Bệnh lưu bút ban đỏ là gì

Lupus ban đỏ là gì? Lupus ban đỏ có lây không? Những thắc mắc này sẽ được bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn tham khảo.

1. Lupus ban đỏ là gì?

Mặc dù hiện nay tỷ lệ mắc Lupus đang có chiều hướng gia tăng nhưng nếu không phải bệnh nhân, họ hàng hoặc nhân viên y tế thì có rất ít người thực sự hiểu Lupus ban đỏ là gì.

Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn có khả năng gây ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể

Đối với một người bình thường, hệ miễn dịch chính là “tấm áo giáp” hay “hàng rào bảo vệ” cơ thể trước các tác nhân lạ xâm nhập. Tuy nhiên, ở bệnh nhân Lupus, chức năng phân biệt tác nhân lạ - quen bị mất đi do một yếu tố nào đó. Chính vì vậy mà hệ miễn dịch sẽ nhận diện nhầm các tế bào - cơ quan trong cơ thể thành tác nhân lạ và tấn công chúng.

Lupus ban đỏ là một trong số căn bệnh tự miễn mạn tính với hai dạng là Lupus ban đỏ dạng đĩa và Lupus ban đỏ hệ thống. Chính vì hoạt động bất thường của hệ miễn dịch nên dường như người bị Lupus sẽ chịu ảnh hưởng bởi tất cả các cơ quan. Trường hợp nặng thường do Lupus tấn công đến phổi, tim, gan, thận và hệ thần kinh.

2. Các yếu tố cấu thành bệnh

Nguyên nhân gây bệnh Lupus

Y học hiện đại phát triển và có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng đến nay, nguyên nhân dẫn đến bệnh Lupus ban đỏ vẫn là một ẩn số. Việc định nghĩa Lupus ban đỏ là gì giúp bệnh nhân phần nào hiểu được cơ chế tác động nhưng yếu tố ảnh hưởng dẫn đến hình thành Lupus lại cần đến sự giải thích cụ thể từ chuyên gia. Bởi đây chỉ là những lời giải được đưa ra dựa vào thực tế nghiên cứu trên cơ thể bệnh nhân và lý thuyết liên quan. Từ đó có thể giúp người bệnh phần nào hạn chế các đợt cấp cũng như phòng bệnh nhưng không thể xem là nguyên nhân trực tiếp gây ra căn bệnh quái ác Lupus ban đỏ.

Các tác nhân hình thành Lupus ban đỏ

  • Ánh nắng mặt trời là yếu tố hầu như được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bệnh nhân Lupus cần phải tránh và hạn chế tiếp xúc ở mức tối đa. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời chính là yếu tố có thể tạo nên những tổn thương trên da kể cả ung thư. Đây có thể là thành phần gây nên sự kích ứng hệ miễn dịch và gây nên những sai lệch trong quá trình làm việc.

  • Gen cũng được đáng giá là chất xúc tác để cấu thành Lupus ban đỏ mặc dù chúng không có khả năng tự gây bệnh. Theo một số nghiên cứu có đến hơn 50 hệ gen cho khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các gia đình có người thân mắc Lupus sẽ có nguy cơ bị bệnh cao.

  • Virus, vi khuẩn,... là các mầm bệnh gây ra không ít những ảnh hưởng và khi có bất kỳ sự xâm nhập nào cũng tạo ra phản ứng của hệ miễn dịch. Chính vì vậy mà đây cũng có thể là yếu tố cấu thành nên căn bệnh Lupus nguy hiểm.

  • Người sống trong môi trường có chứa chất độc hại hoặc ô nhiễm nguồn nước, không khí,... hay dùng thực phẩm bẩn trong thời gian dài sẽ gây rất nhiều tác động đến cơ thể. Điều này cũng có thể là một trong các tác nhân tạo ra những bất thường cho hệ miễn dịch.

  • Hormone cũng được đánh giá có khả năng tác động để cấu thành căn bệnh Lupus. Tác nhân này phần nào giải thích lý do tại sao nữ giới lại có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam. Những biến đổi về nội tiết tố nữ ở giai đoạn dậy thì, mang thai, cho con bú, mãn kinh,... có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Những biến đổi về hormone ở phụ nữ mang thai hay mãn kinh có thể gây ra ảnh hưởng và cấu thành nên bệnh Lupus

3. Lupus ban đỏ có lây không?

Từ các tác nhân được xem là yếu tố cấu thành nói trên phần nào giải thích liệu căn bệnh Lupus ban đỏ có lây không. Do bệnh xuất phát từ hệ miễn dịch trong chính bản thân người bị Lupus nên bệnh không lây truyền từ người sang người.Các yếu tố cấu thành bệnh được đánh giá là chất xúc tác tạo nên những biến đổi hệ gen hoặc quá trình làm việc của miễn dịch và chỉ xảy ra bên trong cơ thể người bệnh, hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.

Việc tiếp xúc với bệnh nhân Lupus ban đỏ theo bất kỳ hình thức nào hay thân mật, gần gũi cũng sẽ không bị lây bệnh. Với người bị Lupus ban đỏ, cơ thể đã có rất nhiều những tổn thương và chịu không ít sự đau đớn do bệnh gây ra. Do đó mà người bị Lupus cần được nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc để vững vàng tinh thần đấu tranh với bệnh tật. Bệnh lây không lây nhiễm nên mọi người hoàn toàn yên tâm khi đến gần.

Cho nên, hãy chia sẻ với người bị Lupus nhiều hơn thay vì xa lánh và kỳ thị họ. Đôi khi các biến chứng và biểu hiện trên da với những nốt ban đỏ hoặc tổn thương trông rất đáng sợ. Nhưng không phải vì thế mà bạn có thái độ né tránh khiến bệnh nhân Lupus trở nên tự ti về vẻ bề ngoài của mình.

Sự quan tâm, chia sẻ của những người xung quanh là cách để động viên người bị Lupus mạnh mẽ chiến đấu với bệnh

4. Khi nào thì người bị Lupus ban đỏ cần đến gặp bác sĩ?

Lupus ban đỏ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và phát triển theo từng đợt cấp. Điều đáng lo ngại và ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân là chưa có phương pháp điều trị triệt để Lupus ban đỏ. Hầu hết các phương pháp chữa bệnh được áp dụng hiện nay chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, phòng ngừa đợt cấp và hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bị bệnh khi có các biểu hiện như sau:

  • Hình thành ban đỏ có hình cánh bướm ở mặt, nhất là hai bên má, hốc mũi. Ban đỏ có thể gây ngứa ngáy hoặc không và hằn rõ hơn khi có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

  • Đau nhức, tê cứng các khớp, xương, đôi khi có sự sưng tấy dẫn đến sinh hoạt, di chuyển bị ảnh hưởng.

  • Cơ thể mệt mỏi thường xuyên, uể oải kể cả khi nằm nghỉ ngơi.

  • Sốt liên tục nhưng không rõ nguyên nhân đi kèm biểu hiện tăng cân hay giảm cân một cách đột ngột và quá mức.

  • Người sưng phù, ứ nước, mắt mờ dần, thường xuyên thấy đau tức ngực, khó thở, đau đầu, chóng mắt và ngất xỉu,... Đây có thể là biểu hiện khi Lupus gây ảnh hưởng đến thận, phổi, tim,...

Ban hình cánh bướm ở mặt là triệu chứng điển hình ở các bệnh nhân bị bệnh Lupus

Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra nguy cơ mắc Lupus ban đỏ hay các bệnh khác. Việc phát hiện sớm bệnh lý và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện hiệu quả các triệu chứng và ngăn các đợt cấp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bị Lupus.

Trên đây là những chia sẻ về Lupus ban đỏ là gì? Lupus ban đỏ có lây không và các yếu tố cấu thành được các chuyên gia đưa ra để giải thích về căn bệnh nguy hiểm chết người này. Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về Lupus, có thể liên hệ đến hotline: 1900.56.56.56, bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ có những giải thích rõ hơn.

Điều trị bao gồm các phác đồ kiểm soát biểu hiện nặng cấp tính, sau đó là phác đồ duy trì. Corticosteroids là thuốc điều trị đầu tiên. Một sự kết hợp của một corticosteroid [thường là methylprednisolone 1 g đường tĩnh mạch mỗi ngày trong 3 ngày] và các thuốc ức chế miễn dịch khác thường được sử dụng trong bệnh thận hoạt động nặng hoặc suy giảm chức năng hệ thần kinh trung ương.

Cyclophosphamide sử dụng trong hơn 6 tháng không được khuyến khích vì độc tính tiềm ẩn, bao gồm tăng nguy cơ ung thư. Khi đạt được kiểm soát bệnh, bệnh nhân được chuyển sang dùng mycophenolate mofetil [1 đến 1,5 g uống 2 lần mỗi ngày] hoặc azathioprine [1 đến 3 mg/kg uống mỗi ngày]. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà cyclophosphamide đang được xem xét nên được thông báo về nguy cơ độc tính của cơ quan sinh dục và được tư vấn về khả năng sinh sản để thu hoạch trứng khi có thể.

Trong lupus có tổn thương thần kinh trung ương, khuyến cáo điều trị dựa vào giai đoạn. và thường dùng cyclophosphamide hoặc IV rituximab [ví dụ, 1 g vào ngày 1 và ngày 15 được cho trong khoảng thời gian 6 tháng].

Điều trị đầu tay cho giảm tiểu cầu và thiếu máu tan máu bao gồm corticosteroid liều trung bình hoặc cao [thường là prednisone, 1 mg/kg mỗi ngày, tối đa 80 mg mỗi ngày] cùng với thuốc ức chế miễn dịch [azathioprine hoặc mycophenolate mofilil]. Truyền tĩnh mạch IgG 400 mg/kg một lần/ngày trong 5 ngày liên tiếp có thể có hiệu quả, đặc biệt nếu không được dùng corticosteroid liều cao [ví dụ như ở bệnh nhân bị nhiễm trùng hoạt động]. Rituximab là một lựa chọn thay thế cho các trường hợp khó chữa. [Xem thêm khuyến nghị cho việc quản lý SLE từ Liên đoàn Châu Âu chống bệnh thấp khớp [EULAR].]

Bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối có thể được chỉ định ghép thận, một liệu pháp thay thế chạy thận, với tỷ lệ thành công cao, đặc biệt nếu bệnh đã được thuyên giảm.

Cải thiện mức độ nặng của SLE thường đạt được sau 4 đến 12 tuần điều trị. Huyết khối hoặc tắc mạch não, mạch phổi hay mạch tạng thường cần phải điều tị bằng heparin ngắn ngày và điều trị kéo dài hơn với warfarin. Nếu chẩn đoán hội chứng chống phospholipid, liệu pháp suốt đời [thường là warfarin] thường được chỉ định. Tỷ lệ INR đích thường là 2 đến 3.

Video liên quan

Chủ Đề