Các bộ sách giáo khoa lớp 1

Trụ sở chính: Tòa nhà Viettel, Số 285, đường Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Tiki nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi, chưa hỗ trợ mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng hoặc trung tâm xử lý đơn hàng

Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0309532909 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 06/01/2010 và sửa đổi lần thứ 23 ngày 14/02/2022

© 2022 - Bản quyền của Công ty TNHH Ti Ki

Ngày 26/3, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm phối hợp với Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM, Công ty CP Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam công bố giá bộ sách lớp 1 mang tên là "Cánh Diều". Bộ Tài chính đã chấp thuận giá bộ sách là 215.000 đồng, với 8 môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật và Hoạt động trải nghiệm.

Tuy nhiên, theo thông báo gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, do kinh tế khó khăn, Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi gia đình và toàn xã hội, nhà xuất bản đã đề xuất với Bộ Tài chính cho phép điều chỉnh giảm giá bộ sách xuống còn 199.000 đồng.

Giá cụ thể của từng cuốn trong bộ "Cánh diều" như sau:

Ngày 25/3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng công bố giá 4 bộ sách. Trong đó, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" gồm 10 cuốn giá 179.000 đồng. Bộ "Chân trời sáng tạo" gồm 9 cuốn giá 186.000. Bộ "Cùng học để phát triển năng lực", gồm 10 cuốn giá 194.000. Bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" gồm 9 cuốn giá 189.000 đồng.Giá của từng cuốn chưa được công bố.

Bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2019-2020 theo chương trình hiện nay giá là 54.000 đồng, thấp hơn nhiều so với sách mới, nhưng chỉ có 6 cuốn: Tiếng Việt [hai tập]. Toán, Tự nhiên và Xã hội, Tập viết [hai tập].

Trong khi đó, bộ sách giáo khoa lớp 1 mới bao gồm 9-10 cuốn [Toán và Tiếng Việt thường gồm hai tập] sử dụng cho 8 môn học bắt buộc là Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm và Giáo dục thể chất. Sách giáo khoa mới được in ấn đẹp hơn với hệ thống hình ảnh minh họa, số trang sách nhiều hơn, khổ sách lớn và chất lượng giấy cũng tốt hơn.

Ngoài ra, giá 5 bộ sách mới này đã bao gồm sách giáo khoa điện tử. Đây là kho học liệu với nhiều video, bài giảng điện tử, bài tập tương tác cho phép dạy và học trực tuyến một cách thuận tiện, giáo viên cũng dễ tổ chức các hoạt động giáo dục khoa học, hiệu quả hơn.

Một số sách giáo khoa mới của Nhà xuất bản Giáo dục. Ảnh: Thanh Hằng.

Ông Ngô Trần Ái, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam, khẳng định giá sách giáo khoa mới cao hơn sách cũ là tất yếu. "Tôi hiểu làm sách giáo khoa không được lãi nhiều vì tác động đến hơn 20 triệu học sinh, nhưng nhà xuất bản, đơn vị phát hành cũng cần bảo toàn được vốn. Lỗ thì làm sao làm tiếp được", ông nói.

Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nêu rõ chủ trương thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Tháng 12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới với chương trình tổng thể và chi tiết 27 môn học. Các nhà xuất bản căn cứ vào đó để biên soạn sách giáo khoa, trình hội đồng thẩm định.

Năm 2019,, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hai lần thẩm định sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tổng số sách được đánh giá "Đạt" là 45 ở 9 môn, hoạt động giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa đến các địa phương kịp thời, tạo điều kiện cho các trường, giáo viên, phụ huynh tiếp cận thông tin, từ đó lựa chọn sách theo quy định của pháp luật.

Từ năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 sẽ học sách giáo khoa mới do hiệu trưởng các trường lựa chọn trong số sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Hiện học sinh cả nước dùng một bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và một số sách Công nghệ giáo dục tiểu học của GS Hồ Ngọc Đại.

    Đang tải...

  • {{title}}

Dương Tâm

Năm học 2020 -2021, có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt và lưu hành trên thị trường. Đó là bộ sách Cánh Diều của 2 Nhà xuất bản Đại học sư phạm và 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Kết nối tri thức với cuộc sống, Cùng học để phát triển năng lực, Chân trời sáng tạo, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.

Tuy nhiên, theo Quyết định phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phổ thông, được Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 09/02/2021 thì chỉ còn ba bộ sách: Cánh Diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo được phê duyệt sử dụng trong năm học tới [2021-2022], 2 bộ còn lại không thấy trong danh mục.

Như vậy so với sách giáo khoa lớp 1 thì sách giáo khoa lớp 2 không có hai bộ Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Điều này làm nhiều người ngạc nhiên và lo lắng.

Theo lý giải của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, mục tiêu hợp nhất là nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn sách giáo khoa, phát triển sách giáo khoa giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới; tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ sách giáo khoa có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lí về giá thành.

Việc hợp nhất này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như việc lựa chọn sách giáo khoa, bởi lẽ mỗi cuốn sách giáo khoa đều bám sát và cụ thể hoá các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Dù đã có giải thích của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nhưng giáo viên và phụ huynh vẫn còn rất nhiều băn khoăn.

Bộ Cùng học để phát triển năng lực lớp 1 [ảnh: NXBGDVN]

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội cho rằng, đã đành cả 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được viết theo một chương trình thống nhất [chương trình giáo dục phổ thông 2018], nhưng các bộ sách giáo khoa đó chắc chắn là khác nhau. Khác nhau không chỉ ở cái tên [bộ sách giáo khoa], ở việc in ấn, ở giá tiền... mà khác nhau cơ bản ở cách tiếp cận chương trình; ở phong cách và ngữ liệu của từng nhóm tác giả. Chính sự khác nhau cơ bản này tạo nên sức thu hút của từng bộ sách.

Năm học 2020-2021, khi các trường được giao quyền chọn sách giáo khoa lớp 1, giáo viên đã bỏ rất nhiều thời gian để đọc, thảo luận... và chọn ra những cuốn sách giáo khoa thích hợp cho trường.

Sang năm 2021-2022, số học sinh năm ngoái học sách giáo khoa lớp 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực hoặc bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, lên lớp 2 không còn sách giáo khoa loại này nữa, sẽ học bộ Kết nối tri thức với cuộc sống hoặc bộ Chân trời sáng tạo. Trẻ em 7 tuổi rất hồn nhiên, nhưng phụ huynh của chúng thì thấy sai sai thế nào đó.

Hơn nữa, theo thầy Khang, năm 2020, các trường được tự chọn sách giáo khoa. Từ năm 2021 trở đi việc chọn sách giáo khoa thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Rõ ràng, không chỉ việc "hợp nhất" 4 bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thành 2 bộ gây nên sự xáo trộn ở trên mà ngay cả việc thay quyền chọn sách giáo khoa cũng dẫn đến việc có trường, học lớp 1 thì bộ sách giáo khoa này, sang lớp 2 thì bộ sách giáo khoa khác.

Trước những xáo trộn này, thầy Khang đặt ra một vài câu hỏi rằng: Những năm học sắp tới, có nơi nào "dám" chọn sách giáo khoa lớp 1 thuộc hai bộ "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" nữa hay không?

Nếu không nơi nào dám chọn thì sách giáo khoa lớp 1 thuộc hai bộ này tuổi thọ chỉ 1 năm!

Và số phận sách giáo khoa lớp 3, 4, 5 [ở tiểu học] và 7, 8, 9 [ở trung học cơ sở] tương lai có tương tự sách giáo khoa lớp 1 hay không? Ai quyết định điều này?

Thùy Linh

5 bộ sách giáo khoa chỉ còn 3

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam trấn an: Việc hợp nhất không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh cũng như việc lựa chọn sách

  • Chọn SGK lớp 2, 6: Không còn thời gian thực nghiệm

  • Gấp rút chọn SGK

  • Gấp gáp, cẩn trọng thử nghiệm dạy SGK lớp 2 và lớp 6

  • SGK tích hợp: Nhiều nỗi lo

Theo quyết định phê duyệt Danh mục sách giáo khoa [SGK] lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] Phùng Xuân Nhạ ký ban hành, chỉ còn 3 bộ sách: "Cánh diều", "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo".

Hợp nhất để tập trung nguồn lực?

Như vậy, 2 bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" mà học sinh lớp 1 nhiều trường học trên cả nước đã "biến mất".

Chia sẻ về sự "mất tích" của hai bộ sách lớp 1 đang khiến dư luận quan tâm, đại diện Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam [NXBGDVN], đơn vị xuất bản 2 bộ sách trên, thừa nhận từ lớp 2 trở lên, NXBGDVN chỉ còn 2 bộ sách là "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo".

Bộ SGK "Kết nối tri thức với cuộc sống" được hợp nhất từ bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và bộ "Cùng học để phát triển năng lực", bộ SGK "Chân trời sáng tạo" được hợp nhất từ bộ "Chân trời sáng tạo" và bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục". Theo NXBGDVN, mục tiêu hợp nhất nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn SGK, tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ SGK có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lý về giá thành…

Trước lo lắng của nhiều người về việc học sinh sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi lớp 1 học một bộ sách, lớp 2 lại học sách đã "hợp nhất", NXB này cũng cho rằng việc hợp nhất không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh, cũng như việc lựa chọn SGK, bởi lẽ mỗi cuốn SGK đều bám sát và cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dù học theo bộ SGK nào thì khi kết thúc lớp 1, học sinh đều phải đạt chuẩn tối thiểu đối với học sinh lớp 1. Ngoài ra, 4 bộ SGK lớp 1 của NXBGDVN tuy có sự khác biệt nhưng đều thể hiện quan điểm xuyên suốt của NXBGDVN trong việc biên soạn SGK.

Phụ huynh, học sinh mua sách giáo khoa tại nhà sách. Ảnh: TẤN THẠNH

Báo cáo nội dung sai sót trước ngày 20-3

Bộ GD và ĐT ngày 11-3 cho biết vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT về việc lựa chọn SGK, phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương và xây dựng kế hoạch năm học 2021 - 2022. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường hướng dẫn giáo viên nghiên cứu, đánh giá bản mẫu SGK để đề xuất với tổ chuyên môn về việc lựa chọn SGK. Mỗi giáo viên có bản nhận xét về các SGK của môn học thuộc chuyên môn phụ trách, kịp thời báo cáo với tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo nhà trường nếu phát hiện trong SGK có nội dung chưa phù hợp để lãnh đạo nhà trường báo cáo phòng GD-ĐT tổng hợp, báo cáo sở GD-ĐT trước ngày 20-3. Các sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh, thành phố tổ chức lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 theo quy định, đồng thời phối hợp với các NXB có SGK được lựa chọn tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên dạy lớp 2, lớp 6.

Đối với tài liệu giáo dục địa phương, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh, thành phố tổ chức thẩm định tài liệu giáo dục địa phương và chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung thẩm định, bảo đảm tính khoa học, sư phạm của tài liệu. Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương phải được thuyết minh rõ ràng quá trình biên soạn tài liệu, quá trình và kết quả thực nghiệm tài liệu, tổ chức dạy học thực nghiệm, quá trình và kết quả thẩm định tài liệu. Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu lớp 2 và lớp 6 gửi về Bộ GD-ĐT trước ngày 15-5...

Hà Nội chọn SGK lớp 2, lớp 6 vào tháng 4

Hội nghị trực tuyến giới thiệu SGK Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Sở GD-ĐT TP Hà Nội phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức đã giới thiệu tổng quát về các bộ SGK, những quan điểm biên soạn, ý tưởng chủ đạo xây dựng bộ sách; tính ưu việt của từng bộ sách, từng cuốn sách. Các đơn vị cũng nhấn mạnh những điểm mới về nội dung, cấu trúc, phương pháp tiếp cận của từng bộ SGK.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, cho hay sở sẽ tham mưu UBND TP thành lập hội đồng lựa chọn SGK. Trên cơ sở này, các nhà trường tổ chức lựa chọn sách để giảng dạy cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Đầu tháng 4-2021, TP sẽ ban hành quyết định lựa chọn SGK theo từng môn học.

Y.Anh

Yến Anh

Video liên quan

Chủ Đề