Bút toán trùng là gì

Những nhân viên kế toán đang hành nghề chắc chắn sẽ không xa lạ gì với thuật ngữ “Bút toán”. Tuy nhiên, với học viên kế toán mới vào ngành, sẽ có nhiều bạn không thể giải thích cụ thể “Bút toán là gì?”. Bài viết được Tuyencongnhan.vn chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Bạn có biết “Bút toán là gì?”

► Bút toán là gì?

Bút toán là thuật ngữ chỉ quá trình ghi nhận các giao dịch kinh tế, tài chính phát sinh vào sổ sách kế toán [bằng phần mềm hay bằng sổ giấy]. Một bút toán có thể gồm nhiều hạng mục – mỗi hạng mục sẽ tương ứng với định khoản “Nợ” hoặc định khoản “Có”. Một bút toán sẽ được coi là cân khi tổng giá trị định khoản nợ bằng tổng giá trị định khoản có.

Về cách ghi ghép, nếu thực hiện bằng phần mềm kế toán, các bút toán được nhập vào sổ phụ - là các module khác nhau của phần mềm như: Phải Thu, Phải Trả và sẽ tác động gián tiếp đến sổ cái. Còn với trường hợp ghi nhận vào sổ giấy, cần phải ghi định khoản “Nợ” trước rồi mới ghi định khoản “Có”. Và thường thì định khoản kế toán “Có” sẽ được viết lệch sang bên phải một chút để dễ phân biệt.

Cách ghi định khoản Nợ - Có vào sổ kế toán

► 3 Loại bút toán cơ bản kế toán viên cần thành thạo

- Bút toán điều chỉnh

Bút toán điều chỉnh là quá trình thực hiện các điều chỉnh định khoản kế toán vào cuối mỗi kỳ kế toán, để bảo bảo đo lường chính xác doanh thu, chi phí. Bút toán điều chỉnh gồm 5 loại sau:

  • Bút toán điều chỉnh khấu hao tài sản cố định: điều chỉnh việc phân bổ giá gốc của tài sản vào chi phí, chủ yếu sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
  • Bút toán điều chỉnh doanh thu nhận trước: điều chỉnh các khoản doanh thu có được từ việc nhận trước tiền của khách và cam kết bán hàng, cung ứng dịch vụ - dẫn đến việc phát sinh khoản nợ phải trả.
  • Bút toán điều chỉnh doanh thu chưa thu: điều chỉnh các khoản doanh thu đã phát sinh như chưa thu tiền, xử lý cùng với khoản nợ phải thu.
  • Bút toán điều chỉnh các loại chi phí trả trước: điều chỉnh các khoản chi phí đã chi ra, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nhiều kỳ kế toán sau đó. [Như tiền thuê mặt bằng, chi phí quảng cáo, tiền bảo hiểm…]
  • Bút toán điều chỉnh các loại chi phí trả trước: điều chỉnh các khoản chi phí đã phát sinh nhưng chưa trả - xử lý cùng với khoản nợ phải trả [chi phí sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, chi phí tiền lương tháng – trả đầu tháng sau…]

Việc thực hiện bút toán điều chỉnh nhằm đảm bảo chính xác các số liệu về doanh thu, chi phí phát sinh của doanh nghiệp

- Bút toán kết chuyển

Bút toán kết chuyển được thực hiện vào cuối kỳ kế toán [theo Tháng – Quý – Năm] – là việc chuyển các tài khoản kế toán 5 – 6 – 7 – 8 vào tài khoản loại 9 để xác định kết quả kinh doanh lãi – lỗ, tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp và xác định được lợi nhuận kinh doanh sau thuế.

Các bút toán cần thực hiện trong bút toán kết chuyển cuối kỳ:

  • Chuyển các khoản giảm trừ doanh thu vào tài khoản doanh thu => Kết chuyển bên “Có” các tài khoản doanh thu TK 511, 512, 515, 711 [thu nhập khác] vào tài khoản bên “Nợ” xác định kết quả kinh doanh TK 911.
  • Kết chuyển bên “Nợ” của tài khoản chi phí TK 632, 635, 641, 642, 811, 821 vào tài khoản bên “Có” xác định kết quả kinh doanh TK 911.
  • Loại trừ các khoản chi phí không hợp lý, cộng vào phần thu nhập tính thuế rồi xác định số thuế Thu nhập doanh nghiệp cần nộp.

- Bút toán khóa sổ

Bút toán khóa sổ là những bút toán được thực hiện vào cuối kỳ kế toán, ghi nhận đầy đủ vào sổ kế toán làm căn cứ để lập các báo cáo tài chính.

Các bút toán khóa sổ bao gồm:

  • Phân bổ các khoản chi trả trả trước ngắn hạn và dài hạn, trích khấu hao tài sản cố định.
  • Tập hợp các khoản chi phí phát sinh và tính giá thành.
  • Kiểm kê tài sản cố định, hàng tồn kho, quỹ tiền mặt – đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, xử lý chênh lệch thừa - thiếu.
  • Trích trước các khoản chi phí phát sinh trong năm chưa có đủ hóa đơn chứng từ.
  • Đối chiếu với công nợ xem có chênh lệch không, nếu có thì thực hiện điều chỉnh kịp thời, khấu trừ công nợ.
  • Lập dự phòng hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng đầu tư tài chính – hoàn nhập dự phòng.
  • Kết chuyển giữa 2 TK 133 và 3331 – chỉ có 1 TK có số dư.

Sau khi thực hiện bút toán khóa sổ, sổ sách kế toán được sử dụng làm căn cứ để lập báo cáo tài chính

Lĩnh vực kế toán có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành khác nhau mà nhân viên trong nghề cần phải biết và thực hiện thành thạo các thao tác nghiệp vụ tương ứng. Với thông tin đã chia sẻ trên đây, chắc sẽ phần nào giúp các học viên kế toán hiểu được “Bút toán là gì?” để vận dụng vào quá trình thực hành thực tế và có thể trả lời tốt câu hỏi của nhà tuyển dụng khi tìm việc kế toán sau này.

Ms. Công nhân

Trong một chứng từ nhập liệu bên cạnh ô TK thường có ô đánh dấu khử trùng, Vậy anh chị cho tôi hỏi bút toán khử trùng đó dùng để làm gì? và khi nào cần dùng đến nó?
Xin cảm ơn

Chào bạn, theo mình được biết thì khi bạn đánh dấu khử trùng thì tài khoản được đánh dấu sẽ bị khử trùng và không lên số liệu trên báo cáo, ví dụ cùng 1 nghiệp vụ là mang tiền mặt đi nộp vào tài khoản ngân hàng.
Bạn muốn nhập liệu cả phiếu chi tiền mặt, sau đó lại nhập phiếu thu tiền ngân hàng, như vậy cùng một nghiệp vụ sẽ nhập tận 2 bút toán số liệu sẽ bị double lên.

Hi bạn, sử dụng bút toán khử trùng rất dễ nhầm lẫn, làm báo cáo phát sinh của bạn không cân, mình nghĩ bạn không nên sử dụng chức năng này.

Trang chủ Danh mục FAQ/Hướng dẫn Điều khoản Dịch vụ Chính sách Riêng tư

15/07/2021

Trong menu “Khai báo các tham số tùy chọn” có dòng khai báo “Danh sách tài khoản khử trùng trong mua bán hàng hoá, vật tư” là tk 111, 112. Vậy tài khoản khử trùng này là như thế nào?

Câu hỏi:

Trong menu “Khai báo các tham số tùy chọn” có dòng khai báo “Danh sách tài khoản khử trùng trong mua bán hàng hoá, vật tư” là tk 111, 112. Vậy tài khoản khử trùng này là như thế nào? Cách hạch toán và nhập số liệu trên phần mềm như thế nào cho đúng?

Trả lời:

  • Trong phần mềm kế toán MOKA ONLINE, khi khai báo danh sách tài khoản khử trùng trong mua bán hàng hoá, vật tư là tk 111, 112 thì khi mua hàng hoặc bán hàng ứng với các tài khoản này thì chương trình sẽ không hạch toán các bút toán vào sổ cái. Chương trình chỉ hạch toán vào sổ kho và sổ thuế GTGT. Hạch toán vào sổ cái sẽ thực hiện ở phiếu chi / phiếu thu tương ứng.

Trường hợp bán hàng thu tiền ngay:

  • Trong trường hợp bán hàng thu tiền ngay sẽ xuất hiện 2 chứng từ: hoá đơn bán hàng và phiếu thu tiền. Có các phương án thực hiện trên phần mềm như sau:

Phương án 1:

Cập nhật cả 2 chứng từ nhưng hóa đơn bán hàng sẽ không hạch toán vào sổ cái. Các thông tin liên quan đến hóa đơn sẽ phục vụ lên các báo cáo về bán hàng, báo cáo về hàng tồn kho và báo cáo thuế GTGT đầu ra. Còn khi lên các báo cáo liên quan đến hạch toán thì thông tin được lấy từ phiếu thu.

Trong trường hợp này phải khai báo tài khoản tiền mặt là tài khoản cần phải khử trùng trong tham số hệ thống.

Khi này trong các sổ sách kế toán như sổ cái tài khoản sẽ không xuất hiện các chứng từ - hóa đơn bán hàng thu tiền ngay.

Phương án 2:

Vẫn hạch toán qua tài khoản công nợ và thực hiện như bán hàng trả chậm.

Trường hợp này thường được khuyến khích sử dụng. Thứ nhất, vẫn theo dõi được chi tiết các khoản công nợ khách hàng; thứ hai, vẫn đảm bảo được phương án hạch toán phiếu chi tránh nhầm lẫn

Hiện tại chương trình đã có chức năng hỗ trợ người sử dụng Tạo phiếu chi ngay trên màn hình cập nhật Hóa đơn bán hàng giúp người sử dụng giảm bớt thời gian cập nhật và thao tác.

Phương án 3:

Chỉ cập nhật hóa đơn mà không cập nhật phiếu thu.

Trong trường hợp này không phải khai báo tài khoản tiền mặt là tài khoản cần phải khử trùng trong tham số hệ thống.

Khi này trong các sổ sách kế toán như sổ cái tài khoản sẽ không xuất hiện các chứng từ - phiếu thu tiền mặt liên quan đến hóa đơn thu tiền ngay.

Trường hợp mua hàng trả tiền ngay:

  • Trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay sẽ xuất hiện 2 chứng từ: phiếu nhập mua hàng và phiếu chi trả tiền. Có các phương án xử lý như sau.

Phương án 1:

Vẫn hạch toán qua tài khoản công nợ tk331 trên phiếu nhập mua hàng:

Nợ tk15x, tk1331 / Có tk331;

Và khi hạch toán phiếu chi:

                                                             Nợ 331, 1331/Có 111.

Trường hợp này thường được khuyến khích sử dụng.

Hiện tại chương trình đã có chức năng hỗ trợ người sử dụng Tạo phiếu thu ngay trên màn hình cập nhật Phiếu nhập mua hàng giúp người sử dụng giảm bớt thời gian cập nhật và thao tác.

  • Hạch toán qua tài khoản tiền mặt, Nợ 15x, 1331/Có 111, nhưng chỉ hạch toán vào sổ phiếu chi, còn phiếu nhập mua thì chỉ hạch toán vào sổ kho.

Lưu ý: Trong trường hợp này phải khai báo tài khoản tiền mặt là tài khoản cần phải khử trùng để không hạch toán vào sổ cái khi làm phiếu nhập mua. Việc khai báo được thực hiện tại menu “Hệ thống/ Khai báo các tham số hệ thống”. Hoặc chọn xử lý chỉ lưu số liệu vào sổ kho.

Nhược điểm của phương án này là khi lên sổ cái của tk 15x thì chứng từ sẽ là phiếu chi chứ không phải phiếu nhập mua

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0382 325 225 -- Tư vấn: 0355 122 088

Email:  || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook

Video liên quan

Chủ Đề