Bị rối loạn nội tiết to nữ phải làm sao

Nội tiết tố đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và đời sống của phái nữ. Việc rối loạn nội tiết tố nữ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và các chức năng trong cơ thể. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam tìm hiểu về tình trạng này, nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết sau đây.

Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?

Tổng quan về rối loạn nội tiết tố

Hormone hay còn gọi là estrogen là “sứ giả hóa học” được sản xuất trong các tuyến nội tiết, gây tác động đến các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Những chất hóa học mạnh mẽ này sẽ đi vòng quanh dòng máu của bạn để thông báo cho các mô và cơ quan, giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất và sinh sản của cơ thể.

Rối loạn nội tiết tố nữ xảy ra khi nội tiết tố tăng cao hơn hoặc giảm xuống dưới mức bình thường trong máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cơ thể.

Những độ tuổi nào ở nữ dễ mắc rối loạn nội tiết tố

Độ tuổi dậy thì (từ 12 tuổi đến 16 tuổi)

Đây là độ tuổi kinh nguyệt vẫn còn chưa đều, gây ảnh hưởng đến việc sản sinh estrogen trong cơ thể.

Bị rối loạn nội tiết to nữ phải làm sao
Bé gái ở tuổi dậy thì có thể bị rối loạn nội tiết tố nữ

Độ tuổi từ 35 tuổi đến 40 tuổi

Đây là độ tuổi bắt đầu suy giảm estrogen, sớm hay muộn tùy theo cơ địa của từng người.

Độ tuổi ngoài 40

Đây là độ tuổi tiền mãn kinh hoặc trước tiền mãn kinh. Lượng estrogen giảm sút nhiều hơn trước.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ

Một số dấu hiệu cho biết bạn đang bị rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ

Ngủ không ngon giấc

Giấc ngủ đối với mỗi người đều rất cần thiết, là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi. Nếu bạn có một giấc ngủ không sâu, không ngon giấc, thì nội tiết tố của bạn rất có thể đang gặp vấn đề.

Progesterone là một loại hormone được tiết ra từ buồng trứng giúp bắt kịp thời kỳ kinh nguyệt. Nếu mức độ estrogen của bạn thấp hơn bình thường sẽ gây ra các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm, dẫn đến việc chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo.

Mụn trứng cá nội tiết

Sự bùng phát mụn nội tiết trong giai đoạn trước và trong chu kỳ kinh nguyệt là chuyện bình thường. Nhưng nếu rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn vẫn tiếp diễn và kéo dài rất có thể đây là một triệu chứng của các vấn đề về hormone.

Sự dư thừa nội tiết tố androgen (nội tiết tố “nam” mà cả nam và nữ đều có) có thể khiến các tuyến dầu của bạn hoạt động quá mức. Androgen cũng ảnh hưởng đến các tế bào da trong và xung quanh nang lông. Chính cả hai điều đó đều có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.

“Sương mù” não

Sự thay đổi về estrogen và progesterone có thể khiến đầu óc bạn như phủ một lớp “sương mù” và khiến bạn khó nhớ mọi thứ hơn. Một số chuyên gia cho rằng estrogen có thể tác động đến các chất hóa học trong não gọi là chất dẫn truyền thần kinh.

Các vấn đề về sự chú ý và trí nhớ đặc biệt phổ biến trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Nhưng chúng cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng liên quan đến hormone khác, như bệnh tuyến giáp.

Các vấn đề về hệ tiêu hoá

Ruột được lót bằng các tế bào nhỏ để có thể đáp ứng với estrogen và progesterone. Khi các hormone này cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi qua việc tiêu hóa thức ăn.

Mệt mỏi kéo dài

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn nội tiết tố nữ. Progesterone dư thừa có thể khiến bạn buồn ngủ. Việc tuyến giáp tạo ra quá ít hormone có thể là nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng.

Bị rối loạn nội tiết to nữ phải làm sao
Triệu chứng phổ biến của rối loạn nội tiết tố nữ là mệt mỏi kéo dài

Cảm xúc thay đổi thất thường

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự sụt giảm hoặc gia tăng về mức độ hormone đều có thể gây ra tình trạng ủ rũ và xanh xao. Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, lo lắng, stress kéo dài là nguyên nhân của sự mất cân bằng hormone.

Tăng cân

Lượng hormone giảm xuống có liên quan đến tăng cân. Việc giảm estrogen cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ leptin trong cơ thể bạn (một loại hormone giúp điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào cơ thể).

Đau đầu

Trước hoặc trong kỳ kinh, khi lượng estrogen đang suy giảm sẽ mang đến các cơn đau đầu. Nếu những cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện, hoặc xuất hiện vào cùng một thời điểm mỗi tháng đó là dấu hiệu cho thấy mức độ hormone trong cơ thể đang thay đổi.

Khô âm đạo

Đôi khi khô âm đạo là việc bình thường. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và kéo dài, đó chính là dấu hiệu cho thấy lượng estrogen trong cơ thể bạn đang thấp hơn so với mức bình thường. Chính hormone sẽ này giúp mô âm đạo luôn ẩm ướt và dễ chịu. Nếu lượng estrogen bị giảm đi do mất cân bằng, nó có thể làm giảm dịch âm đạo và gây đau thắt, khô âm đạo.

Mất ham muốn tình dục

Hầu hết mọi người có thể nghĩ về Testosterone như một nội tiết tố nam. Nhưng chính cơ thể phụ nữ cũng tạo ra Testosterone. Mức Testosterone thấp hơn bình thường sẽ dẫn đến việc lãnh đạm, thờ ơ, ít quan tâm đến tình dục hơn bình thường.

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết ở phụ nữ

Phụ nữ thường bị mất cân bằng nội tiết tố ở những thời điểm cụ thể  trong cuộc đời như (dậy thì, trước và sau khi mang thai, tiền mãn kinh). Một số thói quen lối sống không khoa học, điều kiện môi trường và trục trặc tuyến nội tiết là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ.

Các tuyến nội tiết là các tế bào nằm trên khắp cơ thể có chức năng tạo ra, lưu trữ và giải phóng các hormone vào máu. Các tuyến nội tiết khác nhau điều hòa các cơ quan khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Căng thẳng quá mức.
  • Tỷ lệ mỡ cơ thể cao.
  • Khối u tuyến yên.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Viêm tụy di truyền (viêm tụy).
  • Tổn thương tuyến nội tiết.
  • Nhiễm độc tố, chất ô nhiễm, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Lạm dụng thuốc steroid đồng hóa.
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hoạt động.
  • Sử dụng thuốc ngừa thai.
  • Sử dụng thuốc thay thế nội tiết tố.
  • Các khối u hoặc u nang lành tính, hoặc ác tính gây ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết.
Bị rối loạn nội tiết to nữ phải làm sao
Ăn uống không lành mạnh cũng khiến phụ nữ bị rối loạn nội tiết

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp rối loạn nội tiết tố nữ do nguyên nhân khác. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Chẩn đoán rối loạn nội tiết tố nữ

Khi đi khám, bác sĩ sẽ bắt đầu khám tổng quát sức khỏe định kỳ, hỏi về các triệu chứng của bạn để chẩn đoán sự mất cân bằng trong nội tiết tố.

Một số phương pháp thăm khám và xét nghiệm giúp phát hiện chứng rối loạn nội tiết tố nữ:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể đo được hầu hết các mức độ hormone.
  • Khám vùng chậu: Khám vùng chậu có thể phát hiện ra u nang hoặc khối u bất thường nào.
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm thanh có thể ghi lại hình ảnh của tử cung, buồng trứng, tuyến giáp và tuyến yên của bạn.
  • Các xét nghiệm khác: Các xét nghiệm khả thi khác có thể bao gồm chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), sinh thiết hoặc quét tuyến giáp.

Phòng ngừa và điều trị rối loạn nội tiết tố nữ

Thông qua xét nghiệm bác sĩ sẽ có chẩn đoán cụ thể về nguyên nhân, tình trạng và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp, kịp thời. Phương pháp phổ biến nhất là dùng thuốc.

Dùng thuốc

Việc chữa trị sẽ theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị bằng các loại thuốc giúp chữa trị chứng rối loạn nội tiết như: Các loại thuốc về thay thế, bổ sung hormone, thuốc kiểm soát nội tiết tố, giúp cân bằng, kiểm soát sinh sản,… Tùy theo các trường hợp khác nhau sẽ có các loại thuốc và liều lượng khác nhau tương ứng.

Để sử hỗ trợ quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa rối loạn nội tiết tố nữ. Bên cạnh dùng thuốc, bạn cũng cần kết hợp những điều sau:

Ăn uống đầy đủ, khoa học

Chị em phụ nữ cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, omega-3. Ngoài ra, đậu nành và tinh chất mầm đậu nành cũng rất tốt cho việc tăng cường, cân bằng nội tiết tố. Bởi vì trong đậu nành rất giàu Genistein.

Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống

Môi trường ô nhiễm, độc hại cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết nữ trong cơ thể. Bạn càn đảo đảm vệ sinh, thoáng mát cho môi trường sống để tránh những tác nhân gây bệnh. Khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi ô nhiễm trong không khí.

Bị rối loạn nội tiết to nữ phải làm sao
Dọn dẹp nhà cửa để giữ vệ sinh môi trường sống và bảo vệ sức khỏe của bạn

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm có thành phần độc hại

Khi lựa chọn sản phẩm làm đẹp, bạn cần xem kỹ thành phần bên trong; tránh sử dụng các chất gây hại cho cơ thể.

Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Việc duy trì thái độ sống tích cực vừa tốt cho sức khỏe. Đồng thời giúp tránh những nguy cơ gây rối loạn nội tiết tố. Chị em phụ nữ nên dành thời gian nghỉ ngơi; tham gia các hoạt động giúp cải thiện cảm xúc hoặc tập yoga, thể dục…

Thông thường, những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố không hẳn là khó nhận ra nhưng lại bị bỏ qua khá nhiều. Việc chăm sóc và lắng nghe, xem xét những thay đổi bất thường diễn ra trên cơ thể điều là rất quan trọng, cần thiết. Khi có dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và đảm bảo chất lượng cuộc sống.