Biện pháp được lây làm có số trong chương trình IPM là gì

Tôi nghe nói nhiều đến các chương trình IPM và ICM trong SXNN nhưng không hiểu?

Tập huấn kỹ thuật IPM trong sản xuất rau an toàn
Hỏi: Tôi nghe nói nhiều đến các chương trình IPM và ICM trong SXNN nhưng không hiểu?

[Trần Trọng Hoàng - xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa]

Trả lời: Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp [Integrated Pests Management, viết tắt theo tiếng Anh là IPM] là “Hệ thống quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế”.

Quản lý dịch hại tổng hợp trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với phòng trừ sâu bệnh tổng hợp [Integrated Pestt Control, viết tắt theo tiếng Anh là IPC]. Sinh vật gây hại trong IPM là các loài động vật hại [như côn trùng] và các loài vi sinh vật là tác nhân gây bệnh hại cây trồng. Đối với cỏ dại, việc phòng trừ chúng ngày càng trở nên quan trọng và được thực hiện trong chương trình quản lý cỏ dại tổng hợp [Integrated Weed Management, viết tắt theo tiếng Anh là IWM].

Cấu thành nên IPM là hệ thống các biện pháp phòng ngừa [kiểm dịch thực vật, điều tra phát hiện các tác nhân lạ gây hại cây trồng và nông sản để có biện pháp bao vây tiêu diệt kịp thời], biện pháp canh tác, sử dụng giống chống chịu, biện pháp sinh học và công nghệ sinh học, biện pháp dùng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc và đúng cách v.v…

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM được đưa vào áp dụng tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1992 cho đến nay đã thu được nhiều kết quả khả quan. Tổng kết hiệu quả của chương trình sau 7 năm thực hiện, ngành BVTV tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: Việc ứng dụng IPM ở Thái Bình đã góp phần đưa năng suất lúa đạt trên 130 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt trên 1 triệu tấn; nông dân hiểu được tiếp thu ứng dụng hiệu quả IPM vào sản xuất và đời sống.

Sử dụng các loại vật tư cân đối, giảm được lượng đạm, tăng lượng lân và kali trên đơn vị diện tích, cấy mật độ vừa phải, giảm lượng giống, tạo cho cây trồng phát triển cân đối, cứng, khỏe, tăng sức chống chịu; giảm được 51,50% số lần phun thuốc, giảm 41,84% lượng thuốc sâu. Lượng thuốc trừ sâu, trừ bệnh giảm trên rau màu cũng đáng kể, trước đây thường phải phun từ 13 đến 15 lần/vụ, ứng dụng IPM giảm xuống 5-6 lần. Ở những ruộng ứng dụng IPM, mức đầu tư phân bón tuy có tăng hơn ruộng bình thường [không ứng dụng IPM] từ 50 đến 60 ngàn đồng/ha/vụ, nhưng năng suất lúa tang từ 9 đến 17%, thu nhập tăng từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng/ha/vụ.

Ngoài ra việc ứng dụng IPM vào sản xuất giảm được lượng thuốc BVTV trên đồng ruộng, bảo vệ được các loài thiên địch có ích như: ếch nhái, rắn, chim, ong, bọ rùa, nhện vồ mồi v.v… Chương trình IPM rất phù hợp với cơ chế khoán trong nông nghiệp hiện nay, góp phần nâng cao dân trí và xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, góp phần đắc lực vào chương trình sản xuất nông nghiệp bền vững.

Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng: IPM và IWM là bộ phận quan trọng của chương trình quản lý cây trồng tổng hợp [Integrated Crop Management, viết tắt theo tiếng Anh là ICM]. Thực hiện tốt chương trình ICM cây trồng phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, sản phẩm sạch, chất lượng tốt. Ở nước ta chương trình ICM còn được gọi là chương trình “3 giảm, 3 tăng [ở miền Nam] hay “2 giảm, 3 tăng” [ở miền Bắc]. Trong đó 3 giảm là: giảm lượng giống hoặc lượng nước tưới, giảm lượng đạm bón dư thừa, giảm thuốc BVTV; 3 tăng là: tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích.

Chương trình ICM được đưa vào thực hiện tại Việt Nam từ năm 2001. Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu và triển khai rộng rãi nhất, thu được nhiều kết quả đáng khích lệ nhất. Sau 7 năm thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 400 mô hình ứng dụng ICM tại 12 huyện, thị trọng điểm trồng lúa của tỉnh, đã huấn luyện cho hơn 9.000 lượt nông dân với diện tích có ứng dụng chương trình lên tới hàng nghìn ha.

Mục đích của chương trình là nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ ngành nông nghiệp và bà con nông dân về mối quan hệ giữa phân bón, dịch hại và khả năng sinh trưởng, phát triển cây trồng, từ đó sử dụng lượng giống hợp lý, giảm lượng đạm dư thừa, giảm sử dụng thuốc BVTV, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Kết quả chương trình: lượng giống giảm bình quân từ 10-40kg/ha, giảm 1-2 lần phun thuốc/vụ, giảm lượng đạm bón dư thừa 20-60kg/ha, năng suất bảo đảm và tăng từ 4-8 tạ/ha, chất lượng sản phẩm được nâng cao, hiệu quả kinh tế tăng từ 1,5-3 triệu đồng/ha.

[Last Updated On: 30/12/2021]

IPM viết tắt cụm từ tiếng Anh Integrated Pest Management, có nghĩa là quản lý dịch hại một cách tổng hợp [Còn gọi là phòng trừ tổng hợp ]. Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về phòng trừ tổng hợp [PTTH] và dưới đây là định nghĩa phòng trừ tổng hợp của FAO [1972] như sau: ” Phòng trừ tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài sâu hại ,sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế”.

Theo Oudejans [1991] PTTH quan niệm một cách lý tưởng là một hệ thống phòng trừ hợp lý về kinh tế và vững bền, dựa trên sự phối hợp các biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hóa học, nhằm đạt được những sản lượng cao nhất với tác hại tới môi trường ít nhất .

II. Các nguyên tắc của IPM

IPM hoạt động theo 4 nguyên tắc:

1. Trồng cây khỏe:

Chọn giống tốt, bón phân cân đối và chăm sóc hợp lý nhằm tạo tiền đề cho cây trồng sinh trưởng khỏe, có khả năng cho năng suất cao và đền bù lại những mất mát [lá, thân] do sâu hại hay tác nhân khác gây

2. Bảo vệ thiên địch:

Thiên địch là côn trùng có ích, sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu hại do đó có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể. Thiên địch đã có sẵn trong tự nhiên và được bảo vệ bằng cách không phun thuốc BVTV lên đồng ruộng.

3. Thường xuyên thăm đồng hàng tuần:

Quan sát sự sinh trưởng của cây trồng để có biện pháp tác động thích hợp [nước, phân…] giúp cây trồng phát triển tốt. Điều tra mật độ sâu hại và thiên địch để đánh giá mức độ cân bằng của chúng nhằm giúp đề ra quyết định xử lý thích hợp.

Thường xuyên thăm đồng

4. Nông dân trở thành chuyên gia:

Chuyên gia nghĩa là tinh thông trong lĩnh vực nào đó. Huấn luyện nông dân trở thành chuyên gia tức là nông dân đã am tường về canh tác lúa và quản lý tổng hợp dịch hại. Họ có khả năng ứng dụng thành công IPM trên ruộng nhà và hướng dẫn cho nhiều nông dân khác cùng làm theo IPM. Nguyên tắc này mang tính xã hội và tính cộng đồng.

Về nguyên lý IPM cần được hiểu:

– Trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp tất cả các biện pháp kỹ thuật tham gia cần phải hài hoà với các yếu tố môi trường, đặc biệt cần khai thác tối đa các yếu tố gây chết tự nhiên của sâu hại .

– Không thể cho rằng có thể tiêu diệt hết các cá thể gây hại trên đồng ruộng mà chỉ có thể duy trì mật độ chúng ở dưới mức gây hại có ý nghĩa. Như vậy, một biện pháp phòng trừ sẽ được áp dụng nếu không thì giá trị tổn thất về sản lượng sẽ lớn hơn chi phí của việc xử lý.

– Sâu hại ở mật độ thấp không được xem là dịch hại mà đôi khi còn có lợi vì là nguồn thức ăn để duy trì sự sống của quần thể thiên địch. Chấp nhận một mật độ sâu hại nhỏ trên đồng ruộng là một ý tưởng tốt.

– Không thể quan niệm quản lý dịch hại tổng hợp là một qui trình cứng nhắc để áp dụng trong mọi trường hợp mà cần phải coi đó như là một nguyên tắc cần phải tuân theo để xá định một giải pháp tối ưu trong một tình huống cụ thể.

– IPM là sự vận dụng linh hoạt trên nền tảng khoa học cũ và những tiến bộ kỹ thuật mới.

III. Các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp 

Mục đích cuối cùng của QLDHTH là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh ,làm cho cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản tốt. Trên ý nghĩa đó, QLDHTH không chỉ nhằm tiêu diệt nguồn sâu bệnh mà muốn điều hoà các mối cân bằng trong Hệ sinh thái. Như vậy, QLDHTH phải được giải quyết trên tinh thần: tổng hợp, toàn diện và chủ động. Nghĩa là phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong một hệ thống hoàn chỉnh và hợp lý. Trong hệ thống đó, các biện pháp bổ sung cho nhau, phát huy kết quả lẫn nhau, tạo nên những tác động và sức mạnh tổng hợp phát huy đến mức cao nhất các đặc điểm có ích của cây trồng, loại trừ tác hại của sâu bệnh. Tuy nhiên khi xây dựng chương trình QLDHTH cho cây trồng, áp dụng ở một vùng sản xuất nhất định, phải tuỳ thuộc vào các đặc điểm về môi trường, thời tiết, khí hậu, tình hình dịch hại, trình độ nhận thức và khả năng kinh tế của nông dân… để lựa chọn các biện pháp thích hợp.

1. Biện pháp kiểm dịch và khử trùng

a/ Kiểm dịch thực vật:

Là biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của sâu bệnh mới và cỏ dại từ nước ngoài vào trong nước hoặc lây lan giữa các vùng trong nước. Đây là công việc hết sức quan trọng của mỗi quốc gia và được thể hiện bằng văn bản pháp luật. Thông thường khi các loại sâu bệnh hại xâm nhập đến những vùng lãnh thổ mới ,nếu gặp điều kiện khí hậu thích hợp, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ vì không gập sự khống chế của các loài thiên địch nơi bản địa. Các loại cỏ dại cũng phát triển nhanh vì không có côn trùng gây hại hoặc VSV gây bệnh khống chế. Sự xâm nhập của ốc bươu vàng [Pomacea canaliculata] vào nước ta trong thời gian qua là một ví dụ.

Theo qui định, tất cả các nguyên liệu thực vật khi nhập nội không được mang theo sâu bệnh. Những nông phẩm có nguồn gốc từ các vùng có đối tượng KDTV bị kiểm tra chặt và thường không được nhập. Các loại cây có khả năng trở thành cỏ dại cũng bị cấm. Ở VN có 63 loại sâu bệnh, cỏ dại được xếp vào đối tượng kiểm dịch thực vật.

b/ Khử trùng:

Khử trùng các vật liệu làm giống [hạt, hom, củ…] bị nhiễm sâu bệnh trước khi đem trồng cũng là một biện pháp để ngăn ngừa sâu bệnh lan rộng trên đồng ruộng, giảm được chi phí phòng trừ trong sản xuất. Việc khử trùng thường được tiến hành với các thuốc diệt nấm, thuốc xông hơi diệt sâu bọ, xử lý nước nóng, xử lý nhiệt, dùng tia phóng xạ…

Làm sạch hạt giống bị lẫn cỏ dại cũng là biện pháp ngăn ngừa tác hại của cỏ dại trên đồng ruộng

2. Biện pháp cơ giới

Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và đã được áp dụng từ lâu đời. Nguyên lý của biện pháp này là dùng tay bắt giết sâu bọ, ngắt bỏ lá thân bị bệnh, thu lượm ổ trứng… Biện pháp này đã được áp dụng phổ biến ở miền bắc VN trước đây như những chiến dịch thu lượm ổ trứng sâu đục thân, ngắt lá bệnh. Gần đây là chiến dịch thu lượm ốc bươu vàng trên toàn quốc. Ưu điểm của biện pháp này là đơn giản, rẻ tiền và tận dụng được nhân công nhàn rỗi. Song nó cũng bộc lộ khuyết điểm là có tác động chậm và hiệu quả thấp.

3. Biện pháp canh tác

Đây là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống QLDHTH đối với bất kỳ một loại cây trồng nào. Các kỹ thuật trong biện pháp canh tác nhằm cải thiện điều kiện sinh thái theo hướng có lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng để đạt năng suất cao, hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh và tăng khả năng đền bù của cây trồng đối với các mất mát do sâu bệnh hoặc tác nhân khác gây ra. Ưu điểm của biện pháp này là chi phí thấp, dễ áp dụng trong sản xuất, không gây ảnh hưởng đến môi trường, và phát huy được hiệu quả ngay từ đầu. Đây là biện pháp chủ lực của các nhà Nông nghiệp Hữu cơ trong xu hướng bảo tồn sự đa dạng sinh học của nề nông nghiệp sinh thái bền vững.

a/ Làm đất và vệ sinh đồng ruộng: làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng rất có ý nghĩa để diệt trừ mầm mống sâu bệnh trong đất và trên tàn dư cây trồng .Cày lật đất sớm có thể diệt được nhiều sâu non và nhộng đục thân, sâu keo trong gốc rạ. Vệ sinh đồng ruộng ,dọn sạch tàn dư cây trồng có nghĩa là làm mất nơi cư trú của các loại rầy và tiêu diệt hạch nấm bệnh khô vằn…là mầm mống sâu bệnh trung chuyển sang gây hại vụ lúa tiếp theo. Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý tàn dư cây trồng sau mỗi vụ là để cắt đứt vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác, hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ và lây lan ngay từ đầu vụ gieo trồng.

Quan điểm IPM cho rằng không nên “sơn bờ” mà chỉ phát quang bờ ruộng, vì đó là nơi trú ngụ của thiên địch sau vụ thu hoạch và sẽ là nguồn cung cấp thiên địch cho ruộng lúa ngay từ đầu vụ.

b/ Luân canh: gieo trồng luân canh các loại cây trồng khác nhau trên một cánh đồng là biện pháp rất có hiệu quả để hạn chế sâu bệnh và cỏ dại .”Rau nào sâu nấy”, phần lớn các loại sâu bệnh trên lúa không gây hại cho cây trồng khác và ngược lại. Chưa kể một số loại cây trồng còn tiết ra chất kích thích sự phát triển của cây trồng và hạn chế sâu bệnh ở vụ sau .Vì vậy việc luân canh giữa lúa và cây trồng khác [lúa-màu-lúa hoặc màu-lúa-màu] là phương thực canh tác có lợi để phòng trừ sâu bệnh. Nguyên lý của biện pháp này là cắt đứt mối quan hệ chuyên tính giữa các sinh vật gây hại và cây chủ của chúng, hạn chế sự phát triển của các loại gây hại .

c/ Thời vụ gieo sạ thích hợp: là thời vụ đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao, tránh được các rủi ro về thời tiết khí hậu như mưa bão, ngập lụt, khô hạn, gió rét, sương muối… Xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa trên đặc điểm phát sinh phá hại của sâu bệnh quan trọng ở địa phương, bảo đảm cho cây trồng tránh khỏi dịch bệnh làm tổn thất sản lượng. Gieo sạ đồng loạt tập trung để tránh tình trạng sâu bệnh dồn vào đầu và cuối vụ [Bọ trĩ, bọ xít dài, đục thân ],ngoài ra còn để rút ngắn thời gian một vụ lúa tránh sâu bệnh có thời gian phát sinh và tích luỹ trong nhiều thế hệ.

d/ Gieo sạ giống chống chịu sâu bệnh: là biện pháp quan trọng nhàm chủ động ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh. Ngày nay bằng kỹ thuật hiện đại người ta đã tạo ra được những giống kháng rầy nâu, đạo ôn, bạc lá… giúp nông dân tiết kiệm được chi phí phòng trừ rất lớn. Vì vậy sử dụng giống chống chịu sâu bệnh là một biện pháp quan trọng vì nó phù hợp với những nguyên lý và mục tiêu của quản lý dịch hại tổng hợp như:

– Dễ áp dụng trong các điều kiện, hoàn cảnh và trình độ sản xuất khác

– Chi phí thấp nên nông dân dễ chấp nhận.

– Giảm sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh, chi phí sản xuất thấp.

– Tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch.

– Giúp được cân bằng hệ sinh thái, góp phần xây dựng hệ thống nông nghiệp bền vững.

Thông thường sau một thời gian các giống mất đi tính kháng sâu bệnh do sự tiến hóa của các nòi sâu bệnh. Để ngăn ngừa tình trạng này người ta khuyên cáo nên đa gien hóa trên đồng ruộng, nghĩa là trên một cáng đồng nên trồng nhiều loại giống mang các gien kháng khác nhau để khi một giống bị nhiễm sẽ không có khả năng lây lan sang các giống khác và như vậy nguồn sâu bệnh sẽ không được lây lan.

Hỗn hợp giống trên một ruộng cũng là hình thức đa gien hóa để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Về cơ sở khoa học, phương pháp này rất có hiệu quả song cũng đòi hỏi các yêu cầu khắt khe như các giống hỗn hợp nhau phải: cùng kiểu hình [cao cây, dạng lá…] cùng thời gian sinh trưởng, cùng đặc tính hạt.

Tóm lại, giống chống chiu sâu bệnh là một vũ khí trong PTTH trước hết phải hiểu rõ những tính năng tác dụng của vũ khí đó, cũng như các mặt hạn chế của nó, đồng thời phải biết kết hợp với các loại vũ khí khác có trong tay như biện pháp canh tác ,biện pháp sinh học, biện pháp hóa học …một cách hài hoà thì mới mong phát huy hết tác dụng của nó trong bảo vệ cây trồng [N.C.Thuật-1986].

e/ Mật độ gieo sạ: mỗi giống cây trồng đều có một mật độ khoảng cách hợp lý để đạt năng suất cao. Mật độ này phụ thuộc vào độ phì của đất, khả năng đẻ nhánh của giống và điều kiện thời tiết. Mật độ cây trồng liên quan chặt chẽ đến dinh dưỡng đất, tiểu khí hậu đồng ruộng và tình hình sâu bệnh hại.

Sạ thưa dễ bị cỏ dại lấn át nhưng sạ dày quá lại tạo môi trường thuận lợi [nơi cư trú, ôn ẩm độ …] cho sâu bệnh phát triển như rầy nâu hay khô vằn].

Tóm lại gieo trồng dày hay thưa, sạ mật độ bao nhiêu là hợp lý, phải được cân nhắc lựa chọn tuỳ theo từng điều kiện cụ thể về đất đai, phân bón, giống cây trồng, mùa vụ và tình hình sâu bệnh, cỏ dại ở địa phương.

Mật độ gieo sạ hợp lý

 g/ Bón phân cân đối hợp lý: phân bón có ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và thông qua cây trồng có ảnh hưởng đến sự phát sinh gây hại của nhiều loại sâu bệnh. Phân bón là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu giúp cây trồng phát triển tốt. Tuy nhiên, bón nhiều phân hoặc bón không hợp lý sẽ làm cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón nhiều phân dễ bị lốp đổ, hấp dẫn các loại sâu cuốn lá, sâu keo gây hại và thường các bệnh Đạo ôn, kho vằn phá hại mạnh. Bón phân không cân đối hoặc không đúng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng cũng gây ra những hiện tượng tương tự.

Mỗi loại cây trồng có yêu cầu khác nhau về tỷ lệ NPK. Bón nhiều N mà thiếu P, K cũng dễ làm cây bị bệnh.

4. Biện pháp sinh học

Trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần trong chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau nhằm hài hòa về số lượng. Điều này được hiểu là đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Để phát triển nông nghiệp, chúng ta cần nắm được điều này, lợi dụng nó để hạn chế sự can thiệp của con người.

Biện pháp sinh học được xây dựng dựa trên cơ sở đó, nhằm giúp các thiên địch [côn trùng có ích] phát triển, chúng sẽ tấn công sâu hại. Đây là một giải pháp hữu ích nhằm tạo sự cân bằng trong thiên nhiên. Thiên địch chỉ phát triển mạnh khi việc sử dụng thuốc trừ sâu được hạn chế. Biện pháp sinh học có thể được thực hiện tốt bằng con đường xen canh, giữ một số loài cỏ vì chúng cung cấp phấn hoa làm thức ăn cho côn trùng có ích. Rất nhiều loài thiên địch đã bị huỷ hoại do thiếu hiểu biết. Chim, tắc kè, rắn mối, ếch, nhái… ăn nhiều loại côn trùng. Kiến vàng kiểm soát khá hiệu quả bọ xít xanh trên cây họ cam quýt. Nhiều vườn cây nuôi kiến vàng đã hạn chế nhiều sâu bệnh hại. Một số côn trùng, nấm, virus… ký sinh làm chết sâu hại.

Có thể chia côn trùng có ích làm hai nhóm: Nhóm ăn thịt [chuồn chuồn, bọ ngựa, kiến vàng, bọ rùa, nhện, dòi ăn rệp…] và Nhóm ký sinh [trưởng thành đẻ trứng vào cơ thể sâu hại, ấu trùng nở ra dùng ngay cơ thể của ký chủ làm thức ăn [thí dụ các loài ong ký sinh].

Hiện nay, thuốc trừ sâu sinh học được coi là một trong các yếu tố của quy trình IPM. Việc sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu sinh học sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho cây trồng trong nông nghiệp

5. Biện pháp hóa học

Biện pháp hóa học là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp nói trên mà không đem lại hiệu quả, khi mật độ dịch hại phát triển đến ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp hóa học cần cẩn trọng và tôn trọng các nguyên tắc về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm

[Nguồn tài liệu: Kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến, Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam, 2016]

Video liên quan

Chủ Đề