Bisolvon mở nắp dùng được bao lâu

Các thuốc sử dụng đường uống dạng siro, dung dịch, hỗn dịch… được kê đơn điều trị ngoại trú rất phổ biến. Tuy nhiên, các bệnh nhân cho đến dược sĩ tư vấn trực tiếp tại nhà thuốc, quầy thuốc mới chỉ quan tâm đến hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất. Một số thuốc trong tờ hướng dẫn sử dụng không có điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng thuốc sau khi mở nắp. Để tránh lãng phí và an toàn trong sử dụng thuốc, bài viết giúp nhân viên y tế nắm và hiểu rõ cách bảo quản và thời hạn sử dụng các thuốc đa liều.

1. Một số định nghĩa

Theo Dược điển Mỹ [The United States Pharmacopeia – USP] thuốc tiêm đa liều [multiple - dose vial - MDV], thuốc tiêm đơn liều [single - dose vial - SDV] và hạn sử dụng của thuốc sau khi mở nắp [beyond - use date] được định nghĩa như sau:

- Thuốc tiêm đa liều: là một vật chứa đa đơn vị [ví dụ như chai lọ] chế phẩm thuốc chỉ dùng theo đường tiêm và thường chứa chất bảo quản chống vi sinh vật. Bình [lọ] chứa thuốc đa liều được thiết kế để có thể rút thuốc nhiều lần khác nhau nhờ chúng có chứa chất bảo quản chống vi sinh vật.

- Thuốc tiêm đơn liều: là vật chứa một đơn vị chế phẩm thuốc dùng theo đường tiêm, được thiết kế để chỉ dùng 1 lần. Ví dụ lọ chứa thuốc tiêm đơn liều: bút tiêm đóng sẵn thuốc tiêm 1 lần. USP lưu ý rằng: “các lọ chứa thuốc tiêm đơn liều đã được mở ra hoặc chọc kim tiêm như ống tiêm, túi, chai lọ, xi ranh và các lọ chứa sản phẩm vô khuẩn…nên được sử dụng trong vòng 1 giờ nếu chúng được mở ra trong điều kiện chất lượng môi trường thấp hơn tiêu chuẩn ISO cấp 5 [phòng dược pha chế thuốc IV] và phần thuốc còn dư phải bỏ đi. Các lọ thuốc và xi lanh[bơm tiêm] chứa thuốc không nên bảo quản để sử dụng tiếp.

- Hạn sử dụng sau mở nắp: Nếu không có hướng dẫn đặc biệt của nhà sản xuất [ghi rõ hạn sử dụng sau khi mở nắp là bao nhiêu] thì USP định nghĩa hạn sử dụng của thuốc sau khi mở nắp là 28 ngày kể từ ngày vật chứa thuốc tiêm đa liều lần đầu tiên được mở [ví dụ như chọc kim tiêm]. Mọi thuốc tiêm đa liều nên được dán nhãn ngày hết hạn của nó. [Cần lưu ý phân biệt giữa hạn sử dụng của thuốc khi còn nguyên và hạn sử dụng sau khi mở nắp].

Ngoài ra còn có các bình dạng bình xịt đa liều [dạng hít], lọ thuốc đa liều nhỏ mắt, lọ dùng ngoài da đa liều, lọ bột thuốc đa liều [đường uống sau khi pha với dd]… Các loại thuốc đa liều này được hiểu là chứa nhiều liều trong một vật [bình, chai, lọ, ống.v.v.] chứa thuốc.

2. Nguyên tắc bảo quản thuốc sau khi mở nắp

– Sau khi mở nắp cần ghi chú ngày mở nắp, thời hạn sử dụng sau khi mở nắp

– Bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất. Nếu như nhà sản xuất không đưa ra điều kiện và thời hạn bảo quản sau khi mở nắp thì bảo quản như bảng 1.

– Thời hạn sau khi mở nắp phải đảm bảo trước hạn sử dụng kể từ ngày sản xuất

– Đảm bảo chất lượng thuốc sau khi mở nắp

Bảng 1. Thời hạn sử dụng các dạng thuốc sau khi mở nắp

Dạng thuốc Hạn sử dụng sau khi mở nắp
Đối với dạng thêm nước [ hỗn dịch pha uống, dung dịch pha thuốc…] 14 ngày ở nhiệt độ 2-80C
Đối với dạng không thêm nước [ thuốc uống dạng lỏng: siro, dung dịch…] 6 tháng

Bảng 2: Ví dụ một số thuốc đa liều và hạn bảo quản

Khuyến cáo sử dụng và bảo quản

- Để giảm nguy cơ nhiễm trùng chéo cho bệnh nhân nên ưu tiên dùng thuốc tiêm đơn liều [SDV].

- Nếu chỉ có sẵn thuốc tiêm đa liều [MDV], nên dùng loại thuốc cho phép rút ra 1 liều đơn nhỏ nhất về thể tích.

- Mỗi lọ thuốc đơn liều hay đa liều chỉ nên dùng cho 1 bệnh nhân.  Các lọ thuốc không còn nắp cao su của nhà sản xuất nên được loại bỏ. Các trường hợp ngoại lệ như insulin và vắc xin phải được khoa Dược xác nhận tính an toàn trước khi sử dụng.

- Luôn tuân thủ kỹ thuật vô trùng khi chuẩn bị dung dịch tiêm và khi tiêm. Theo dõi nhiễm bẩn, đổi màu thuốc.

- Không dùng 1 bơm tiêm chứa thuốc cho nhiều bệnh nhân ngay cả khi kim tiêm đã được thay. Cần sử dụng 1 ống tiêm/1 bơm tiêm mới cho mổi bệnh nhân. Tái sử dụng là vi phạm nguyên tắc an toàn của CDC. Tất cả các bơm tiêm chứa thuốc, lọ thuốc [sau mở nắp] chứa thuốc đơn liều hay đa liều nếu không được sử dụng ngay đều phải dán nhãn:

+ Tất cả các bơm tiêm chứa thuốc, lọ thuốc [sau mở nắp] trong và ngoài môi trường vô trùng đều dán nhãn.

+ Ghi nhãn thuốc hay  dung dịch ngay khi chuyển từ bao bì gốc sang bơm tiêm, hay chai lọ khác.

+ Nhãn bơm tiêm chứa thuốc ghi rỏ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, thời gian hết hạn sử dụng. Lọ thuốc gốc sau mở nắp phải ghi ngày mở nắp.

+ Những bơm tiêm chứa thuốc, lọ thuốc gốc sau mở nắp  không có nhãn, hay mất nhãn đều loại bỏ.

+ Khi thay đổi ca trực nhân viên y tế có trách nhiện theo dõi chất lượng, màu sắc thường xuyên các bơm tiêm và lọ thuốc được dán nhãn.

- Đối với các lọ/kít dùng để đánh dấu thuốc phóng xạ và dung dịch chiết TC-99m: tất cả các lọ/kít và dung dịch chiết TC-99mm đều không chứa chất kháng khuẩn. Vì vậy cần chú ý sau khi đánh dấu, dung dịch nên sử dụng sớm nhất có thể. Và nên đánh dấu trong lọ/kít [hạn chế đánh dấu trong bơm tiêm].

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Thuốc ho Bisolvon [siro] chứa thành phần chính là hoạt chất long đờm Bromhexin với hàm lượng 4mg. Thuốc được sử dụng trong các bệnh phế quản cấp – mãn tính có hiện tượng suy yếu khả năng vận chuyển chất nhầy hoặc hoạt động tăng tiết chất nhầy có vấn đề bất thường

Thuốc ho Bisolvon dạng siro có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Siro ho Bisolvon [Bisolvon Kids] là thuốc trị ho dành riêng cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, người lớn gặp phải tình trạng khó nuốt hoặc buồn nôn sau khi dùng thuốc dạng viên cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Thuốc ho Bisolvon là dược phẩm của Boehringer Ingelheim International GmbH Ingelheim am Rhein – Đức và được sản xuất tại Indonesia.

Thông tin cần biết về thuốc ho Bisolvo [siro]:

  • Tên thuốc: Siro Bisolvo [Bisolvo Kids]
  • Dạng bào chế: Siro [cao lỏng]
  • Thương hiệu: Boehringer Ingelheim International GmbH Ingelheim am Rhein – Đức
  • Sản xuất tại: Indonesia
  • Quy cách: Hộp 1 chai x 60ml

Siro ho Bisolvon chứa thành phần chính là Bromhexin hydrochlorid 4mg/ 5ml siro. Bromhexin là hoạt chất tổng hợp được chiết xuất từ thảo dược vasicine với tác dụng chính là tăng bài tiết thanh dịch phế quản bằng cách giảm độ đặc, quánh của chất nhầy. Ngoài ra, hoạt chất này còn hoạt hóa biểu mô có nhung mao nhằm tăng vận chuyển dịch nhầy trong phế quản.

Với tác dụng này, Bromhexin giúp quá cơ thể dễ dàng đào thải đờm thông qua hoạt động ho, khạc. Việc loại bỏ đờm ứ bên trong phế quản và các cơ quan hô hấp giúp giảm nguy cơ bội nhiễm, đồng thời tăng hiệu quả của các loại thuốc kháng sinh được sử dụng đồng thời.

Thuốc ho Bisolvon dạng siro được chỉ định để làm loãng đờm trong các bệnh phế quản cấp – mãn tính, đặc biệt là trong trường hợp sự vận chuyển chất nhầy suy yếu hoặc sự tăng tiết chất nhầy có vấn đề bất thường.

Thuốc ho Bisolvon dạng siro được dùng để làm loãng đờm trong các bệnh phế quản cấp – mãn tính

Chống chỉ định siro ho Bisolvon cho những đối tượng sau:

  • Quá mẫn với Bromhexin và bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh nhân mắc bệnh di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose

Thuốc ho Bisolvon được bào chế ở dạng siro và có sẵn cốc đong được chia vạch theo liều dùng. Thuốc được dùng bằng cách uống trực tiếp với tần suất 3 lần/ ngày. Liều dùng loại thuốc này phụ thuộc vào độ tuổi của từng bệnh nhân.

Không dùng siro Bisolvon quá 8 – 10 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Liều dùng cụ thể:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Dùng 1.25ml/ 3 lần/ ngày [tương đương 1mg]
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Uống 2.5ml/ 3 lần/ ngày [tương đương 2mg]
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Dùng 5ml/ 3 lần/ ngày [tương đương 4mg]
  • Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: Dùng 10ml/ 3 lần/ ngày [tương đương 8mg]
  • Thuốc ho Bisolvon dạng siro chỉ được dùng tối đa từ 8 – 10 ngày nếu không có toa của bác sĩ.

Khi mới bắt đầu điều trị, có thể dùng tối đa 48mg trong trường hợp cần thiết [chỉ dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên]. Dùng liều cao ở trẻ nhỏ có thể tăng nguy cơ ức chế chức năng hô hấp.

Thuốc ho Bisolvon không chứa đường nên có thể dùng cho bệnh nhân đái thái đường. Trong thời gian mới sử dụng, lượng dịch nhầy tăng lên đáng kể và kích thích phản ứng ho nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài khoảng vài ngày và giảm dần khi cơ thể loại bỏ hết dịch tiết.

Thuốc ho Bisolvon [siro] có thể dùng cho người lớn và trẻ em dưới 2 tuổi. Thuốc có tác dụng tăng dịch đờm, giảm độ quánh của dịch tiết hô hấp và hỗ trợ cơ thể loại bỏ đờm ứ thông qua phản xạ ho, khạc.

Thuốc ho Bisolvon không chứa đường và cồn, an toàn với trẻ nhỏ và bệnh nhân tiểu đường

Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thuốc ho Bisolvon không chứa đường nên có thể dùng cho trẻ nhỏ và bệnh nhân đái tháo đường.
  • Siro ho Bisolvon chứa hoạt chất tổng hợp Bromhexin, không chứa thành phần có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Do đó, không sử dụng thuốc quá 8 – 10 ngày nếu không có chỉ định.
  • Thuốc ho Bisolvon có thể gây ra tác dụng nhuận tràng nhẹ nhưng không đáng kể.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ho Bisolvon ở bệnh nhân hen suyễn vì có thể gây co thắt phế quản ở người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm.
  • Sử dụng thận trọng siro Bisolvon cho bệnh nhân suy gan, suy thận nặng và bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
  • Siro Bisolvo hoạt động bằng cách làm lỏng dịch nhầy và kích thích phản ứng ho, khạc đờm. Do đó, nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho người suy nhược, sức khỏe quá kém, người cao tuổi không có khả năng khạc đờm.
  • Thuốc Bisolvon gây tăng tiết dịch nhầy và kích thích phản xạ ho, khạc đờm. Do đó, cần tránh sử dụng với các loại thuốc ức chế ho vì có nguy cơ tích tụ dịch tiết trong phế quản.
  • Dữ liệu sử dụng thuốc Bisolvon cho phụ nữ mang thai còn khá hạn chế. Vì vậy, chỉ dùng thuốc long đờm, giảm ho cho bà bầu trong trường hợp cần thiết.
  • Hoạt chất Bromhexin có bài tiết qua sữa mẹ. Để đảm bảo an toàn, không nên dùng thuốc ho Bisolvon trong thời gian cho con bú hoặc nên ngưng cho trẻ trong thời gian sử dụng thuốc.
  • Đậy kín nắp sau khi dùng, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không dùng thuốc nếu có dấu hiệu hư hại, đổi màu, biến chất hoặc đã hết hạn sử dụng.
  • Người lớn có thể dùng thuốc ho Bisolvon ở dạng viên chứa Bromhexin hàm lượng 8mg.

Siro ho Bisolvo hiếm khi gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, thuốc có gây ra các tác dụng phụ như:

  • Phản ứng quá mẫn
  • Phản ứng phản vệ
  • Sốc phản vệ
  • Co thắt phế quản
  • Rối loạn dạ dày – ruột như đau bụng trên, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa
  • Rối loạn da như phù mạch, ngứa, nổi mề đay và phát ban

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ và hướng dẫn cách xử lý.

Siro ho Bisolvon [Bisolvon Kids] là thuốc long đờm, giảm ho có thể dùng cho trẻ nhỏ và trẻ dưới 2 tuổi. Thuốc chứa thành phần chính là hoạt chất Bromhexin với tác dụng tăng tiết dịch nhầy, làm giảm độ đặc của đờm và tăng vận chuyển dịch ở phế quản. Do đó, thuốc ho Bisolvon có thể loại bỏ dịch tiết hô hấp ứ đọng thông qua phản xạ ho, khạc đờm.

Thuốc mang lại hiệu quả trong trường hợp viêm phế quản cấp và mãn tính có rối loạn tiết dịch nhầy hoặc sự vận chuyển dịch nhầy bị suy yếu. Bằng cách loại bỏ đờm ứ ra khỏi phế nang, thuốc ho Bisolvon giúp kháng sinh phát huy tác dụng tối ưu, hạn chế nguy cơ kháng thuốc và bội nhiễm [đờm ứ trong phế quản là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển].

Thuốc ho Bisolvon giúp loại bỏ đờm ứ, qua đó tăng hiệu quả ức chế vi khuẩn của kháng sinh

Thuốc ho Bisolvon ở dạng siro chứa hoạt chất tổng hợp, không chứa chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như nhiều người dùng vẫn lầm tưởng. Ngoài ra, thuốc cũng không có hoạt chất kháng sinh nên hoàn toàn gây ra hiện tượng kháng thuốc. Do đó, siro ho Bisolvon Kids được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc long đờm, loại bỏ dịch tiết hô hấp do các bệnh ở phế quản phổi.

Ngoài ra để tăng hiệu quả, nên phối hợp siro Bisolvon với các loại thuốc khác theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

Siro giảm ho, long đờm Bisolvon Kids có giá 37.000 đồng/ chai 60ml. Nếu có nhu cầu sử dụng, bạn đọc có thể tìm mua thuốc tại các nhà thuốc tư nhân trên toàn quốc.

Bài viết đã tổng hợp thông tin về thành phần, cách dùng, lưu ý, giá thành,… của thuốc giảm ho, long đờm Bisolvon dạng siro. Để biết thêm thông tin về loại thuốc này, nên trao đổi với dược sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn trên tờ giấy đi kèm.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề