand by

D. Restart in MS DOS Mode

Đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Chế độ Stand by [Sleep] dùng để tạm dừng làm việc với máy tính trong một khoảng thời gian [khi cần làm việc trở lại chỉ cần di chuyển chuột hoặc ấn phím bất kỳ].

Câu 7: Khi máy tính đang ở trạng thái hoạt động [hoặc bị "treo"], để nạp lại hệ thống [khởi động lại] ta thực hiện:

A. Ấn nút công tắc nguồn [Power]

B. Ấn tổ hợp phím CTRL+ALT+DELETE [hoặc nút RESET trên máy tính]

C. Rút dây nguồn điện nối vào máy tính

D. Ấn phím F10

Đáp án

Đáp án : B

Giải thích :

Khi máy tính đang ở trạng thái hoạt động [hoặc bị "treo"], để nạp lại hệ thống [khởi động lại] ta thực hiện ấn tổ hợp phím CTRL+ALT+DELETE khi bàn phím chưa bị phong tỏa [hoặc nút RESET trên máy tính].

Câu 8: Để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho lần làm việc tiếp theo được thuận tiện, khi ra khỏi hệ thống [kết thúc công việc]. Người sử dụng thực hiện:

A. Ấn công tắc nguồn [nút Power] để tắt máy tính

B. Chọn tùy chọn STAND BY

C. Chọn tùy chọn SHUT DOWN

D. Chọn tùy chọn RESTART

Đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho lần làm việc tiếp theo được thuận tiện, khi ra khỏi hệ thống [kết thúc công việc]. Người sử dụng thực hiện chọn SHUT DOWN vì mọi thay đổi trong thiết đặt hệ thống được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt.

Câu 9: Để khởi động lại máy tính ta thực hiện:

A. Ấn nút Reset trên máy tính

B. Gõ tổ hợp phím CTRL – ALT – DEL

C. Cả hai câu A, B đều đúng

D. Cả hai câu A, B đều sai

Đáp án

Đáp án : D

Giải thích :

Để khởi động lại máy tính ta thực hiện chọn Start → chọn Restart.

Câu 10: Hãy sắp xếp thứ tự các công việc thực hiện tuần tự khi nạp hệ điều hành.

1. Nạp hệ điều hành vào bộ nhớ trong.

2. Kiểm tra các thiết bị kết nối với máy tính.

3. Cắm nguồn và Bật máy.

4.Tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động.

A. 1 – 3- 2 – 4

B. 2 - 4 - 1 – 3

C. 3 - 2 - 4 - 1

D. 4 - 1 - 3 – 2

Đáp án

Đáp án : C

Giải thích :

Các công việc thực hiện tuần tự khi nạp hệ điều hành:

+ Cắm nguồn và Bật máy.

+ Kiểm tra các thiết bị kết nối với máy tính.

+ Tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động.

+ Nạp hệ điều hành vào bộ nhớ trong.

Trắc nghiệm: Người sử dụng có thể giao tiếp với máy tính bằng cách nào trong các cách sau đây:

A. Chỉ bằng dòng lệnh [Command]

B. Đưa vào các lệnh [Command] hoặc chọn trên bảng chọn [Menu]

C. Chỉ bằng hệ thống bảng chọn [Menu]

D. Chỉ bằng “giọng nói”

Lời giải:

Đáp án đúng: B. Đưa vào các lệnh [Command] hoặc chọn trên bảng chọn [Menu]

Giải thích:

Người sử dụng có thể giao tiếp với máy tính bằng cách đưa vào các lệnh [Command] được nhập từ bàn phím hoặc chọn trên bảng chọn [Menu] được điều khiển bằng bàn phím hoặc chuột.

Tìm hiểu thêm về hệ điều hành cùng Top Tài Liệu nhé.

1. Khái niệm hệ điều hành [Operatin System]

– Hệ điều hành [tiếng Anh: Operating System – viết tắt: OS] là một phần mềm dùng để điều hành, quản lý toàn bộ tất cả thành phần [bao gồm cả phần cứng và phần mềm] của thiết bị điện tử. Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ:

+ Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính.

+ Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối thực hiện chương trình.

+ Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.

– Hệ điều hành là cầu nối giữa thiết bị với người dùng và giữa thiết bị với các chương trình thực hiện trên máy.

– Hệ điều hành cùng với các thiết bị kĩ thuật [máy tính và các thiết bị ngoại vi] tạo thành một hệ thống.

– Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay đó là MS-DOS, Windows 98, Windows 2000, Win XR, …

2. Chức năng và các thành phần của hệ điều hành

a] Chức năng của hệ điều hành

– Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống, có thể thông qua hệ thống lệnh hoặc bảng chọn được điều khiển bởi chuột và bàn phím. Là nơi để quản lý thông tin phần cứng, bao gồm như: Quản lý bộ nhớ, quản lý CPU, quản lý mạng, quản lý thiết bị và quản lý hệ thống tập tin. Cung cấp cho người dùng giao diện phù hợp, để có thể sử dụng các phần mềm trên máy tính. Hệ điều hành sẽ tối ưu hóa quá trình hoạt động của máy tính bao gồm cả các công đoạn thao tác hoặc nhập liệu.

– Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó;

– Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin;

– Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả;

– Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống [làm việc với đĩa, truy cập mạng…].

b] Các thành phần của hệ điều hành

– Kernel: Cung cấp các điều khiển mức cơ bản trên tất cả các thiết bị phần cứng máy tính. Các vai trò chính bao gồm: đọc dữ liệu từ bộ nhớ và ghi dữ liệu vào bộ nhớ, xử lý các lệnh thực hiện, xác định cách dữ liệu được nhận và gửi bởi các thiết bị như màn hình, bàn phím, chuột và xác định cách diễn giải dữ liệu nhận được từ mạng.

– User Interface [Giao diện người dùng]: cho phép việc tương tác với người dùng thông qua các graphical icons và một desktop hoặc thông qua một command line.

– Application Programming Interfaces [Giao diện lập trình ứng dụng]: cho phép các application developers [nhà phát triển ứng dụng] viết modular code.

Để đảm bảo những chức năng trên, hệ điều hành cần có các chương trình tương ứng để:

– Cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống: thông qua hệ thống câu lệnh được nhập từ bàn phím hoặc thông qua các đề xuất của hộ thống [bảng chọn, cửa sổ, biểu tượng đồ hoạ…] được điều khiển bằng bàn phím hoặc chuột.

– Quản lí tài nguyên, bao gồm phân phối và thu hồi tài nguyên.

– Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài nhằm lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí [được gọi chung là hệ thống quản lí tệp],

Đa số các hệ điều hành phổ biến hiện nay có một số tiện ích liên quan đến mạng máy tính đó là các dịch vụ kết nối và làm việc với Internet, trao đổi thư tín điện tử…

3. Phân loại hệ điều hành

Hệ điều hành có ba loại chính sau:

a] Đơn nhiệm một người dùng

– Các chương trình phải được thực hiện lần lượt.

– Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống.

– Hệ điều hành loại này đơn giản và không đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lí mạnh.

– Ví dụ: MS-DOS là một hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng.

b] Đa nhiệm một người dùng

– Chỉ cho phép một người được đăng kí vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình.

– Hệ điều hành loại này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ xử lí đủ mạnh.

– Ví dụ: Windows 95 là hệ điều hành đa nhiệm một người dùng.

c] Đa nhiệm nhiều người dùng

– Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống, có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình.

– Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú.

– Ví dụ: Window’s XP là một hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng. Windows 2000 Server là một hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.

4. Một người và nhiều người dùng

Hệ điều hành một người dùng không có phương tiện để phân biệt người dùng, nhưng có thể cho phép nhiều chương trình chạy song song.[6] Hệ điều hành nhiều người dùng mở rộng khái niệm cơ bản về đa tác vụ với các cơ sở xác định các quy trình và tài nguyên, chẳng hạn như không gian đĩa, thuộc về nhiều người dùng và hệ thống cho phép nhiều người dùng tương tác với hệ thống cùng một lúc. Hệ điều hành chia sẻ thời gian lên lịch các tác vụ để sử dụng hiệu quả hệ thống và cũng có thể bao gồm phần mềm kế toán để phân bổ chi phí thời gian xử lý, lưu trữ hàng loạt, in ấn và các tài nguyên khác cho nhiều người dùng.

Video liên quan

Chủ Đề