Bao nhiêu lâu nên đi đo kính

Nhiều người trong chúng ta thường đeo kính trong nhiều năm mà không nghĩ đến chuyện thay kính vì cho rằng vẫn đang nhìn tốt với kính cũ. Mặc dù chúng ta có thể nhận ra hay không thì đôi kính cũ có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn, làm cho mắt mỏi và khó chịu, thậm chí có thể làm tăng độ cận thị. Dưới đây là những lý do bạn nên kiểm tra lại cặp kính của mình sau một thời gian sử dụng, thay kính nếu bác sĩ nhãn khoa đề nghị cần thay.

Thay đổi về số kính

Mặc dù bạn vẫn có thể nhìn được với kính cũ nhưng mắt có thể mệt mỏi với số kính này khi đeo kéo dài do số kính thay đổi nên có thể vẫn cần thay đổi số kính cho phù hợp hơn. Mặt khác, để nhìn các vật ở khoảng cách khác nhau, mắt cần điều tiết ở mức độ khác nhau và một đôi kính phù hợp sẽ giúp cho mắt đỡ mệt mỏi hơn khi tập trung nhìn các vật một cách rõ ràng.

Thay đổi về công nghệ

Cũng giống như máy tính, smarphone hay các đồ công nghệ khác, công nghệ chế tạo mắt kính cũng thường xuyên có những cải tiến. Hàng năm đều có những tiến bộ trong thiết kế mắt kính khiến người đeo kính đạt được thị lực tốt hơn và thích ứng với những điều kiện làm việc đặc biệt hơn. Một ví dụ trước đây chưa có mắt kính chống lóa, chống xước, nhưng bây giờ đã có mắt kính như vậy, và mỗi năm công nghệ đều được cải tiến để sản xuất ra những mắt kính tối ưu hơn. Một đôi mắt kính tốt sẽ giúp mắt bạn đỡ mỏi, lỡ “hậu đậu” làm rơi hay va đập thì cũng ít khả năng bị hỏng hơn. Nói chung, có thể mắt kính cũ của bạn vẫn tốt, nhưng nếu có điều kiện, thay kính sẽ tận dụng được những ưu điểm của các loại mắt kính khác tốt hơn.

Kính bị hư hại sau một thời gian sử dụng

Mặc dù chúng ta đều đã cố gắng bảo quản kính cẩn thận, nhưng sau thời gian dùng kéo dài, mắt kính có thể có những vết xước hoặc hư hại nào đó, khung hoặc gọng không còn chắc chắn như ngày đầu sử dụng khiến cặp kính trở nên lỏng lẻo trên khuôn mặt…

Vả lại, kính cũng là một vật dụng như bất kỳ vật dụng nào khác, không thể “bền mãi với thời gian”. Sau một thời gian, mắt kính sẽ bị ố vàng, mờ đục hơn dù bạn có vệ sinh sạch đến đâu.

Tốt nhất là ở mỗi lần đi khám mắt định kỳ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên thay kính hay không. Đôi khi bạn sẽ phải thay kính ngay cả khi cảm thấy vẫn nhìn tốt với kính cũ. Khi chuyên gia nhãn khoa đã khuyên thay kính, bạn đừng xem nhẹ lời khuyên này. Một cặp kính phù hợp, chất lượng đương nhiên sẽ mang lại cho bạn rất nhiều điều như: sự thoải mái, cảm giác dễ chịu ở đôi mắt…, từ đó khiến việc học tập, làm việc trở nên hiệu quả hơn.

Tiêu chuẩn một cặp kính tốt, phù hợp

Một cặp kính tốt đương nhiên phải đúng số. Bạn nên khám mắt, đo thị lực ở các trung tâm nhãn khoa có nhân viên y tế được đào tạo bài bản. Xác định đúng số kính là tiêu chuẩn đầu tiên để có cặp kính phù hợp. Hiện nay, kính mắt được bán ở nhiều nơi, từ kính được giới thiệu là “hàng hiệu” đến những chiếc kính bình dân. Tuy vậy, kính tốt trước hết phải vừa vặn với khuôn mặt, không khiến bạn có cảm giác chiếc kính sắp rơi khỏi mũi, hay kính cũng không bó chặt lấy khuôn mặt khiến bạn khó chịu.

Kính nên được đo, cắt ở những trung tâm có kỹ thuật viên lành nghề bởi người “có nghề” sẽ biết cách lắp kính đúng chuẩn [đúng trọng tâm của đồng tử]. Đeo kính được lắp chuẩn sẽ tránh được hiện tượng nhức mắt, mỏi mắt và đau cổ do kính gây ra. Dù mắt kính thuộc chất liệu gì [thủy tinh hay nhựa trong suốt] thì vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn như: đồng nhất và trong suốt, bền, không dễ vỡ, không dễ xước, nhẹ…Nếu bạn là người có nhiều mồ hôi, mồ hôi lại đậm đặc thì nên lưu ý không nên chọn gọng kính dễ bị ô xy hóa. Trẻ em do tính hiếu động nên cho dùng kính nhựa để tránh sát thương khi không may bị gãy khi đang chạy nhảy.

Đeo kính để điều chỉnh tầm nhìn là biện pháp được nhiều người mắc tật cận thị chọn lựa. Tuy nhiên, nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày là thắc mắc của hầu hết mọi người, có nên đeo thường xuyên hay không hay chỉ đeo khi cần nhìn vật ở xa?

Cận thịlà một tật khúc xạ phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên nó phổ biến hơn ở những người dưới 40 tuổi và độ tuổi thiếu nhi. Bạn sẽ có nguy cơ phát triển bệnh cận thị cao hơn người bình thường nếu bạn có bố hoặc mẹ mắc căn bệnh này.

Tật khúc xạ này xảy ra khi nhãn cầu phát triển quá dài hoặc thủy tinh thể của mắt cong hơn bình thường, có nghĩa là ánh sáng không thể tập trung chính xác vào võng mạc. Thay vào đó, ánh sáng tập trung ngay trước võng mạc làm cho việc nhìn các vật thể ở xa bị mờ đi.

Nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày là thắc mắc của hầu hết mọi người - Ảnh: essilorusa

Đeo kính cho người cận thị là một giải pháp đơn giản giúp tăng khả năng nhìn của người bệnh, cho phép người bệnh nhìn xa rõ nét. Thế nhưng nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày là đủ?

1. Kính cận có thể giúp ích như thế nào?

Đeo kính cận là giải pháp phổ biến, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho người mắc tật cận thị. Bác sĩ nhãn khoa tại các phòng khám hoặc bệnh viện địa phương có thể xác định độ của thấu kính để giúp người bệnh điều chỉnh được thị lực. Trong khi khám mắt, bác sĩ sẽ đo công suất của các thấu kính cần thiết để điều chỉnh thị lực. Bác sĩ sẽ tư vấn việc nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày, luyện tập cho mắt ra sao.

Kính dành cho người cận thị có ích bởi chúng điều chỉnh ánh sáng phản xạ vào đúng phần võng mạc. Do đó, kinh cận thường được tạo ra bằng thấu kính lõm [cong vào trong], có tác dụng di chuyển tiêu điểm ánh sáng giúp bạn nhìn rõ.

Kính nhìn đơn được sử dụng cho việc điều chỉnh độ cận thị khi làm việc hoặc cần tập trung cao. Ngoài ra, bạn có thể chọn kính cận phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân như kính dành cho việc lái xe, ngồi trong lớp học hoặc xem tivi.

Bác sĩ sẽ tư vấn việc nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày, luyện tập cho mắt ra sao - Ảnh: odishanewsinsight

Nhiều người vẫn thắc mắc là bị cận thị nếu không đeo kính có sao không, nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày; hoặc bị cận nặng mới nên đeo kính hay đeo khi mới phát hiện bệnh? Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, việc đeo kính khi phát hiện tật khúc xạ cận thị là vô cùng cần thiết; khi độ cận từ 0.75 độ trở lên, bạn nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

2. Nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày?

Có khá nhiều đáp án cho câu hỏi nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày, bởi nhu cầu đeo kính của mỗi người không giống nhau. Đối với người bị cận thị ở độ tuổi trung niên hoặc công việc không cần nhìn xa nhiều thì không nhất thiết phải đeo kính cận suốt cả ngày.

Ví dụ, nếu độ cận chỉ dưới 2 độ, bạn có thể dùng kính khi nhìn xa mà không cần dùng kính suốt ngày. Việc dùng kính mọi lúc có thể khiến khả năng điều tiết của mắt mỗi khi nhìn gần bị kém đi. Về lâu dài, mắt sẽ bị phụ thuộc 100% vào kính. Khi đeo kính làm việc, cần có khoảng thời gian cho mắt nghỉ ngơi trong khoảng vài phút sau 1 giờ làm việc.

Có khá nhiều đáp án cho câu hỏi nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày, bởi nhu cầu đeo kính của mỗi người không giống nhau – Ảnh: aop

Đối với trường hợp cận thị trên 2 độ, nên đeo kính cận bao lâu mỗi ngày? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa mắt chính là đối tượng cận thị trên 2 độ nên đeo kính thường xuyên trong quá trình làm việc, sinh hoạt để giúp mắt nhìn rõ hơn. Và trong quá trình đeo kính cũng nên cho mắt nghỉ ngơi với các bài tập mắt đơn giản.

Đặc biệt, với những người bị cận thị nặng trên 3 độ thì nên sử dụng mắt kính xuyên suốt, tránh tình trạng mắt phải điều tiết liên tục để nhìn rõ. Tình trạng điều tiết liên tục sẽ khiến mắt bị tăng độ cận nhanh, thậm chí nguy cơ biến chứng thoái hóa võng mạc.

Dấu hiệu cho thấy kính cận không phù hợp, cần thay đổi ngay!

Với guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay, thời gian là vốn quý nhất đối với người tiêu dùng. Cắt kính cận mất bao lâu là điều mà đa số người mắc tật khúc xạ mắt quan tâm. Tại Mắt kính Titan, thời gian cắt kính cận tùy thuộc vào từng tình huống khác nhau mà chúng tôi sẽ tiết lộ ngay sau đây. Dựa vào ước lượng này, bạn sẽ dễ dàng sắp xếp thời gian biểu khi cắt kính tại đây.

Quy trình cắt kính cận mất bao lâu sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng thị lực. Trường hợp cụ thể như sau:

Thay tròng kính cận giữ gọng

Gọng kính của bạn còn tốt nhưng tròng kính đã tăng độ hoặc bị trầy xước, nứt gãy…

Đối với trường hợp độ cận tăng cần thay tròng, chuyên viên sẽ tiến hành đo khám mắt, xác định chính xác độ cận loạn của đôi mắt. Nếu độ cận dưới 6 độ, độ loạn dưới 2 độ, tức là không cần đặt đánh tròng từ nhà sản xuất thì thời gian cắt kính từ 10 đến 15 phút hoặc chậm nhất là 2 giờ đồng hồ.

Đối với trường hợp tròng kính bị trầy xước nhưng độ cận không thay đổi, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian đo khám mắt. Việc kỹ thuật viên cần làm lúc này là tiến hành mài lắp tròng kính vào gọng với tính năng tròng kính do người tiêu dùng lựa chọn. Quá trình này mất khoảng 8 phút.

Quá trình thay tròng kính cận giữ gọng mất khoảng 8 phút

Thay gọng kính cận giữ tròng

Đối với trường hợp thay gọng kính giữ tròng, thời gian cắt kính cận mất bao lâu? Rất nhanh, chuyên viên sẽ tìm ra chiếc gọng kính có kích thước phù hợp gọng kính trước đó. Rồi tiến hành lắp tròng kính cũ vào gọng kính mới. Quá trình này mất khoảng 5 phút là hoàn tất.

Cắt kính cận cho người tiêu dùng online biết rõ số độ cận, loạn 

Sau khi nhận được thông số độ cận, loạn từ người tiêu dùng thông qua kênh online, hệ thống sẽ gửi ngay đến bộ phận kỹ thuật viên. Tùy thuộc vào số độ mắt và khoảng cách địa lý của người dùng.

Trường hợp khách hàng ở nội ô TP.HCM, thời gian nhận kính hoàn tất chỉ trong 2 giờ đồng hồ.

Trường hợp khách hàng ở tỉnh, thành trên toàn quốc, thời gian nhận kính hoàn tất từ 3 đến 4 ngày.

Quá trình thay gọng kính cận giữ tròng mất khoảng 5 phút là hoàn tất

Bao lâu thay kính cận 1 lần

Trung bình từ 3 đến 6 tháng, người mắc tật khúc xạ nên kiểm tra thị lực định kỳ. Nếu mắt tăng độ thì cần thay kính cận. Hoặc tròng kính bị trầy xước thì nên thay kính cận ngay để tầm nhìn được rõ nét, hạn chế tăng độ cận do mắt phải điều tiết cao độ.

Trung bình từ 3 đến 6 tháng, người mắc tật khúc xạ nên kiểm tra thị lực định kỳ

Kinh nghiệm đi cắt kính cận bạn cần biết

Với thâm niên trên 10 năm trong lĩnh vực mắt kính, Mắt kính Titan đã tích lũy vốn kinh nghiệm đáng kể. Vận dụng những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn chọn được chiếc kính cận như ý.

Áp dụng kinh nghiệm này, bạn sẽ tìm giải mã được thắc mắc cắt kính cận ở đâu tốt TP.HCM.

Kinh nghiệm 1:

Kính cận gồm 2 phần chính: Gọng kính và tròng kính. 

Tròng kính quyết định tầm nhìn, bảo vệ đôi mắt. Bạn nên chọn tròng kính chính hãng, có bao bì, tem mác rõ ràng. Trước khi cho mài lắp vào gọng kính, bạn hãy yêu cầu được xem sản phẩm, kiểm tra tem mác, bao bì. Đồng thời, bạn có quyền được yêu cầu xem quá trình mài lắp tròng kính vào gọng kính để chắc chắn về độ trung thực.

Gọng kính quyết định mức độ thoải mái, dễ chịu, thẩm mỹ và chất lượng tổng thể kính. Bạn nên chọn gọng kính có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tem mác, mã vạch đầy đủ. Việc lựa chọn gọng kính giá rẻ kém chất lượng sẽ khiến vành tai, sống mũi bị hằn, đau. Gọng kính dễ bị gãy, ố màu trông rất mất thẩm mỹ, làm ảnh hưởng giá trị chủ nhân sử dụng.

Kinh nghiệm 2:

Đi sâu hơn vào tròng kính, bạn sẽ thấy rằng, chiếc kính cận tốt sẽ không có ý nghĩa gì nếu không khớp với độ cận/ viễn/ loạn chủ nhân. Do đó, bạn cần chọn địa chỉ cắt kính uy tín, chuyên viên có chuyên môn cao về khúc xạ để đo thị lực. Mắt kính Titan là một trong những địa chỉ mắt kính TP.HCM đáp ứng được điều trên.

Kinh nghiệm 3:

Cắt kính cận là giải pháp giúp đôi mắt người mắc tật khúc xạ nhìn rõ và giảm điều tiết. Bên cạnh việc đeo kính cận, bạn cần tích cực điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày, bổ sung thực phẩm tốt cho mắt. Đặc biệt, bạn cần phải kiểm tra thị lực định kỳ từ 3 đến 6 tháng/ lần tại những cơ sở có trang thiết bị, máy móc tân tiến, hiện đại cùng đội ngũ chuyên viên chuyên môn cao.

Bạn có quyền được yêu cầu xem quá trình mài lắp tròng kính vào gọng kính để chắc chắn về độ trung thực

Thời gian cắt kính cận mất bao lâu tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn có sự chuẩn bị trước, thời gian này sẽ được rút ngắn một cách đáng kể. Để tiết kiệm thời gian, bạn hãy liên hệ Mắt kính Titan qua Hotline [Zalo] miễn phí: 0902815245 hoặc Fanpage Mắt kính Titan Hồ Chí Minh trước khi đến trực tiếp cửa hàng. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng bạn theo những gì bạn mong muốn một cách nhanh chóng, an toàn.

Trà My

Video liên quan

Chủ Đề