Ca sĩ nguyễn tuân là ai?

Nghệ sĩ Tuấn Gà trong mắt nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến là người ít nói, sống nội tâm. ''Nghệ sĩ Tuấn Gà bị bệnh tiểu đường nhiều năm nên chắc cơ thể cũng suy kiệt. Sự ra đi của anh khiến tôi và nhiều đồng nghiệp bất ngờ và tiếc thương. Tạm biệt Tuấn Gà - nghệ sĩ dị nhất nhì làng nhạc Việt.

Với tôi âm nhạc của Tuấn lấp lánh và bất ngờ. Ca từ có pha trộn của đồng dao và thơ hậu hiện đại. Giai điệu và hòa âm trúc trắc nhưng có một chuyển động rất lạ và logic. Còn nội dung tổng thể của các ca khúc thì mới mẻ, độc đáo.

Tiếng gáy thời gian là bài hát nổi tiếng nhất và phổ biến nhất. Chính vì vậy, Tuấn mới có tên thân yêu là "Tuấn Gà". Nhưng trong nhóm tác giả M6, ngay cả những người khó tính nhất như tôi, Ngô Tự Lập, Nguyễn Lê Tâm cũng phải giật mình và thán phục các sáng tác của Tuấn. Có thể kể ra như: Mỗi nhà mỗi cảnh, Năm hồi chuông ký ức, Vào ngay vườn bách thú, Chiếc xe đòn, Gái bán than...

Nghệ sĩ Tuấn Gà.

Tôi đã từng giới thiệu ca sĩ ruột của mình là Ngọc Khuê hát các sáng tác của Tuấn Gà, khuyên Khuê nên làm một album với anh ấy. Thậm chí, tôi cũng tuyển chọn sẵn một danh sách những bài xuất sắc nhất của Tuấn gửi Khuê.

Ở một khía cạnh khác, các bản tình ca của Tuấn thực sự tha thiết với giai điệu bay bổng quyến rũ như Bồ câu hạt thóc với giọng ca Thái Thuỳ Linh. Trong sáng tác có những bụi bặm chất liệu cuộc sống mà Tuấn đã từng trải qua. Chúng vào âm nhạc Tuấn như vào lò luyện kim, lại trở nên lấp lánh!" - nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến chia sẻ với VietNamNet.

Nghệ sĩ Giang Trang cũng tiếc thương khi biết tin nghệ sĩ Tuấn Gà qua đời. Cô viết: "Tạm biệt nhạc sĩ Tuấn gà, gã du ca tài năng với những sáng tác dù không nhiều nhưng chưa lẫn vào một chân dung sáng tác nào. Lần cuối cùng gặp anh hôm 26/7/2020. Anh sang ủng hộ khi quán vừa mở lại sau đợt đầu đóng cửa vì Covid-19. Anh ngồi chơi ghita, đệm Trịnh Công Sơn mùi blues jazz, và tập bài Áo cũ dây phơi của anh, cho mình hát.

Anh bảo: Mày hát bài này chắc chắn hợp, mà cứ hát cái kiểu blues tưng tửng của mày ấy. Chả lẫn vào đâu được. Hai thằng nghêu ngao một tá bài rồi ông dừng đàn, mặt nghiêm túc đề nghị: Anh muốn nhờ em hát bài này trong chương trình tới đây của anh.

Thế rồi Covid lại nối Covid. Rồi mình cũng mải miết công việc, chưa hỏi lại anh đêm nhạc tới có làm hay không. Hôm nay anh đã đi chơi xa. Covid thật đáng ghét! Ở cõi anh đi chơi ấy chắc anh sẽ thanh thản tiếp nối những ca từ rơi rơi xuống với đời, tình cờ ru long đong những hạt mưa chơi: Tôi chỉ là dây phơi/ Thầm lặng nghe mưa rơi…".

Ca sĩ Đinh Mạnh Ninh buồn bã viết: "Hẹn gặp lại anh ở một cuộc đời khác. Em biết dù ở thế giới nào, không gian nào thì anh vẫn sẽ cất vang tiếng gáy dù cuộc đời không phải lúc nào cũng là sớm bình minh".

Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm chia sẻ trên trang cá nhân: “Chúng ta gặp nhau, cùng tham gia M6, chơi đàn hát cùng nhau đã 2 thập kỷ thì Tuấn ra đi. Tất cả những ai từng gặp Tuấn Gà đều nhận thấy Tuấn có một thứ ánh sáng khác lạ. Đó là một tài năng âm nhạc thật sự và khó lý giải. Tạm biệt người em đặc biệt. Hãy thanh thản và tiếp tục cất cao tiếng "gáy" ở nơi xa cùng giấc mơ của mình”.

Rất nhiều nghệ sĩ gửi lời chia buồn cho sự ra đi đột ngột của nhạc sĩ Tuấn Gà: NSND Lan Hương, ca sĩ Thanh Lam, Phạm Thu Hà, Phương Anh, Bách Nguyễn, nhà văn Quỳnh Trang, MC Huyền Châu... Một người bạn của Tuấn Gà chia sẻ: "Tạm biệt Tiếng gáy thời gian - người bạn mà cứ vào sinh nhật, tôi lại nhận được tin nhắn từ bạn: "Chúc mừng sinh nhật bà bạn già sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm". Xin chia buồn cùng gia đình!".

Tuấn Gà tự thể hiện sáng tác 'Bồ câu hạt thóc'

Nghệ sĩ Tuấn Gà tên thật là Nguyễn Tuấn sinh năm 1977. Anh viết bài Cảm xúc giao mùa khi mới 17 tuổi. Anh từng từ bỏ âm nhạc để kinh doanh và làm thợ xăm. Sau đó, anh quyết định trở lại sống với đam mê âm nhạc. 

Cái tên Tuấn Gà từng xuất hiện nhiều trên chương trình Bài hát Việt. Nhiều sáng tác của anh được giới chuyên môn đánh giá cao như Em là ai, Tiếng gáy thời gian, Năm hồi chuông ký ức, Áo cũ dây phơi, Bồ câu hạt thóc... 

Mỹ Loan

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến thông tin tới VietNamNet nghệ sĩ Tuấn Gà mất lúc 3h15' sáng 23/2 do bạo bệnh hưởng dương 45 tuổi.

Nhạc sĩ Tuấn Gà [Nguyễn Tuấn] vĩnh biệt cõi tạm vào hồi 3h25' sáng 23/2, ở tuổi 45. Trên trang cá nhân, nhiều bạn bè gửi lời thương tiếc tới người đàn ông tài hoa nhưng đoản mệnh. Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến viết: "Vĩnh biệt em, một cựu thành viên của nhóm tác giả M6. Những tác phẩm xuất sắc của em như : "Tiếng gáy thời gian", "5 hồi chuông ký ức", "Áo cũ dây phơi", "Bồ câu hạt thóc".... sẽ mãi mãi đi cùng năm tháng". 

Trong khi đó, ca sĩ Đinh Mạnh Ninh chia sẻ: "Hẹn gặp lại anh ở một cuộc đời khác. Em biết dù ở thế giới nào, không gian nào thì anh vẫn sẽ cất vang tiếng gáy dù cuộc đời không phải lúc nào cũng là sớm bình minh…".

Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn [Tuấn Gà] trong một chương trình biểu diễn. [Ảnh: FBTG]

Nguyễn Tuấn sinh năm 1977 trong một gia đình khá giả ở Hải Phòng. Thuở ấu thơ, anh cùng cha mẹ và một số người dân xứ Cảng vượt biên, gặp nạn đắm thuyền dạt vào Trung Quốc, Sau biến cố, Nguyễn Tuấn từng cõng em đi ăn xin, sau đó, sống trong trại tị nạn dành cho người Việt tại HongKong.

Năm 1992, Nguyễn Tuấn cùng gia đình trở về quê hương. Anh viết ca khúc đầu tiên mang tên Cảm xúc giao mùa vào năm 17 tuổi. Năm 1997, anh tham gia ban nhạc The Ocean của Đại học Hàng Hải và tham dự Liên hoan các ban nhạc sinh viên toàn quốc, tổ chức các đêm nhạc riêng.

Tới năm 1998, Tuấn Gà từ bỏ âm nhạc. Anh tập trung vào kinh doanh, với công việc chính là nghề xăm. Cho đến một ngày, anh sơ ý để mũi kim đâm vào tay mình và sau đó nghe tin vị khách qua đời vì HIV. Tuấn Gà quyết định quay lại với đam mê và cho ra đời hàng loạt tác phẩm chất lượng, được người nghe yêu thích và đón nhận.

Năm 2006, Nguyễn Tuấn tham gia chương trình Bài Hát Việt với ca khúc Em là ai. Đây cũng là ca khúc góp phần giúp Nguyễn Phước Vũ Bảo giành giải Nhất cuộc thi Tiếng hát truyền hình. Năm 2008, anh gia nhập nhóm M6 với các nhạc sỹ như Trần Đức Minh, Ngô Tự Lập, Giáng Son, Nguyễn Thắng, Nguyễn Lê Tâm, Nguyễn Tuấn... Anh đóng góp cho nhóm nhiều nhạc phẩm giá trị như Bồ câu hạt thóc, Áo cũ dây phơi.

Nhạc sĩ Tuấn Gà và con gái. [Ảnh: FBGK]

Âm nhạc của Nguyễn Tuấn chân thực, bình dị, với khả năng sử dụng ngôn từ nổi trội. Không nhiều người viết có thể đưa vào ca khúc những câu từ vừa bình dân, nhưng cũng giàu sức gợi tả: "Lỏng buông xe điếu, cái mắt nheo vào, nhả khói ra", "Đìu hiu trong gió/Nỗi nhớ quê nhà tuột phấn son", "Lại xem con rết, cắn chết con nhện, bà lão ơi", "Gà thấy đau xót trong lòng tiếng Ô Kê"... Người nghe nhạc của anh dễ dàng đắm chìm vào một thế giới vừa phiêu du, lãng mạn, vừa trào phúng, đậm chất đời.

Được nhiều khán giả yêu thích nhưng Tuấn Gà không nghĩ tới việc kiếm tiền từ âm nhạc. Anh sống bản năng, lập dị, ngại nói về mình. Cũng bởi vậy, Tuấn Gà thường được coi là gương mặt tiêu biểu của giới indie, thay vì nghệ sĩ của các sân khấu lớn. 

Trong cuộc sống riêng, nhạc sĩ Tuấn Gà cũng gặp những gập ghềnh, khi hôn nhân tan vỡ. Trúc Linh - cô con gái đầu lòng của anh từng xuất hiện trong chương trình “Ba là nhất” và chia sẻ nỗi buồn khi thấy bố đi xây dựng cuộc sống mới. Chỉ tới sau này, cô mới hiểu và thương bố nhiều hơn. 

Cuộc dạo chơi của Tuấn Gà tại trần thế đã vội vã kết thúc ở tuổi 45, khi có lẽ, tại đâu đó, những giấc mơ của anh còn dang dở. Thế nhưng, trong nhiều thế hệ người nghe, sẽ còn đó một Tuấn Gà kiêu bạt, dị thường và quá đỗi tài hoa, với “Tiếng gáy cưỡi mây hồng, đồng vọng trong gió đón ngày mới đến!” 

Ca khúc "Tiếng gáy thời gian" do nhạc sĩ Tuấn Gà trình bày. [Clip: Youtube nhân vật]

Sự ra đi của người nhạc sĩ khiến nhiều người tiếc thương. Đối với ca sĩ Đinh Mạnh Ninh, anh tin dù ở thế giới nào, không gian nào, người đàn anh mà anh yêu mến “vẫn sẽ cất vang tiếng gáy, dù cuộc đời không phải lúc nào cũng là sớm bình minh”.

Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn. Ảnh: Nguyễn Lê Tâm

Bài hát của Tuấn "Gà" có giai điệu khá dị

Còn với nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm – người bạn trong nhóm M6 của Tuấn “Gà”, cả hai đã chơi đàn hát cùng nhau 2 thập kỷ. Lê Tâm cho rằng, tất cả những ai từng gặp Tuấn “Gà” đều nhận thấy anh có một thứ ánh sáng khác lạ. Đó là một tài năng âm nhạc thật sự và khó lý giải.

Nhạc sĩ Lê Tâm kể, chừng 20 năm trước, tham gia nhóm M6, Nguyễn Tuấn bảo thích hình ảnh chú dế trong bài hát “Tiếng mùa xuân” nên gọi anh là Tâm “Dế”. Nhạc sĩ Ngô Tự Lập được gọi là Lập “Chim” vì ấn tượng với bài “Chim ngói bay về”. Còn, biệt danh Tuấn “Gà” gắn liền với bài hát “Tiếng gáy thời gian” viết về con gà.

“Cứ vài tháng, Tuấn lại a lô từ Hải Phòng, khoe đã viết và thu âm xong một CD mới. Tuấn cứ một mình vừa đàn vừa hát và thu âm nhờ một người bạn. Mỗi bài lại có những cách triển khai khác hẳn, thậm chí chẳng liên quan gì nhau. Tuấn “Gà” là một khối năng lượng luôn bùng nổ bất kỳ thời điểm nào”, nhạc sĩ Lê Tâm chia sẻ.

Cũng vì năng lượng đó, mỗi lần muốn sân khấu bừng lên, M6 lại đẩy Tuấn “Gà” lên “gây sự” một bài. Thế là khán giả vỗ tay, hò hét.

Trong mắt tác giả “Tiếng mùa xuân”, bài hát của Tuấn “Gà” có giai điệu khá dị. “Nghĩa là tưởng đi thẳng thì lại rẽ ngang, tưởng lên thì lại xuống dưới, tưởng kết êm trôi thì lại kết cụt lủn. Giai điệu như một trò đùa giỡn của Tuấn. Những hợp âm màu mà Tuấn sử dụng rất hiệu quả nhưng Tuấn cũng không lý giải được vì sao dùng hợp âm này mà không dùng hợp âm kia.

Cách lập tứ và triển khai giai điệu của Tuấn không có một định kiến, đề cương, phác thảo với ý đồ tổ chức rõ rệt nào đó mà luôn lang thang tiện đâu tạt đó, thích gì dùng nấy. Người nghe được dẫn dắt vào mê cung với rất nhiều liên tưởng và hình ảnh đan cài”, anh mô tả.

Theo nhạc sĩ Lê Tâm, chất kiêu bạc là cái nói rõ nhất con người và tác phẩm của Nguyễn Tuấn. Ảnh: Nguyễn Thắng

Thế nhưng cũng qua đó, người nghe hình dung được câu chuyện của những hình ảnh đó và thấy được tiếng khóc tiếng cười của tác phẩm. Giai điệu dị nên nếu ai khó nghe quá có thể bỏ về, nhưng đã nghe là “nghiện”.

Không ngần ngại với các chất liệu "quen mà lạ"

Rồi sau mỗi chương trình, fan của nhạc sĩ Nguyễn Tuấn lại đông lên và là fan trung thành. Theo lời Lê Tâm, Tuấn “Gà” từ nhỏ đã lưu lạc cùng gia đình đi vượt biên. Tuổi thiếu niên và thanh niên cũng ngang bướng và không ít lầm lỗi.

Vì vậy, chất liệu của đời anh nhiều đắng cay, khóc cười. Câu chuyện trong bài hát của anh không ngần ngại các chất liệu hình ảnh mà những ca khúc điệu đà không bao giờ dùng.

“Hình ảnh “lõi” trong mỗi bài của Tuấn có thể dễ thương như bồ câu và hạt thóc, là phố xanh nhưng phần lớn là con cú lợn trong chiều ngoại ô, là chiếc quan tài, chiếc xe đòn, là cô gái nhiễm HIV, là con gà, cái đồng hồ cổ, vợ chồng già lẩm cẩm, là xóm liều, hay cô gái mất cái điện thoại khóc dở mếu dở…

Mỗi bài có thể khác nhau nhưng cái lõi chung là giàu có hình ảnh, thẩm mỹ tinh tế và chất kiêu bạc”, Lê Tâm nhận định.

Anh cũng cho rằng, có lẽ chất kiêu bạc là cái nói rõ nhất con người và tác phẩm của người đồng nghiệp. Thế nhưng, đó chỉ là những ngôn ngữ trong tác phẩm. Còn ngoài đời, Tuấn “Gà” lại hồn nhiên, có gì đó chất phác, vui tính.

Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn sinh năm 1977 tại Hải Phòng. Từ nhỏ, anh đã có năng khiếu về âm nhạc. Anh bắt đầu sáng tác từ năm 17 tuổi với ca khúc “Cảm xúc giao mùa”.

Anh tham gia chương trình Bài hát Việt 2006 với ca khúc “Em là ai”. Cũng tại chương trình này, vào năm 2007, anh nhận giải Phối khí hiệu quả của tháng với ca khúc “Tiếng gáy thời gian”. Ngoài ra, nhiều ca khúc của anh được giới chuyên môn đánh giá cao như “Năm hồi chuông ký ức”, “Áo cũ dây phơi”, “Bồ câu hạt thóc”...

Anh hoạt động trong nhóm M6 gồm nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm, Trần Đức Minh, Giáng Son, nghệ sĩ Nguyễn Thắng, Nguyễn Vĩnh Tiến.

Nguyễn Tuấn trải qua cuộc sống gập ghềnh. Anh từng từ bỏ âm nhạc để kinh doanh và làm thợ xăm. Nhưng sau đó, anh đã quyết định trở lại sống với đam mê âm nhạc.

Video liên quan

Chủ Đề