Bị nấm da đầu có nên gội đầu thường xuyên

Anh N.B.P. (ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) là nhân viên giao hàng cho một siêu thị. Thỉnh thoảng anh thấy ngứa đầu nhưng không để ý vì nghĩ gội đầu sẽ hết.

Bỏ quên “bạn đường”

Gần đây da đầu anh P. bắt đầu ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, mưng mủ, tóc rụng từng mảng. Đi khám da liễu, bác sĩ kết luận anh P. bị nấm da đầu nặng. Anh P. rất ngạc nhiên vì ngày nào cũng tắm và gội đầu thường xuyên. Tuy nhiên khi được bác sĩ phân tích, anh P. mới vỡ lẽ dù vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhưng anh chẳng bao giờ vệ sinh chiếc mũ bảo hiểm, vật dụng gắn với anh phần lớn thời gian trong ngày. Đó chính là nguyên nhân khiến anh P. bị bệnh nấm da đầu.

Còn anh P.T.S. (Biên Hòa, Đồng Nai) cũng cho biết hằng ngày anh phải chạy xe máy từ Biên Hòa lên TP.HCM học. Một thói quen không tốt của anh S. là vừa gội đầu xong, không để tóc khô đã vội đội mũ bảo hiểm. Sau một thời gian anh S. bị viêm chân tóc, gây ngứa da đầu rất khó chịu.

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang, khoa da liễu Bệnh viện 175, cho biết hiện nay có nhiều bệnh nhân bị nấm da đầu, nấm chân tóc như anh P. và anh S.. Chưa có nghiên cứu nào cụ thể khẳng định đội mũ bảo hiểm là nguyên nhân gây nên các bệnh về da đầu, nhưng khi đội những mũ bảo hiểm không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo nên môi trường thuận lợi để các bệnh này phát triển. Là vật dụng sinh hoạt hằng ngày nhưng mũ bảo hiểm lại không được giặt giũ thường xuyên nên bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn tích tụ rất nhiều. Da đầu thường xuyên tiếp xúc bị nấm, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

Theo bác sĩ Quang, không những là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc, một số mũ bảo hiểm không đúng quy cách còn khiến da đầu không thể “thở”. Da đầu bị bịt kín cộng với thời tiết nóng bức khiến tăng tiết bã nhờn, đổ mồ hôi nhiều. Hơi nóng do mũ gây ra cộng với hơi thở của chính chúng ta không thoát ra được, tất cả tạo nên một môi trường nóng và ẩm ở vùng đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và vi nấm phát triển, gây nên những loại bệnh da đầu thường hay mắc phải. Bên cạnh đó nhiều người có thói quen dùng chung mũ với người khác, sẽ gây ra tình trạng “loạn khuẩn” và có thể mắc bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hào, trưởng phòng kế hoạch Bệnh viện Da liễu TP.HCM, nói chưa có thống kê về con số bệnh nhân bị nấm da đầu, nhưng thời gian gần đây những bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến da đầu như nấm da đầu, viêm chân tóc... có xu hướng gia tăng. Những người làm các công việc hay phải đội mũ bảo hiểm như công nhân xây dựng, giao hàng, xe ôm... có nguy cơ bị nấm da đầu nhiều hơn. Bên cạnh đó, một số người bị viêm da tiếp xúc đã bị dị ứng với vật liệu lót bên trong mũ.

Đừng quên vệ sinh mũ

Muốn phòng tránh các bệnh về da đầu, theo bác sĩ Hào, bên cạnh giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ cần vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên bằng các phương pháp như phơi nắng, xịt dung dịch sát khuẩn, lau sạch mũ... Nên lựa chọn những mũ bảo hiểm có miếng lót làm bằng các loại vải mềm mại, thấm hút mồ hôi, ít gây kích ứng da.

Ngoài ra, bác sĩ Quang khuyến cáo mọi người không nên dùng chung mũ bảo hiểm với người khác và đội mũ khi đầu còn ướt. “Phải xem mũ bảo hiểm là một vật dụng cá nhân dùng riêng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, không nên dùng chung và phải vệ sinh thường xuyên” - bác sĩ Quang nhấn mạnh. Khi lựa chọn mũ bảo hiểm phải chọn loại đạt chất lượng, đúng quy cách để bảo vệ đầu, có lỗ thoáng khí và miếng lót bên trong có thể gỡ ra để giặt được. Khi bị các bệnh về da đầu cần đến các chuyên khoa da liễu chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc về sức khỏe và thẩm mỹ.

Theo Ngọc Nga / Tuổi Trẻ

>> Ngừa nám da thai kỳ
>> Nấm vùng kín
>> Hoa đất chữa “bệnh nam giới” 

Câu hỏi


Chào bác sĩ, da đầu con tôi dạo gần đây xuất hiện các mảng trắng lớn có vảy, tóc ở các mảng này đều rụng sạch. Đi khám thì được biết là bị nấm da đầu. Bác sĩ cho hỏi bệnh này có lây không? Làm sao để chữa dứt điểm?


Trả lời


Chào bạn, nấm da đầu (NDĐ) là bệnh thường gặp ở trẻ em, gây ngứa ngáy, hói, rụng tóc,…và dễ lây nhiễm. 


Bệnh NDĐ ở trẻ em do một trong các dạng của loại nấm dermatophytes gây ra. Các dạng nấm này tấn công da đầu và chân tóc, gây ra các khối da bị sưng và viêm, rụng tóc, vảy da khô, có thể có mụn mủ,…


Trẻ có thể bị nhiễm nấm từ nhiều nguồn khác nhau như: lây từ người sang người (tiếp xúc trực tiếp da với da); lây từ vật dụng (sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như khăn tắm, lược, áo,…hoặc tiếp xúc với các đối tượng mà người bệnh đã tiếp xúc); Động vật sang người (chó, mèo, chồn,…)

NDĐ thường xuất hiện ở vùng da ẩm ướt: để tóc ẩm ướt khi đi ngủ, không vệ sinh da đầu thường xuyên, để da đầu bẩn mới gội hay vệ sinh da đầu không sạch sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển,…

NDĐ nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể gây nên một số tình trạng viêm, gây đau đớn trầm trọng cho da đầu, thậm chí có thể dẫn đến sẹo và rụng tóc vĩnh viễn.


NDĐ có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh phát hiện sớm và có liệu trình điều trị phù hợp, kết hợp vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 


Ở tình trạng nhẹ, người bệnh có thể gội đầu hàng ngày bằng nước pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral cho tác dụng tốt.


Ở tình trạng nặng hơn, người bệnh buộc phải cắt hết tóc vùng da đầu bị nấm, bôi thuốc diệt nấm hàng ngày. Nếu tổn thương bội nhiễm vi khuẩn thì bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ, có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.


Đề nghị người bệnh nên đến khám chuyên khoa Da liễu để được khám và tư vấn kỹ, dùng thuốc đúng và đủ liều theo chỉ định và tái khám theo hẹn để có kết quả tốt nhất.


BAN TƯ VẤN SỨC KHỎE
BỆNH VIỆN HOÀN MỸ ĐÀ NẴNG 

 

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/lam-nao-khi-bi-nam-da-dau/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có trên 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu.

Nấm da đầu không chỉ gây ra tình trạng ngứa, tróc vảy, rụng tóc ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh dễ nhầm lẫn do tổn thương trên da đầu có nhiều loại như chốc, vẩy nến, viêm da dầu... và có nhiều loại nấm gây bệnh. Trên thực tế, nhiều trường hợp bị nấm da đầu trong đó có cả trẻ em được cha mẹ điều trị theo dân gian nên da đầu bị viêm nặng, rụng tóc và sẹo vĩnh viễn.

Bệnh nấm da đầu khởi phát với các nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu. Nền tổn thương có các mảng vảy mỏng, tóc lành xen kẽ tóc bị cụt gần gốc (do tóc bị nhiễm nấm trở nên cứng và dễ gãy).

Mảng vảy bong ra khỏi da đầu tạo thành một mảng hói tạm thời. Bệnh này gây ngứa, người bệnh có thể mắc nấm da ở các vị trí khác (bẹn, mông, móng).

1.2 Bệnh tóc hột (trứng tóc) do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigeli gây ra

Biểu hiện đặc trưng là dọc theo thân tóc, từ 2-3 cm tính từ gốc tóc, có những hạt tròn mềm (gần bằng hạt kê), màu đen hoặc nâu và có thể tuốt ra như trứng chấy. Bệnh này không gây rụng tóc vì sợi nấm chỉ phát triển ở thân tóc, có thể gây khó chịu hoặc ngứa ít. Bệnh thường phát sinh do vệ sinh cá nhân kém.

Nguồn bệnh nấm da đầu chủ yếu là người, ngoài ra có thể có từ một số loại súc vật như chó, mèo. Nấm có thể tồn tại dai dẳng ở vật dụng bị nhiễm. Bệnh lây trực tiếp từ da, qua da, nhưng cách thường gặp là gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối...với người bệnh.

Để chẩn đoán, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cần làm các xét nghiệm: Soi tươi bệnh phẩm là mảng vảy da đầu hoặc chất bám trên tóc. Nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để chẩn đoán xác định loại nấm và có phác đồ điều trị thích hợp.

Bị nấm da đầu có nên gội đầu thường xuyên

Nấm da đầu khởi phát với các nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu

Đối với các trường hợp nhẹ, gội đầu hàng ngày để loại bỏ tóc rụng, dùng nước gội đầu pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral có tác dụng tốt.

Nếu bị nặng hơn, sau khi gội nên phủ khăn trùm hết tóc (chú ý khi gội đầu không được gãi, cào mạnh gây xây xát da tại chỗ, tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn)

Hoặc có thể cắt hết tóc vùng da đầu bị nấm, bôi thuốc diệt nấm tại chỗ hàng ngày. Nếu tổn thương bội nhiễm vi khuẩn thì bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ, có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.

Những lựa chọn điều trị bằng thuốc:

  • Khi điều trị tại chỗ bằng kem bôi và dầu gội chống nấm không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc uống chống nấm.
  • Thuốc chống nấm Griseofulvin uống trong 6–8 tuần. Bệnh nhân nên dùng Griseofulvin với một bữa ăn nhiều chất béo để tăng cường sự hấp thụ. Griseofulvin có thể gây buồn nôn hoặc gây đau bụng ở trẻ em.
  • Terbinafine, Itraconazole và Fluconazole là những loại thuốc có tác dụng diệt nấm phổ biến. Tuy nhiên, thời gian điều trị đối với một số loại thuốc này có thể ngắn hơn, từ 2 đến 4 tuần. Cả Ketoconazole và Fluconazole cũng có thể gây ra đau bụng cho bé, nên thận trọng sử dụng.
  • Đối với viêm da đầu do Microsporum spp., Griseofulvin đã được chứng minh là tốt hơn hết trong việc điều trị, trong khi Terbinafine lại tốt hơn đối với nhiễm khuẩn Trichophyton spp.

Bị nấm da đầu có nên gội đầu thường xuyên

Dùng dầu gội đầu sạch hằng ngày, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu

  • Để hạn chế tình trạng lây lan của bệnh, khi thời tiết nắng nóng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt những nơi như nhà trẻ, trường học, ký túc xá... Dùng dầu gội đầu sạch hằng ngày, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu, phải xả nước sạch nhiều lần khi gội đầu và luôn giữ cho tóc khô ráo, sạch sẽ. Đồng thời làm cho tóc khô ngay sau khi gội đầu và lúc đi ngoài mưa về.
  • Không nên đội các loại mũ quá chật, đội mũ với thời gian quá lâu làm tóc bị ẩm, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với những vật nuôi bị nhiễm bệnh, có thể đưa các vật nuôi đi bác sĩ thú y khám định kỳ và kiểm tra xem có nấm không. Tránh dùng chung đồ với người khác để phòng tránh nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh. Không nên dùng chung khăn lau, lược chải tóc, mũ đội đầu của người khác, đặc biệt là người tóc có nhiều gàu hoặc các biểu hiện của bệnh nấm da đầu.
  • Nấm đầu dễ lây lan, vì vậy ngay khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh nấm da đầu có thể chữa khỏi. Nếu trên đầu có quá nhiều gàu kèm theo các dấu hiệu như ngứa, tóc bết và có mùi, xuất hiện mụn đỏ... nên đi khám da liễu ngay để giúp tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
  • Tuyệt đối không được cào và gãi mạnh da đầu để tránh gây tổn thương và khiến gàu, nấm lan rộng hơn. Không tự ý mua thuốc để uống và bôi khi chưa có chỉ định hay tư vấn của bác sĩ. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luôn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng là một trong những cách phòng bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

XEM THÊM: