Bố của lã hồ minh khuê là ai

Cùng cô con gái Lã Hồ Minh Khuê - sinh viên năm thứ 4 ĐH Harvard, nhà báo Hồ Thị Hải Âu đã có những chia sẻ về bước đường đã qua, đầy ngọt ngào nhưng cũng nhiều nước mắt.

Năm 2014, Lã Hồ Minh Khuê nhận được học bổng 320.000 USD vào Harvard.

Tôi là người mẹ bình thường

- Khi trả lời báo chí, Minh Khuê nói: “Mẹ không chỉ là mẹ mà còn là một người bạn lớn trong cuộc đời mình”, bí quyết nào đã giúp chị luôn đồng hành khi con nhỏ đến lúc trưởng thành?

Tôi lấy ví dụ như thế này, hôm nay bạn là mẹ của một đứa con 2 tuổi nhưng  bạn nên nhớ rằng 10 năm sau bạn sẽ là mẹ của một đứa con 12 tuổi.

Bạn không thể mang tâm lý của một người mẹ có con 2 tuổi mãi được, bạn phải lớn và hãy trưởng thành lên. Tâm hồn bạn cũng phải trẻ trung như lứa tuổi của con để có cơ hội được chia sẻ.

Nếu chúng ta mang tâm lý của một người quản lý, kiểm soát và dè chừng thì bạn sẽ không thấy cuộc sống thật rất đỗi đáng yêu. Chúng ta phải có tâm thế của người chuyển giao thế hệ.

Tôi là người phụ nữ U50, con gái tôi 20 tuổi, hai mẹ con cùng chụp ảnh và tôi tạo dáng như một cô gái trẻ đứng cạnh con. Tôi cố gắng hiểu con để con cho chơi cùng những trò chơi, con nói những tâm tình lứa tuổi.

Nếu không chúng ta sẽ là các thế hệ xa lạ nhau, làm đau xót và tổn thương lẫn nhau. Đó là nỗi buồn, tôi sẽ cố gắng làm sao để nỗi buồn đó bớt đi.

Chúng ta đừng trách móc tại sao mẹ không hiểu con? Tại sao con không hiểu mẹ? Hãy nhìn vào ánh mắt, niềm đam mê và khát vọng của con. Nếu chúng ta hiểu bản chất việc con làm là thiện lương, hãy ủng hộ con bằng tất cả trái tim và trí tuệ của người mẹ.

Mặc dù không áp đặt khi con chưa đủ tuổi thành niên nhưng có những việc bố mẹ phải đứng ở vị trí là người quyết định. Biết nhu biết cương, bạn mới không sa vào tình yêu con mù quáng.

- Là người mẹ đơn thân, hành trình trải qua cùng con không chỉ có hoa hồng mà còn đầy nước mắt. Chị có thể chia sẻ thêm về quãng đường đã qua?

Là người mẹ đơn thân, tôi kiêm thêm nhiệm vụ của cả người cha. Trước đây mẹ của tôi rất nghiêm khắc, thậm chí tôi từng cãi lại mẹ và nhĩ giá như được “đổi” lấy người mẹ khác.

Tôi yêu con trong một tình yêu lớn nhưng lại rất nghiêm.

Hồ Thị Hải Âu

Sau này tôi nghĩ mình sẽ không nghiêm khắc nhưng nhìn lại tôi thấy mình giống mẹ ngày xưa. Tôi yêu con trong một tình yêu lớn nhưng lại rất nghiêm.

Tôi luôn nói, không biết giờ phút nào mẹ sẽ rời xa con khỏi cuộc đời này, vì vậy chừng nào còn bên con mẹ sẽ truyền kỹ năng để con tự sống hạnh phúc. Nếu sống tận cùng như hôm nay là ngày cuối của cuộc đời, bạn sẽ không trì hoãn bất cứ việc gì, sẽ làm quyết liệt.

Tôi nhớ có lần con bị mắc bệnh nặng, người bác sĩ Hà Lan khám cho con. Tôi nói con hãy dịch nguyên văn lời của mình cho bác sĩ nghe: “Thưa ông, tôi là người mẹ và sống đơn thân đã lâu rồi. Đối với tôi không ai quan trọng bằng Minh Khuê, nhưng lúc này ông là người quan trọng nhất của hai mẹ con tôi. Xin ông hãy đặt vị trí và tư cách là người bố của cháu để nói bây giờ tôi phải làm gì”.

Người bác sĩ đó không phải là chồng, là bố của con tôi nhưng đã cầm tay tôi và nói: “Bà yên tâm, tôi sẽ làm những điều tốt nhất”.

Sau đó tôi cũng gọi cho một người bạn là giám đốc của bệnh viện lớn và nói con gái tôi cần anh.

Cuộc sống của tôi luôn có những người đàn ông tốt giúp đỡ để tôi lạc quan hơn.

Cha mẹ phải tự giáo dục mình

- Minh Khuê cũng nói mẹ là người mở ra cánh cửa vào Harvard. Khi Khuê còn nhỏ, chị đã dạy con học như thế nào?

Tôi cho con học piano, học vẽ, bơi lội, ngoại ngữ ngay từ ngày nhỏ, khiến nhiều người đặt câu hỏi: “Học nhiều thế thì sau này làm gì?”, “Biết một thì tốt mà biết 10 thì dở”.

Áp lực đến với tôi từ việc một mình nuôi con, kinh tế không dư giả, con không có biểu hiện của năng khiếu bẩm sinh, gia đình không có truyền thống nghệ thuật. Tôi vẫn quyết định mua đàn piano, thuê thầy giỏi dạy con con.

Một người nghệ sĩ để biểu diễn bản nhạc trên sân khấu cần mất 14-18 năm khổ luyện, trung bình mỗi ngày 6-10 tiếng. Khi con học đàn, cháu biết yêu và cảm thụ cái đẹp, biết hiểu và nhẫn nại giá trị của lao động đích thực.

Ngoài ra về khoa học, con học đàn giúp hai bán cầu đại não cùng khởi động và rèn luyện. Mỗi môn học đều sẽ tăng tính lợi ích cho con "không thành công thì cũng thành nhân".

Việc làm quen với nghệ thuật giúp Minh Khuê vui vẻ, trở thành người hạnh phúc và giảm bớt được những áp lực khác trong cuộc sống.

Năm 4 tuổi, Khuê rất thích nghịch nước, tôi bắt cơ hội này để cho con học bơi - một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Tôi nghĩ đây là giai đoạn phù hợp khi trẻ nhỏ chưa ý thức hết về hiểm nguy, không biết sợ nên dễ tiếp thu hơn người lớn.

Tuy nhiên thời bấy giờ, tôi gặp khó khăn khi tìm giáo viên cho con, mọi huấn luyện viên đều từ chối bởi Khuê quá nhỏ, họ chỉ nhận trẻ biết nghe mệnh lệnh, hiểu các khái niệm.

Tôi thuyết phục một huấn luyện viên dạy bằng trực quan sinh động, cùng nín thở và nghịch nước với Khuê. Kết quả, chỉ trong 5 ngày, Khuê đã bơi được 12 vòng liền ở bể 50 m, sâu 5,8 m của người lớn. 

Như vậy trước khi muốn giáo viên hiểu con thì bạn phải hiểu chúng trước đã.

- Chị có lời khuyên như thế nào với các bà mẹ thời hiện đại?

Giáo dục sớm đang là xu hướng tại Việt Nam. Nhiều gia đình cho con học Tiếng Anh từ lúc nhỏ. Tôi không phản đối cách làm này nhưng giáo dục sớm nghĩa là phụ huynh phải tự giáo dục bản thân trước khi làm cha mẹ.

Thế giới đang phát triển rất nhanh chóng, nếu bố mẹ không có khả năng tự học hỏi trên tinh thần khiêm nhường và cầu thị thì rất khó dạy con tốt.

- Minh Khuê lớn lên với môi trường phổ thông tại Việt Nam và du học tại Mỹ. Sự cho rằng sự khác biệt giữa hai nền giáo dục này là gì?

Tôi nghĩ không có có nền giáo dục nào hoàn hảo, mỗi nơi đều có mặt mạnh và yếu, chúng ta phải biết tìm ra nền giáo dục phù hợp cho bản thân, là nền tảng giáo dục gia đình. Nếu người Mỹ cố gắng 10 thì chúng ta hãy làm đến 60.

Chúng ta không nên đòi hỏi xã hội thay đổi để con thay đổi vì khi chúng ta đòi hỏi, chờ đợi thì con vẫn lớn, vẫn chịu tác động của xã hội. Khi có nền tảng giáo dục gia đình tốt, con cái chúng ta lớn lên sẽ có nội lực để nắm bắt những cơ hội vươn ra thế giới, sẽ thích nghi, trụ vững trong thế giới mới.

Một giáo sư người Mỹ đã kể với tôi một câu chuyện so sánh, nếu đưa bài học vẽ con mèo cho hai cô giáo người Mỹ và người Việt, kết quả thu được sẽ rất khác.

Ở lớp học của cô giáo người Mỹ các em sẽ vẽ mèo xanh, mèo đỏ, mèo giống chó, mèo giống ngựa, thậm chí không phải là mèo. Còn học sinh theo lớp của cô giáo người Việt sẽ vẽ một con mèo giống nhau và giống của cô giáo.

Giáo dục Mỹ có sự khai phóng, giúp cho mỗi cá nhân tự cảm nhận và biết mình là ai. Ai cũng có cơ hội tỏa sáng, mỗi người sẽ thấy hạnh phúc và tự tin hơn.

Những gương mặt 9X Việt đang là sinh viên năm nhất, năm hai tại ĐH Harvard danh giá, mỗi người một cá tính, ước mơ. Bằng niềm đam mê, tinh thần hiếu học, tin rằng họ sẽ tiếp tục là niềm tự hào của người Việt khắp năm châu.

Lã Hồ Minh Khuê

Năm 2014, Lã Hồ Minh Khuê “ẵm” trọn tấm vé tới Harvard cùng suất học bổng toàn phần lên tới 320.000 USD cho 4 năm học. Minh Khuê từng nhận giải Bạc cuộc thi Piano quốc tế ở Hàn Quốc, thực hiện thành công 2 dự án nghệ thuật: Đêm hòa nhạc “Giai điệu mùa hạ” và triển lãm nghệ thuật cá nhân “Tình yêu của tôi” để thu quỹ gây dựng 22 tủ sách cho dự án “Sách hóa nông thôn”.

Bộ hồ sơ “toàn diện” của cô nàng học “siêu” lại nổi bật với các tài năng nghệ thuật và nhiều hoạt động xã hội ấn tượng đã chinh phục hội đồng tuyển sinh của ngôi trường Harvard danh giá. Thành công của Minh Khuê không hề khiến thầy cô, bạn bè hay chính Khuê bất ngờ. “Cứ học tập và làm việc theo đam mê thì thành công tự khắc sẽ đến”, cô bạn nói về “bí kíp” giành học bổng của mình.

Chắc chắn em sẽ quay về quê hương. Em đã chọn thi tốt nghiệp THPT bằng môn lịch sử và học được rằng: “Nếu đi đến tận cùng của dân tộc, ta sẽ gặp nhân loại. Để trở thành công dân toàn cầu không chỉ cứ vươn ra thế giới mà phải hiểu nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi có những người thân của mình với cả điều tự hào và hạn chế”.

Nguyễn Hoàng Khánh

Chàng trai Việt sinh năm 1993 sở hữu ngoại hình tài tử cùng bảng thành tích đáng nể trong quá trình học tập vừa chinh phục thành công suất học bổng chương trình Juris Doctor [Tạm dịch: Tiến sĩ Luật] của ĐH Harvard.

Nam sinh này từng tốt nghiệp Đại học loại Ưu - chương trình vinh danh với điểm trung bình tốt nghiệp GPA 3.93/4.0 tại ĐH St. John's, Mỹ và sau đó giành học bổng thạc sĩ ngôi trường này.

Để thực hiện mơ ước vào trường Luật Harvard, ngoài thành tích và điểm chuẩn hóa, Hoàng Khánh phải vượt qua thử thách ở bài thi đánh giá đầu vào dành riêng cho ứng viên ngành Luật [Law School Admission Test - LSAT] ở tất cả các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, xã hội và pháp luật, khả năng tư duy logic, và khả năng phân tích, đánh giá các lập luận.

Bằng những kiến thức có được cùng khả năng vận dụng linh hoạt, Khánh kết thúc bài thì sau hơn 4 tiếng đồng hồ với kết quả điểm cao hơn 98% thí sinh tham gia bài thi này. Với thành tích đáng ngưỡng mộ này thì Khánh đang trở thành đối thủ đáng gờm của các sinh viên cùng lứa đỗ vào trường Luật Harvard.

Diệp Quốc Thắng

Sinh năm 1997 tại TP Hồ Chí Minh, 9X Việt Diệp Quốc Thắng từng tốt nghiệp Thủ khoa trường cấp 3 Grover Cleveland Charter High School, Mỹ. Anh chàng đam mê lớn đối với con người và các vấn đề xã hội. Tích cực trong nhiều hoạt động cộng đồng, Thắng nhận Học bổng của Key Club Foundation, Giải thưởng danh dự “Học Sinh AP Đặc biệt ưu tú" [AP Scholar with Distinction] được trao bởi College Board, học bổng toàn phần trường Đại học Harvard, Đại học Yale, University of California - Los Angles, UC Berkeley, University of California - San Diego.

Chàng sinh viên năm nhất ĐH Harvard tâm sự, khát vọng lớn nhất của em trong cuộc sống là giúp đỡ mọi người.

“Bất cứ nghề nghiệp nào em làm trong tương lai đều sẽ hướng đến mục đích giúp đỡ một ai đó. Nếu trở thành bác sĩ, em sẽ trở về Việt Nam với các buổi khám sức khỏe miễn phí. Đó cũng là lý do em tham gia dịch vụ cộng đồng, bởi dịch vụ cộng đồng đưa em trở về thế giới thực”, Thắng nói.

Thắng dự định sẽ theo đuổi chuyên ngành Thần kinh học và Tâm lý học sau khi kết thúc năm Đại cương. Mùa hè này, 9X gốc Việt sẽ tham gia giảng dạy bằng tiếng Anh về chủ đề công bằng xã hội và nâng cao nhận thức cho người mới nhập cư, người tị nạn ở Boston Mỹ trong dự án Boston Refugees Youth Enrichment [BRYE].

Anh chàng rất háo hức bởi lẽ, sẽ có một phần “học sinh” trong dự án là những bạn trẻ Việt Nam vừa tới Mỹ. Bằng kinh nghiệm của mình, Thắng chắn chắn sẽ giúp họ nhập cuộc tốt hơn cũng như biết cách cân bằng bản sắc Việt Nam và Mỹ.

Mai Linh Tôn

Là con gái út trong gia đình có 3 người con, bố mất sớm vì căn bệnh ung thư gan. Từ những năm 1990, Linh đã cùng người thân rời khỏi Việt Nam, ra nước ngoài sinh sống. Tháng 6/2015, Mai Linh tốt nghiệp trung học ở thành phố Anaheim [bang California, Mỹ] với điểm trung bình GPA đạt 4.65 và hiện đang là sinh viên trường Harvard. Bảng thành tích những năm Trung học của Linh được ghi nhận khi liên tục đạt điểm xuất sắc các môn Tiếng Anh và Toán.

Đến với Harvard là đến với chân trời mới, nơi thực hiện những hoài bão, ước mơ, cô nữ sinh này đang từng ngày cố gắng tiếp thu kiến thức và thể hiện năng khiếu của mình. Ngoài sự chăm chỉ đáng ngưỡng mộ thì Linh còn là một nghệ sĩ tài năng dù chưa trải qua lớp học nghệ thuật nào.

Nguyễn Huy Trường Nam

Với điểm sát hạch tuyệt đối 2.400, điểm Tiếng Anh TOEFL 111/120 điểm, Nguyễn Huy Trường Nam đã giành học bổng toàn phần toàn phần trị giá 69.000 USD/năm của ĐH Harvard danh tiếng với chuyên ngành lập trình và học bổng từ 3 trường uy tín hàng đầu thế giới khác là Princeton, Columbia và Caltech.

Trước đó, Nam đã đạt hơn 100 giải thưởng trong suốt quá trình học phổ thông, trong đó có những giải thưởng lớn như giải lập trình mở rộng khối các nước thuộc Liên Xô cũ, giải Toán toàn Nga và là một trong những học sinh xuất sắc nhất hệ chuyên Đại học Tổng hợp Lomonoxop, trường đại học số 1 nước Nga.

Trần Đăng Huy

Trần Đăng Huy nằm trong số 10,5% sinh viên nước khác [ngoài Mỹ] trúng tuyển ngôi trường danh tiếng bậc nhất Harvard sau khi được chọn ra từ 34.295 hồ sơ dự tuyển năm 2014.

Ước mơ du học đến với cậu bé Trần Đăng Huy từ những ngày còn là học sinh tiểu học và con đường chinh phục giấc mơ du học cũng bắt đầu từ đó. Thông qua các mẩu chuyện vui bằng Tiếng Anh, Huy dần làm quen và trang bị vốn Tiếng Anh cho bản thân.

Huy nói rằng, quá trình tìm hiểu và nộp đơn nhập học Đại học ở Mỹ không chỉ là một quá trình với những bước cụ thể mà quan trọng hơn, trong hồ sơ xin nhập học của mình, bạn phải trả lời được câu hỏi: Bạn là ai? Bạn đam mê và mong muốn điều gì cho tương lai?. Câu hỏi này ngay cả những người trưởng thành cũng phải mất rất nhiều năm mới tìm được đáp án.

Có lẽ, con đường đến được với cánh cổng trường ĐH Harvard của Huy không chỉ nhờ vào bảng thành tích học tập mà còn nhờ vốn sống và những trải nghiệm đáng quý đã có được. Trong vòng 4 năm, Huy đã đặt chân đến 11 quốc gia khác nhau để tham gia các hoạt động ngoại khóa và trao đổi học tập.

Năm thứ 2, Đăng Huy đã xuất sắc đạt tới 5 điểm A cho các môn thi tại ĐH Harvard.

Video liên quan

Chủ Đề