Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiếng Anh

Bệnh nhân nghi ngờ bị COPD nên đợc kiểm tra chức năng hô hấp Đại cương về đánh giá chức năng hô hấp để xác định giới hạn luồng không khí, để định lượng mức độ nặng và khả năng hồi phục, và để phân biệt COPD với các rối loạn khác. Xét nghiệm đo chức năng hô hấp cũng rất hữu ích cho việc theo dõi tiến triển của bệnh và theo dõi đáp ứng điều trị. Các xét nghiệm chẩn đoán chính là

  • FEV1: Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên sau khi hít vào gắng sức

  • Dung tích sống thở mạnh [FVC]: Tổng lượng không khí đã thở ra với sự gắng sức lớn nhất.

  • Vòng lặp lưu lượng-thể tích: Ghi lại đồng thời phế dung kế của luồng không khí và thể tích trong thời gian hết hạn tối đa bắt buộc và cảm hứng

Có 2 con đường cơ bản mà COPD có thể phát triển và biểu hiện với các triệu chứng trong cuộc sống sau này. Ở loại đầu tiên, bệnh nhân có thể có chức năng bình thường của phổi ở tuổi trưởng thành sớm, tiếp theo là sự suy giảm FEV1 [khoảng ≥ 60 mL/năm]. Với loại thứ hai, bệnh nhân bị suy giảm chức năng phổi ở tuổi trưởng thành sớm, thường liên quan đến hen xuyễn hoặc các bệnh hô hấp ở trẻ em khác. Ở những bệnh nhân này, COPD có thể có sự suy giảm FEV1 theo tuổi [khoảng 30 mL/năm]. Mặc dù con đường hai này là hữu ích, nhưng mỗi cá nhân có thể có quỹ đạo riêng lẻ [1 Tham khảo chẩn đoán Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD] đặc trưng bởi sự giới hạn về luồng khí thở gây ra do đáp ứng viêm do hít phải các chất khí độc hại, thường là... đọc thêm ]. Khi mà FEV1 giảm xuống dưới 1 lít, bệnh nhân tiến triển khó thở trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày [mặc dù chứng khó thở có liên quan chặt chẽ hơn đến mức độ khí phế thũng [khí phế thũng phát triển do thở ra không đầy đủ] hơn là với mức độ giới hạn luồng không khí. Khi mà FEV1 giảm xuống dưới 0,8 lít, bệnh nhân có nguy cơ bị giảm oxy máu, tăng CO2, và tâm phế mạn Tâm phế mạn .

  • Tăng dung tích cặn chức năng

  • Giảm khả năng khuếch tán carbon monoxide [DLco]

Phát hiện về tăng dung tích toàn phổi, dung tích cặn chức năng và thể tích khí cặn có thể giúp phân biệt COPD khỏi bệnh phổi hạn chế, các bệnh có các thể tích đó giảm đi.

DLco giảm không đặc hiệu và giảm trong các rối loạn khác ảnh hưởng đến giường mạch phổi, chẳng hạn như bệnh phổi kẽ, nhưng có thể giúp phân biệt khí phế thũng với hen suyễn, trong đó DLco bình thường hoặc tăng cao.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [viết tắt tiếng Anh là COPD] rất thường gặp tại Việt nam và trên toàn thế giới. COPD là tình trạng viêm mạn tính đường thở do tiếp xúc các  yếu tố độc hại từ ngoài môi trường đứng đầu là thuốc lá, bụi khói, ô nhiễm môi trường. Quá trình viêm mạn tính đã làm đường thở bị sưng nề, sau đó là xơ hóa, tăng tiết đàm nhớt và co thắt cơ trơn phế quản làm đường thở tắc nghẽn, thành vách phế nang bị phá hủy làm các phế nang bị căng dãn bất thường gây nên ứ khí trong phổi. Triệu chứng điển hình của COPD là ho khạc đàm nhầy trắng kéo dài vào buổi sáng, khó thở khi gắng sức, bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian với những cơn cấp nặng với triệu chứng ho, đàm mủ, khó thở tăng lên.  Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định COPD  là Hô hấp ký có làm test dãn phế quản. COPD diễn tiến mạn tính ngày càng nặng dần lên, không thể điều trị khỏi hẳn được nhưng có thể điều trị giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển của bệnh, cải thiện khả năng gắng sức, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đợt cấp và giảm tử vong.  Đến gặp bác sỹ sớm để được khám bệnh, đo Hô hấp ký,  tham gia chương trình phối hợp điều trị COPD bao gồm phòng tránh các yếu tố nguy cơ trong đó có cai thuốc lá, tiêm ngừa cúm, tiêm ngừa viêm phổi, sử dụng thuốc dãn phế quản, thuốc kháng viêm đường hít, phục hồi chức năng hô hấp, sử dụng oxy liệu pháp tại nhà và can thiệp phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi khi có chỉ định là con đường điều trị COPD đúng đắn.

Vậy COPD là gì ?

COPD là bệnh rất thường gặp ở Việt nam và trên toàn thế giới. Trên thế giới COPD xếp hàng thứ năm về gánh nặng bệnh tật, tại Việt nam tỷ lệ COPD theo ước đoán là 6,7% dân số, tỷ lệ này là cao nhất trong 12 nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.   COPD là tình trạng viêm mãn tính đường thở do tiếp xúc với các yếu tố độc hại từ môi trường đứng đầu là hút thuốc lá, kế đó là tiếp xúc ô nhiễm môi trường trong nhà và tại nơi làm việc.     +        Hút thuốc lá: là yếu tố nguy cơ hàng đầu. 20 – 25% người hút thuốc lá sẽ xuất hiện triệu chứng của COPD trong tương lai. Hút thuốc lá làm tăng nhanh tốc độ suy giảm chức năng phổi, làm bệnh nhân COPD dễ vào đợt cấp hơn, làm đáp ứng với thuốc điều trị kém đi. Tuy nhiên hút thuốc lá không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất gây COPD, rất nhiều bệnh nhân không hút thuốc lá vẫn bị COPD. +        Ô nhiễm không khí trong nhà: việc đun nấu bằng củi, than và các chất đốt sinh khối được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD đặc biệt ở giới nữ. Mặc dù phụ nữ Trung Quốc hút thuốc lá ít nhưng tỷ lệ COPD trên các phụ nữ Trung quốc khá cao, một lý giải là phụ nữ Trung Quốc tiếp xúc với khói trong nhà từ đun bếp quá nhiều. +        Ô nhiễm môi trường nơi làm việc: bụi vô cơ và hữu cơ, hóa chất và khói từ sản xuất công nghiệp chiếm đến 10 – 20% nguyên nhân gây triệu chứng lâm sàng và tắc nghẽn đường thở trong bệnh nhân COPD. Khói thuốc lá và các chất độc hại hít vào phổi sẽ gây ra viêm bất thường trong phổi và toàn bộ cơ thể. Đáp ứng viêm mạn tính bất thường tại phổi làm đường thở bị viêm nhiễm, tăng tiết đàm nhớt, xơ hóa, hậu quả là tắc nghẽn đường thở; hủy hoại thành vách và mô nâng đỡ của phế nang làm phế nang căng dãn bất thường gây ứ khí phế nang. Đáp ứng viêm bất thường trên toàn thân là lý do giải thích các bệnh đồng mắc trên người COPD bao gồm suy kiệt, teo cơ, bệnh lý tim mạch, thiếu máu, loãng xương và trầm cảm.

Mội khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây cơn cấp COPD như là nhiễm vi khuẩn hay siêu vi, ô nhiễm môi trường, phản ứng viêm sẽ bị khuếch đại hơn nữa bệnh nhân sẽ khó thở nhiều hơn thậm chí bị suy hô hấp, khạc đàm nhiều, đàm có mủ. Đợt cấp làm tiên lượng COPD càng nặng hơn và bệnh nhân có thể tử vong trong một đợt cấp nào đó.

Các triệu chứng thường gặp khi mắc COPD ?

Triệu chứng lâm sàng điển hình:

Triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân COPD là ho khạc đàm kéo dài vào buổi sáng. Bệnh nhân thường không để ý và cho rằng đây là triệu chứng bình thường do hút thuốc lá làm bệnh nhân chủ quan không đi khám bệnh. Tuy nhiên một số bệnh nhân COPD không hề có triệu chứng ho khạc đàm kéo dài.

Triệu chứng kế tiếp sẽ là khó thở khi gắng sức. Khó thở khi gắng sức đầu tiên xuất hiện khi bệnh nhân đi lên cầu thang, khi đi nhanh trên đường bằng, sau đó là đi chậm hơn so với người cùng tuổi. Bệnh nhân COPD thường thay đổi một cách vô thức để tránh làm những động tác và công việc gây cho mình khó thở. Ngay cả khi bệnh nhân xuất hiện khó thở khi gắng sức họ cũng có thể không đi khám BS vì nghĩ rằng đây cũng là bình thường do tuổi già. Và khi bệnh nhân đến khám BS thì thông thường chức năng hô hấp đã suy giảm rất nhiều. 

Triệu chứng kế tiếp sẽ là những lần COPD vào đợt cấp bệnh nhân khó thở nhiều hơn, khạc đàm nhiều, đục màu. Những đợt cấp này càng ngày càng nhiều hơn, gần nhau hơn, thời gian dài hơn.

Triệu chứng toàn thân dần dần xuất hiện khi COPD nặng hơn.   

+        Gầy sút, sụt cân, suy kiệt chủ yếu do mất đi khối nạc trong cơ thể.

+        Teo các cơ xương do hiện tượng tự tiêu hủy tế bào và do cơ bất động, càng góp phần làm nặng thêm tình trạng khó thở của bệnh nhân.

+        Loãng xương do quá trình viêm toàn thân, do sử dụng corticoid kéo dài.

+        Trầm cảm.

+        Thiếu máu hồng cầu nhỏ đẳng sắc, đẳng bào do viêm.

+        Tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng lâm sàng của COPD là rất đa dạng và diễn tiến âm thầm, bệnh nhân thường đến khám BS khi bệnh đã nặng, chức năng hô hấp đã mất rất nhiều nên GOLD [tổ chức quản lý COPD toàn cầu] đã đưa ra các triệu chứng gợi ý COPD và khuyến cáo mọi người dân khi có những triệu chứng này thì phải đến gặp bác sỹ để được khám và làm hô hấp ký chẩn đoán xác định COPD:

+        Đang hay đã từng hút thuốc lá.

+        Tuổi > 40.

+        Ho kéo dài.

+        Khạc đàm kéo dài.

+        Khó thở hơn người cùng tuổi.

Triệu chứng cận lâm sàng:

Hô hấp ký là xét nghiệm tiêu chuẩn để chẩn đoán COPD.

+        Trường hợp điển hình, hô hấp ký cho thấy tình trạng tắc nghẽn đường thở phục hồi không hoàn toàn sau nghiệm pháp dãn phế quản.

Phế thân ký có thể giúp chẩn đoán xác định COPD đồng thời đánh giá được tình trạng ứ khí phế nang, tuy nhiên do chi phí cao nên không được sử dụng thường xuyên.

X quang phổi trong COPD có thể thấy hình ảnh khí phế thủng, ngoài ra còn giúp  loại trừ các chẩn đoán khác có triệu chứng như hen ví dụ lao phổi, ung thư phổi.

Xét nghiệm khí trong máu động mạch có thể thấy tình trạng giảm oxy máu, tăng thán khí trong trường hợp nặng.

Cần làm gì khi bị COPD ?

COPD gây nhiều gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội vì thế bệnh nhân nên chuẩn bị cho mình thái độ: +        Khi nghi ngờ bị COPD cần gặp bác sỹ sớm để được khám, đo hô hấp ký nhằm có chẩn đoán và khởi động điều trị COPD sớm. +        Khi đã được chẩn đoán COPD cần phải xây dựng được mối quan hệ đồng hành với bác sỹ để cùng tiến hành điều trị COPD. +        Khi đã được điều trị COPD cần tuân thủ các chế độ điều trị về thuốc men, tập luyện, ăn uống dinh dưỡng  và thời gian tái khám để đạt hiệu quả điều trị COPD cao nhất. Phòng tránh các yếu tố nguy cơ là việc làm đầu tiên để điều trị COPD: +        Cai thuốc lá là công việc phải thực hiện ngay, cai thuốc lá giúp làm chậm diễn biến nặng lên của COPD, làm COPD ổn định hơn, ít vào đợt cấp hơn. Trong trường hợp cai thuốc lá khó khăn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn cai nghiện thuốc lá. +        Sắp xếp lại nơi làm việc và sinh hoạt đảm bảo thông gió tốt làm một biện pháp làm giảm thiểu tiếp xúc chất độc hại từ môi trường sống và làm việc.  Tiêm ngừa và sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch: +        Tiêm ngừa cúm mỗi năm một lần. +        Tiêm ngừa viêm phổi do phế cầu mỗi ba năm một lần. +        Sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch gồm xác chết vi khuẩn, giúp COPD ổn định và ít vào đợt cấp. Tâp phục hồi chức năng hô hấp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao khả năng gắng sức của bệnh nhân. Khi có yêu cầu bác sỹ sẽ khuyên và giới thiệu cho bệnh nhân các chương trình tập luyện thích hợp  Điều trị bằng thuốc là nền tảng trong điều trị COPD: +        Thuốc dãn phế quản đường hít. Bác sỹ sẽ chọn lựa các thuốc dãn phế quản phù hợp với tình trạng nặng của bệnh và các đặc điểm có liên quan, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ điều trị về liều lượng, cách dùng dụng cụ xịt. +        Thuốc corticoid dạng hít được chỉ định khi bệnh nhân COPD giai đoạn vừa đến nặng [FEV1 < 60%] và có đợt cấp thường xuyên [> 3 lần/3 năm]. Thở oxy dài hạn được chỉ định cho bệnh nhân suy hô hấp mạn tính có giảm oxy máu. Trong trường hợp ứ khí phế nang nặng có bóng khí có thể có chỉ định cắt bỏ bóng khí giảm thể tích phổi.

Khi bệnh nhân có đợt cấp cần đến khám ngay bác sỹ đề được điều trị thêm thuốc corticoid đường toàn thân và kháng sinh.

Video liên quan

Chủ Đề