Bệnh vô cảm là gì

Dân tộc Việt Nam có truyền thống quý báu đã trở thành đạo lý là: Thương người như thể thương thân nhưng ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ thì lại diễn ra một nghịch lý: Con người sống dửng dưng lạnh nhạt với nhau. Đó là lối sống vô cảm đang lan tràn trong học sinh, nó trở thành nguy cơ lớn cho xã hội và là một thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp giáo dục. Qua đó nói lên tác hại của bệnh vô cảm đồng thời cũng phản ánh về tác hại của lối sống vô cảm.

Tài Liệu hướng dẫn làm văn nghị luận về căn bệnh vô cảm gồm gợi ý cách làm, dàn ý chi tiết và một số mẫu bài văn hay nghị luận bàn về sự vô cảm của con người trong cuộc sống hiện nay dưới đây được Đọc tài liệu sưu tầm và biên tập.

Nghị luận: Hậu quả của căn bệnh vô cảm

Mở bài: Giới thiệu về tác hại của sự vô cảm

Thật không thể phủ nhận sự xâm lấn mạnh mẽ của căn bệnh vô cảm trong xã hội và ở giới trẻ hiện nay. Từ một vài hiện tượng đơn lẻ tiến đến trở thành một căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều tác hại khôn lường đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Thân bài: Nghị luận về bệnh vô cảm

1. Vô tâm, vô cảm là gì

Bệnh vô cảm đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển. Vậy, chúng ta hiểu gì về bệnh vô cảm?

Đối với mỗi cá nhân, căn bệnh vô cảm sẽ khiến họ ngày càng xa rời cuộc sống, rơi vào trạng thái cô lập, mất cảm nhận đối với tình yêu thương, sự chia sẻ hay cảm thông đối với người khác, mất khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội. Người vô cảm thường chon cách sống tách biệt với mọi người. Họ không thích bị phiền phức, bị nhờ vả và ít khi giúp đỡ ai. Họ không biết cảm thông chia sẽ bởi thế họ cũng thường không cần đến sự cảm thông chia sẻ của người khác. Họ thể nói họ sống biệt lập và ngày càng xa rời bản chất loài người.

2. Viết đoạn văn vềbệnh vô cảm

Bệnh vô cảm còn khiến con người có những hành vi sai lầm, cực đoan, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục. Thực tế cho thấy, người vô cảm dễ nảy sinh những hành động phạm tội bởi họ không còn biết tôn trọng con người, không biết tôn trọng luật pháp và các quyền lợi đi kèm. Họ chỉ biết đến lợi ích cá nhân và sẵn sàng dẫm đạp hoặc bức hại người khác. Cũng do chứng vô cảm mà trong cuộc sống đã sảy ra biết bao sự việc đau lòng: bỏ chạy khi gây tai nạn, hững hờ khi hỏa hoạn sảy ra, vô tâm trước nỗi đau của người khác, lạnh lùng sát hại con vật, con người. Họ không còn tình cảm để thấu nhận nỗi đau đớn của nạn nhân. Hay cũng bởi vô cảm mà con người trở nên đê tiện, ích kỉ, tham lam và tàn bạo. Biết bao nhiêu sự việc về hành động hôi của đã được báo chí phản ánh khiến chúng ta không khỏi đau lòng về nhân cách làm người. Biết bao nhiêu vụ bạo hành trên đường phố, trong trường học, trong gia đình khiến chúng ta phải tự hỏi tình người đang ở đâu?

3. Ví dụ về sự vô cảm

Thờ ơ với buồn vui, sướng khổ, với những số phận của những người xung quanh mình. Đi đường gặp những người bị tai nạn, gãy tay, gãy chân hoặc nằm bất tỉnh, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà chỉ biết dửng dưng chứng kiến với thái độ Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi!

Thờ ơ với những vấn đề xã hội dù lớn, dù nhỏ, các phong trào, các sự kiện. Hằng năm, mọi người đều hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất. Khi mà toàn thể xã hội tham gia sự kiện một cách tích cực và hào hứng, nhất là thế hệ trẻ thì bên cạnh đó vẫn có những con người thản nhiên bật nhạc, bật đèn, bật tivi. Rõ ràng, đây là một cách thể hiện sự vô cảm, anh ta thờ ơ với những vấn đề lớn lao nhất, hoặc thậm chí là những vấn đề rất bình dị nhưng mà thật có ý nghĩa trong cuộc sống. Những phong trào hiến máu, tình nguyện, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, những vấn đề lớn lao của xã hội thờ ơ, coi như đó không phải là chuyện của mình.

Bệnh vô cảm khiến con người mất cảm nhận đối với cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Tâm hồn họ trở nên khô khan, tàn nhẫn. Nghệ thuật hay cái đẹp của tình người đối với họ không có giá trị gì. Họ còn thường bị mắc phải các hội chứng thần kinh, lúc nào cũng hoang tưởng hoặc bức bối, hoặc hoài nghi, hoặc sự hãi. Cuộc sống của người bị vô cảm lúc nào cũng đầy xáo trộn, đầy biến động bởi thần kinh tâm lí gây ra. Họ tự tách mình ra khỏi những ràng buộc xã hội từ đó mất dần đi mối liên kết bền chặt đối với đời sống con người. Cuộc sống cô đơn là tất yếu đối với những người vô cảm.

Đối với xã hội, mỗi cá nhân vô cảm sẽ đẫn đến một xã hội vô cảm. Một khi, vô cảm trở thành hội chứng phổ biến mà không được ngăn chặn sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp.Trước hết, bệnh vô cảm là nguyên nhân làm xói mòn, hủy hoại các chuẩn mực, giá trị đạo đức từ lâu vốn được khẳng định trong xã hội. Xã hôi ngày ngay phát triển với tốc độ chống mặt, kéo theo nó là sự thây đổi về chuẩn mực hành vi đạo đức con người. Có những chuẩn mực vốn rất tốt đẹp trong quá khứ nhưng lại có thể sẽ bị phủ nhận trong xã hộ ngày nay. Sự sàng lọc các giá trị ấy để phù hợp với đời sống mới đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bởi thế, một khi con người vô cảm, hành động mù quáng, thiếu suy nghĩ, thiếu khoa học sẽ làm tổn thất biết bao nhiêu thành quả mà ông cha ta đã gây dựng. ngày nay, người ta chào hỏi nhau không còn lịch sự và cung kính như trước nữa. Việc chào hỏi trong xã hội trở thành một hành động bị xem là khách xáo, không còn mang tính trang trọng nữa. Việc nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ của một số người không còn mang tính ràng buộc của bổn phận và nghĩa vụ.

Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Nó không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình, những người thân ruột thịt. Tôi đã chứng kiến cảnh có nhà cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà con cái không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu. Tôi thấy đau lòng và xót xa khi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một bé gái 2 tuổi bị xe tải cán và sau đó bị những người đi ngang qua bỏ mặc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thiên thần bé nhỏ này đã bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo đức.

4. Tác hại của sự thờ ơ là gì

Một cá nhân lãnh đạm cósựthiếu quan tâm hoặc quan tâm đến đời sống tình cảm, xã hội, tinh thần, triết học hoặc thể chất và thế giới xung quanh. Ngườithờ ơcó thể thiếu ý thức về mục đích, giá trị hoặc ý nghĩa trong cuộc sốngcủahọ. Một người lãnh đạm cũng có thể biểu lộsựvô cảm hoặc chậm chạp.

Đối với từng cá nhân, từng người: lối sống vô cảm làm tàn phá tâm hồn, làm trái tim con người trở nên chai sạn và dễ dẫn đến tội ác.

Đối với gia đình, xã hội: vô cảm làm suy thoái đạo đức của một cá nhân hay của một tập thể, đẩy đất nước đến tụt hậu, có thể làm nguy hại đến tính mạng con người và vận mệnh dân tộc.

Con người trở thành kẻ ích kỉ, vô trách nhiệm, vô lương tâm, chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến người thân và những người xung quanh.

Không biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương với những cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc đời.

Bị xã hội coi thường, bị mọi người xa lánh.

Sự vô cảm của con người làm mất tinh thần đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống; lòng tốt bị phủ nhận, tội ác không bị trừng trị, cái xấu cái ác hiển nhiên được tồn tại gây ảnh hưởng nặng nề đến an inh xã hội và chất lượng cuộc sống con người. Ngày nay, đời sống vật chất được đề cao, con người lấy vật chất làm chuẩn mực khẳng định vị trí trong xã hội. Bởi thế làm nảy sinh sự tranh giành, chiếm đoạt hay hoài nghi, thù đích lẫn nhau. Chúng ta đang thiếu tinh thần hợp tác để cùng tiến bộ, cùng đi đến thành công. Chúng ta chỉ biết làm giàu cho bản thân mà không biết tương trợ người khác để giữ vững thành công. Chúng ta cũng quên rằng đoàn kết thì sống, chia rẽ là chết. Và hủy hoại môi trường sống, hủy hoại, báng bổ các giá trị tất yếu của xã hội chẳng khác nào tự giết chết chính mình.

5. Cách khác phục bệnh vô cảm

Đối với bản thân mỗi người:

+ Hãy sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội, biết yêu thương đùm bọc và chia sẻ lẫn nhau [nhà thơ Li Băng: cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương].

+ Biết học tập noi gương những con người giàu lòng nhân ái, biết sống vì mọi người.

+ Nên tránh xa những tệ nạn xã hội, cảnh giác với lối sống vô cảm.

+ Có nhận thức đúng đắn có niềm tin vào con người vào lòng tốt, biết sửa đổi bản thân mình khi có lỗi lầm trong lối sống dẫn đên tình trạng vô cảm.

Đối với gia đình:

+ Trước hết, các thế hệ trong gia đình phải biết quan tâm lẫn nhau, từ đó giáo dục, xây dựng lối sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

+ Cha mẹ trong gia đình khi dạy bảo con cái cũng cần phải lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của con cái, không chỉ dạy con nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu biết nguồn gốc của cảm xúc đó. Giáo dục dạy bảo con cháu lối sống đẹp, biết nhận và cũng biết cho, đó vừa là trách nhiệm vừa là tình cảm.

Đối với nhà trường:

+ Nhà trường không chỉ dạy chữ mà từ dạy chữ để dạy cách làm người có nhân cách, có đạo đức, có xúc cảm và sự sẻ chia bằng nhiều hình thức dạy lồng ghép qua bộ môn Công dân, qua môn Văn và những sinh hoạt tập thể.

+ Mỗi thầy, cô luôn quan tâm đến đồng nghiệp, chia sẻ với đồng nghiệp những vui buồn và quan tâm thương yêu học sinh bằng tình cảm chân thành nhất.

+ Nhà trường cần giáo dục học sinh lòng tin vào cái tốt, cái thiện, biết tránh xa và phát hiện cái xấu để cảnh giác và đấu tranh với nó.

+ Có kế hoạch và tích cực giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sinh hoạt tập thể bằng mọi hình thức có sức hấp dẫn lôi cuốn các em tạo ra mối liên hệ mật thiết để các em có điều kiện tiếp xúc cảm thông với nhau.

+ Tổ chức tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, làm việc từ thiện học tập noi theo các gương sống tốt, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh để học sinh học tập tu dưỡng và rèn luyện

Đối với xã hội:

+ Các cấp có thẩm quyền có kế hoạch xây dựng một lối sống đẹp văn minh thân thiện trong toàn xã hội để tạo dựng niềm tin cho thế hệ trẻ.

+ Tích cực tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức và những gương người tốt việc tốt.

+ Xây dựng hệ thống pháp luật, các chế tài đủ mạnh để trừng phạt những kẻ phạm tội, những kẻ xấu đi ngược lại lối sống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

+ Tạo điều kiện cho lớp trẻ sống rèn luyện theo chuẩn mực của xã hội, luôn luôn quan tâm giúp đỡ họ để họ sống tốt hơn, thân ái trong xã hội mới.

  • Kết bài:

Một con người không thể hạnh phúc khi sống trong vô cảm. Một xã hội không thể phồn vinh khi con người thờ ơ, lạnh lùng và tàn ác. Một đất nước không thể phát triển khi con người đặt lợi ích cá nhân đặt lên cao và nhiệm vụ chung bị né tránh. Hãy chống lại căn bệnh vô cảm, hãy tuyên chiến với nó, loại trừ nó ra khỏi cuộc sống của chúng ta và cung nắm tay nhau trong tình thân ái bước đến tương lai rực sáng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm dàn ý hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm của giới trẻ

Hãy viết một bài văn nghị luận phát biểu ý kiến của anh [chị] về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay.

1. Khái niệm về tình trạng vô cảm của giới trẻ

2. Biểu hiện và các mức độ của bệnh vô cảm

3. Tác hại, hậu quả của bệnh vô cảm

4. Nguyên nhân của bệnh vô cảm

5. Biện pháp khắc phục

theo duongleteach.com

Video liên quan

Chủ Đề