Bột gạo và bột gạo lọc có giống nhau không

Bột gạo, bột nếp hay tinh bột gạo đều là những nguyên liệu khá gần gũi và quen thuộc đối với người Việt. Bởi chúng đều là các nguyên liệu chính trong các loại bánh truyền thống hay các món cháo hiện nay. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi bột gạo là gì? Sự khác nhau của bột gạo so với các loại bột khác chưa? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Bột gạo là gì? Tinh bột gạo là gì?

Bột gạo hay còn gọi là tinh bột gạo là loại bột được làm từ việc xay mịn những hạt gạo, sau khi ngâm nước. Bột gạo hiện là chất thành phần quen thuộc trong các loại thực phẩm quen thuộc của người Việt hay người Châu Á, nhiều loại bánh truyền thống đều xem bột gạo là thành phần chính. Qua đó, bạn sẽ không còn băn khoăn về tinh bột gạo là gì nữa.

Bột gạo và bột gạo lọc có giống nhau không

Phân loại bột gạo

Bột gạo hiện là một trong những nguyên liệu quen thuộc, gần gũi với mọi người dân Việt. Loại bột này được say từ nhiều loại gạo khác nhau nên sẽ cho ra loại bột khác, hiện được phân thành 3 loại bột gạo sau:

– Bột gạo tẻ

Bột gạo tẻ là loại bột được xay từ hạt gạo tẻ, có màu trắng đục và hơi sạm thường dùng để nấu cơm hàng ngày. Loại bột gạo tẻ được sủ dụng phổ biến từ miền Bắc vào Nam, chế biến các loại bánh xèo, bánh đúc, bánh khoái hay bánh giò……phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

– Bột gạo nếp

Trong khi đó, bột gạo nếp là loại bột được làm từ hạt gạo nếp là loại gạo được sử dụng để làm món xôi và chè. Bột gạo nếp có màu trắng tự nhiên, mịn và dễ bị dính tay. Cá món ăn phổ biến từ loại bột này đó là bánh gai, bánh khúc hay các loại bánh rán.

– Bột gạo lứt

Bột gạo lứt là loại bột được làm từ gạo lứt, không chưa bất kỳ một thành phần phụ gia nào khác. Loại bột này có màu nhạt cho đến màu nâu sẫm, vị béo và hương thơm đặc trưng của gạo nứt. Đặc biệt, loại bột gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thông thường nên ngoài việc chế biến các món thì nó còn được sử dụng trong mục đích chữa bệnh.

Bột gạo để làm gì?

Bột gạo hiện là một trong những nguyên liệu quan trọng trong lĩnh vực ẩm thực nhưng bột gạo để làm gì? Thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của bột gạo, bạn nên biết:

– Làm các loại bánh khác nhau

Đây chính là một trong những công dụng nổi bật của bột gạo, nguyên liệu này được sử dụng để làm các loại bánh ngọt hay bánh mặn. Nổi tiếng là các loại bánh sau: bánh nếp, bánh dẻo, bánh rán, bánh bèo, bánh bột lọc…..Tùy vào sở thích của mỗi người để chế biến món ăn vặt đúng ý.

– Sử dụng bột gạo trong làm bánh phở

Có thể bạn chưa biết, bột gạo là một trong nguyên liệu chính để làm bánh phổ. Trải qua nhiều công đoạn khác nhau, bột gạo sẽ trở thành những bánh phở khá đều với độ dẻo dai phù hợp, giúp cho món ăn cuốn của bạn trở nên ngon và hấp dẫn hơn nhiều.

– Sử dụng bột gạo làm bún

Không chỉ sử dụng để làm phở, bộ gạo chính là nguyên liệu chính để làm bún hiện nay. Sợi bún dẻo, thơm ngọt do được làm từ loại bột gạo chất lượng. Bún có ngon hay không sẽ phụ thuộc vào chất liệu của nguyên liệu gạo sử dụng, mang đến những tô bún thơm phức và đậm vị nhờ kết hợp với nước dùm.

Bột gạo và bột gạo lọc có giống nhau không

– Sử dụng bột gạo làm sệt các món ăn

Ngoài các công dụng nổi bật trên, bột gạo còn được biết đến là nguyên liệu làm sệt các món chè, súp theo đúng yêu cầu. Nếu trong trường hợp không có bột năng, bột sắn thì bột gạo cũng sẽ đảm bảo món ăn của bạn mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.

Bột gạo và bột mì có giống nhau không?

Bột gạo và bột mì đều là những nguyên liệu khá quen thuộc hiện nay, tuy cả hai đều là tinh bột nhưng thức ăn chế tạo từ hai loại bột hoàn toàn khác. Từ bột mì có thể sản xuất được nhiều loại thức ăn như: mì sợi, vằn thắn, bánh bao, bánh mì, bánh quy, bánh gato……Còn dùng bột gạo có thể làm được các loại bánh tẻ, bánh ngọt, vừa nhẹ vừa cứng, không có tính đàn hồi như bánh mì hay bánh bao.

Điều này liên quan đến các protein trong bột gạo và bột mì. Trong bột gạo có chứa từ 7-8% chủ yếu là các loại protein tan trong nước. Còn ở bột mì có từ 8-15% protein, trong đó 4/5 loại protein không tan trong nước. Từ đó, các món ăn chế biến từ hai loại bột này sẽ có đặc điểm khác nhau. Vậy bột gạo và bột mì có giống nhau không? Câu trả lời là “ không”. Tùy vào sở thích của mỗi người để lựa chọn loại bột phù hợp khi chế biến thức ăn.

Sự khác nhau giữa bột nếp và bột gạo

Bột gạo và bột nếp hiện đều được xem là hai nguyên liệu cực kỳ quan trọng khi làm bánh. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn giữa hai loại bột này thì bạn cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa bột nếp và bột gạo sau:

– Về chất liệu:

+ Bột tẻ: Bột tẻ được làm trực tiếp từ những hạt gạo tẻ

+ Bột nếp: Được làm từ hạt gạo nếp hay còn gọi là gạo sáp

– Về thành phần:

+ Bột tẻ: Thành phần chính amylopectine-1 liên kết với alpha 1.4 glucoside, alpha 1,6 ít hơn so với bột gạo nếp.

+ Bột nếp: Có thần phần chính là amylopectine-1 và liên kết alpha 1.4 glucoside, alpha 1,6 nhiều nên độ kết dính, dai và dẻo của bột nếp lớn hơn gạo tẻ.

– Về đặc điểm:

+ Bột tẻ: Nhìn sơ qua thì màu sắc của hai bột gạo khác nhau, tuy nhiên khi nhìn kỹ thì bạn sẽ thấy bột gạo tẻ có màu trắng đục, không mịn bằng bột nếp.

+ Bột nếp: Ngược lại, bột gạo nếp khá mịn màu trắng tinh và trong gạo nếp có khả năng gây dính, dai và dẻo. 

– Về ứng dụng:

+ Bột tẻ: Thường thì bột gạo được sử dụng làm các món bánh mặn như: bánh canh, bánh bò, bánh ướt, cao lầu, bánh đúc, bánh xèo…

+ Bột nếp: Còn bột nếp với độ dính cao, sử dụng làm các loại bánh ngọt như món chè, xôi và một số loại bánh khác.

Cách làm bột gạo đơn giản tại nhà

Hiện nay, bột gạo được sử dụng khá phổ biến trong không gian nhà bếp nên việc nắm được cách làm bột gạo là điều cực kỳ cần thiết. Về cơ bản thì có hai cách làm bột gạo cực kỳ đơn giản sau:

– Cách làm bột gạo truyền thống

Cách làm bột gạo truyền thống vẫn là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn, giữ được chất dinh dưỡng của nguyên liệu. Để sản xuất bột gạo theo cách truyền thống, bạn phải trải qua các bước sau:

Bước 1 – Ngâm gạo: Sau khi loại bỏ trấu, gạo thì được ngâm vào nước để làm cho hạt gạo mềm hơn khi xay.

Bước 2 – Xay gạo: Khi gạo mềm thì tiến hành bước tiếp theo là say gạo, phá vỡ cấu trúc từ hạt gạo làm cho màng bao của tế bào bị vỡ, giải phóng tinh bột. Quá trình xay gạo còn góp phần làm cho hạt gạo chuyển thành dạng bột.

Bước 3 – Khuấy đều: Giai đoạn này sẽ kích hoạt các phân tử tinh bột, thoát ra khỏi các túi bột lạp. Đồng thời, loại bỏ dễ dàng các tạp chất nhẹ được nổi lên như chất béo có trong gạo.

Bước 4Lắng gạn hỗn hợp bột gạo: Công đoạn này, giúp tác bột gạo ta khỏi nước theo hai phương pháp, lắng gạn hoặc ly tâm.

Bước 5 – Chia bột ướt: Sau khi lấy bột gạo ở dạng nhão thì khối bột sẽ được chia đều, giúp cho bột khô hoàn toàn. Nhờ có bọc vải trên mâm, bạn sẽ lấy được lớp bột dễ dàng khi bột khô.

Bước 6 – Phơi bột gạo nhão: Tiến hành phơi bột gạo khoảng 4-6 tiếng, sấy khô nhưng phải đảm bảo bột gạo vẫn giữ được độ ẩm cao khoảng 15%. Chú ý, không phơi khô quá mức dễ làm cho vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện phát triển. Cuối cùng, sau khi bột gạo khô thì có thể đóng gói hoặc bảo quản trong hủ/ lọ thủy tinh đều được. 

– Cách làm bột gạo bằng máy xay sinh tố

Nếu như cách làm bột gạo truyền thống sẽ tốn khá nhiều thời gian thì việc sử dụng cách làm bột gạo bằng máy say sinh tố, giúp bạn tiết kiệm thời gian một cách tối ưu. Tuy nhiên, để hoàn thành quá trình làm bột gạo thì bạn cũng chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

Nguyên liệu làm bột gạo:

  • 1 kg gạo hay gạo nếp
  • 1 tsp súp muối
  • Bát lớn, nhỏ
  • Rổ, giá, thìa …
  • Chậu lớn
  • Máy xay sinh tố, máy nghiền
  • Khăn sạch hoặc rây lọc bột
  • Bao vải
  • Khay lớn

Các làm bột gạo bằng máy say sinh tố

Bước 1: Chọn loại gạo to, hạt đều và chắc khi mua về thì nhặt bỏ lớp sạn đi. Sau đó, hoàn tan muôi trong một chậu nước to rồi ngâm gạo qua đêm.

Bước 2: Tiếp đến, vớt gạo để ráo nước rồi đổ gạo lại vào chậy to và đổ nước ngập gạo khoảng 3cm. Bạn sử dụng máy xay hoặc máy nghiền để xay gạo cho mịn.

Bột gạo và bột gạo lọc có giống nhau không

Bước 3: Sau đó, sử dụng một chiếc khăn sạch hoặc rây lọc bột cho mịn thêm. Giờ bạn đã có một lượng bột gạo tương đối. Bột nước này có thể dùng để làm bánh xèo, bánh cuốn, bánh khọt.

Bước 4: Khi xay được bột nước bạn cho hỗn hợp bột nước và bao vải treo lên cho thoát nước. Chú ý, để bột trong 12 tiếng để lượng nước trong bột mới có thể ra hết được. 

Bước 5: Cuối cùng, đổ bột gạo vào một cái khay lớn rải đều và đem phơi khô khoảng 2 ngày. Khi bột khô thì hãy sử dụng máy sấy để sấy khô bột một cách nhanh chóng.

Chắc chắn với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết bột gạo là gì rồi phải không. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm thông tin hữu ích về bột gạo, đưa ra lựa chọn hợp lý khi chế biến các món ăn từ bột gạo. Chúc bạn sẽ có được những món ăn ngon từ bột gạo nhé!