Vì sao nông nghiệp dưới thời đường phát triển

Bài 6 TRUNG QUÓC DƯỚI THỜI ĐƯỜNG - TỐNG Chính quyền phong kiến được củng cố và mở rộng Câu hỏi: So với thời Tần, Hán, tô chức hộ máy nhà nước phong kiến thời Đường, Tống có gì thay đối? * Hướng dẫn trả lời: So với thời Tần, Hán bộ máy nhà nước thòi Đường, Tống hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương: + Cử người thân tín cai quản các địa phương. Cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương. + Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. + Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế. Bài tập: Vẽ Sfí đồ về moi quan hệ xã hội dưới thời phong kiến Đường - Tong ở Trung Quốc. Bài tập : Điền vào chỗ trổng mệnh đề san đây: "Nhà Đường đưa qnân lấn chiếm vùng [a] ờ phía Bắc, chinh phục [b] ớ phía Tây, xâm lược bán đảo [c] cùng cô chê độ thong trị ở...[d] ép nước [e] phái thuần phỉic Hưởng dẫn trả lời: [ Nội Mông. Tây Vực. Triều Tiên. An Nam. Tây Tạng. Bài tập : Ghi đúng [Đ], sai [S] vào các ô vuông ũ thể hiện sự thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường. a. Tổ chức bộ máy nhà nước hoàn thiện tù' trung ương đến địa phương. b. Chia đất nước thành các quận huyện; giảm sưu thuế cho nhân dân. c. Tuyển dụng quan lại bàng hình thức thi cử để chọn người tài. d. Xây dựng được nhiều công trình kiến trúc ló'n như Viên Ninh, Lăng Li Son. e. Mỏ' rộng lãnh thổ Trung Ọuốc. Hướng dẫn trả lời: a; c; e: Đ b;d: s Sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân Câu hỏi: Vì sao kinh tế Trung Quốc dưới thời Đường phát triển cao hơn các thời kì trước? *Hưởng dẫn trả lời: Dưới thòi nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện: Nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền, với nội dung: + Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy. + Các quan lại tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc. + Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con noi. về thù còng nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sú' phát triển. Phường hội xuất hiện. về ngoại thương được mờ rộng : “Con đường tơ lụa” hình thành. Câu hỏi: Chế độ quân điền là gì? Nội dung của chế độ quân điền dưới thời nhà Đường ở Trung Quốc như thế nào? Tác dụng của nó? Hướng dẫn trá lời: Chế độ quân điền: Nhà Đường lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang đem chia cho nông dân. Nội dung của chế độ quân điền: + Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy, + Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bông lộc. I Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu đưọ'c cha truyền con nối. Tác dụng: + Nông dân yên tâm sản xuất. + Thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước. + Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân. Bài tập : Hãy vẽ sơ đồ biểu hiện sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc dưới thời Đường - Tổng? Văn hoá thòi Đường, Tống Câu hỏi: Nêu những nét nổi bật của văn hỏa Trung Quốc thời Đường? Hướng dẫn trả lời: Tho’ Đưòìig có số lượng lớn, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Tiêu biểu là các nhà tho' Lí Bạch, Đỗ Phù, Bạch Cư Dị. Phật giáo ngày một thịnh hành, biểu hiện là các nhà sư sang An Độ học và các nhà sư Ẩn Độ sang Trung Quốc để truyền đạo, chùa chiền được xây dựng nhiều. Nho giáo phát triển thêm về lí luận, các vua nhà Tống rất tôn sùng các nhà Nho.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Mục a

- Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì loạn lạc kéo dài.

- Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường [618 - 907].

Bản đồ Trung Quốc thời nhà Đường

a] Kinh tế:

- Phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp: Thực hiện chế độ quân điền. Nông dân nhận ruộng đất công và phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước.

- Thủ công nghiệp: Xưởng thủ công [gọi là tác phường] luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp: hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

Con đường tơ lụa

Mục b

b] Chính trị:

- Bộ máy cai trị phong kiến hoàn chỉnh: cử người thân tín cai quản địa phương; cử người trong họ hay công thần giữ chức Tiết độ sứ, trấn ải biên cương mở khoa thi chọn người ra làm quan.

=> Chế độ phong kiến tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đồng thời nâng cao quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

- Các hoàng đế nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam [lãnh thổ Việt Nam hồi đó], ép Tây Tạng phải thần phục.

=> Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Mục c

c] Đến cuối thời Đường:

- Mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra.

- Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874.

- Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại - Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông Cổ tiêu diệt.

Câu hỏi: Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là

A. nhà nước thực hiện giảm tô thuế, bớt sưu dịch

B. nhà nước thực hiện chế độ quân điền

C. nhà nước thực hiện chế độ tô, dung, điệu

D. áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất

Trả lời: 

Đáp án đúng B. nhà nước thực hiện chế độ quân điền

Cùng Top lời giải khám phá xã hội Trung Quốc dưới thời Đường lúc bấy giờ nhé!

1. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

Các cuộc chiến tranh liên miên hao người tốn của làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Nông dân khắp nơi vùng dậy khởi nghĩa, các thế lực căn cứ cũng tranh giành lẫn nhau, nhà Hán lung lay rồi sụp đổ. Trung Quốc lại bước vào thời kì loạn lạc kéo dài.

Sau mấy thế kỉ rối ren. Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường [618 – 907].

Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đã đạt đến đỉnh cao của nó. So với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quán điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung. điệu. Người ta cũng áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt. Xưởng thủ công [gọi là tác phường] luyện sắt., đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

– Nông nghiệp:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

– Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

– Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

* Giao thông:

Vào thời Đường, từ các tuyến đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.

* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

* Chính trị: 

- Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.

-Tuy nhiên, đến cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do tô thuế quá nặng nề, sưu dịch liên miên. Nạn đói thường xuyên diễn ra. Nông dân lại nổi dậy chống chính quyền, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra vào năm 874. Nhà Đường bị lật đổ, Trung Quốc rơi vào thời kì Ngũ đại – Thập quốc nhưng Triệu Khuông Dẫn lại tiêu diệt được các thế lực phong kiến khác, lập ra nhà Tống vào năm 960. Sau đó, miền Bắc Tống lại bị nước Kim đánh chiếm. Đến cuối thế kỉ XIII, cả hai nước Kim và Nam Tống lần lượt bị Mông cổ tiêu diệt.

3. Trắc nghiệm

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?

A. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn

B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện

C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lược các nước láng giềng

D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao

Câu 2: Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

 A. quan hệ vua – tôi được xác lập

 B. vua Tần xưng là Hoàng đế

 C. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập

 D. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập 

Câu 3: So với các triều đại trước, chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm gì tiến bộ?

 A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc

 B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử

 C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử

 D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng

Câu 4: Dưới thời nhà Đường, khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Vậy tô là gì?

A. Là thuế thân, nộp bằng lao dịch.

B. Là thuế ruộng, nộp bằng lúa.

C. Là thuế hộ khẩu, nộp bằng vải, lúa.

D. Tắt cả các loại thuế trên.

Câu 5: Ai là người cướp ngôi nhà Tuỳ lập ra nhà Đường?

A. Trần Thắng.

B. Ngô Quảng.

C. Lý Uyên.

D. Chu Nguyên Chương.

Câu 6. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời Đường là

A. Chế độ quân điền

B. Chế độ tỉnh điển

C. Chế độ tô, dung, điệu

D. Chế độ lộc điền

Câu 7: Tình trạng chia cắt loạn lạc sau thời Đường trước thời Tống ở Trung Quốc được sử sách gọi là gì?

A. Thời Đông Tấn

B. Thời Ngũ đại

C. Thời Tam quốc

D. Thời Tây Tấn

Câu 8: Nhà Đường đã cắt cử những ai giữ chức Tiết độ sứ để cai trị các vùng biên cương?

A. Con em địa chủ có tài.

B. Những người thân tộc và các công thân.

C. Những người thi đỗ cao.

D. Tất cả các lực lượng trên.

Câu 9: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào?

A. Thời nhà Hán.

B. Thời nhà Tần.

C. Thời nhà Đường.

D. Thời nhà Tống.

Video liên quan

Chủ Đề