Hợp đồng tổng hợp thông tin tài chính là gì

Bởi: Einvoice.vn - 29/03/2022 Lượt xem: 1694 Cỡ chữ

Hàng năm, các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền trước thời hạn quy định. Vậy báo cáo tài chính là gì? Các quy định nào về báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cần nắm rõ?


Báo cáo tài chính là gì?

1. Báo cáo tài chính là gì?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính [BCTC] năm. Đối với các công ty [tổng công ty] có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp [hợp nhất] vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ [báo cáo quý -trừ quý IV].

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế TNDN.

2. Thời hạn nộp báo cáo tài chính


Lưu ý về thời hạn nộp báo cáo tài chính.

- Doanh nghiệp Nhà nước: + Thời hạn nộp BCTC quý: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định. + Thời hạn nộp BCTC năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.

- Doanh nghiệp khác: + Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.

3. Bộ giấy tờ cần thiết trong báo cáo tài chính


Bộ giấy tờ quan trọng trong báo cáo tài chính.

- Bộ tờ khai quyết toán thuế: Quyết toán thuế thu nhập cá nhân và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. - Bộ báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối tài khoản. - Phụ lục đi kèm: Thuyết minh BCTC, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

4. Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

4.1. Mục đích của báo cáo tài chính

Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính như sau: - Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. - BCTC cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ngoài ra, trong bản “Thuyết minh BCTC”, doanh nghiệp phải giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên BCTC tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…

4.2. Vai trò của báo cáo tài chính

- Cung cấp chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết để nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính để nhận biết và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Dựa trên số liệu thể hiện trên BCTC để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả. - Cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp. Thông tin thể hiện trên bản BCTC không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác. Cụ thể: - Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: BCTC cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh; từ đó hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý. - Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Thông tin trên BCTC giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính và các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp. - Đối với người lao động: Thông tin trên BCTC giúp NLĐ hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp. - Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên BCTC để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp. Trên đây là một số thông tin cơ bản về báo cáo tài chính. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích, giải đáp câu hỏi: Báo cáo tài chính là gì và các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính.

Để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:


CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

    14/03/2022-16872 lượt xem

Phạm vi áp dụng

01. Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp dịch vụ kế toán và kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán [sau đây gọi là “người hành nghề”] khi thực hiện dịch vụ hỗ trợ Ban Giám đốc đơn vị trong việc lập và trình bày thông tin tài chính quá khứ mà không nhằm đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào về thông tin đó và lập báo cáo về việc thực hiện dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính [sau đây gọi là “dịch vụ tổng hợp”] tuân theo Chuẩn mực này [xem hướng dẫn tại đoạn A1 – A2 Chuẩn mực này].

02. Chuẩn mực này áp dụng cho dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính quá khứ. Trong trường hợp cần thiết, Chuẩn mực này cũng có thể áp dụng cho dịch vụ tổng hợp thông tin không phải là thông tin tài chính quá khứ và dịch vụ tổng hợp thông tin phi tài chính. “Thông tin tài chính quá khứ” sau đây được hiểu là “Thông tin tài chính” [xem hướng dẫn tại đoạn A3 – A4 Chuẩn mực này].

03. Khi Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ yêu cầu người hành nghề hỗ trợ việc lập và trình bày thông tin tài chính, người hành nghề có thể cần cân nhắc xem liệu dịch vụ đó có phải tuân theo Chuẩn mực này hay không. Những yếu tố cho thấy dịch vụ cần phải áp dụng theo Chuẩn mực này, kể cả lập báo cáo theo Chuẩn mực này bao gồm:

[1] Thông tin tài chính có phải tuân thủ theo pháp luật và các quy định có liên quan và có phải công khai hay không;

[2] Các đối tượng khác ngoài đối tượng dự kiến sử dụng thông tin tài chính tổng hợp, có xu hướng gắn tên người hành nghề với thông tin tài chính đó và có rủi ro do hiểu nhầm về mức độ tham gia của người hành nghề đối với thông tin đó hay không, ví dụ:

    [i] Nếu thông tin được sử dụng cho mục đích của các bên khác ngoài Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị, hoặc các bên có thể được cung cấp hoặc thu thập thông tin mà không phải là đối tượng dự kiến sử dụng thông tin;

    [ii] Nếu tên của người hành nghề được trình bày cùng với thông tin tài chính [xem hướng dẫn tại đoạn A5 Chuẩn mực này].

Mối liên hệ với Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1

04. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán [sau đây gọi là “doanh nghiệp kế toán, kiểm toán”] chịu trách nhiệm đối với hệ thống chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp mình. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 – Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác [sau đây gọi tắt là “Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1] áp dụng cho các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán khi thực hiện các dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính theo Chuẩn mực này [xem quy định tại đoạn 04 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1]. Các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này liên quan tới việc kiểm soát chất lượng ở cấp độ từng hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính được thiết lập dựa trên cơ sở là doanh nghiệp kế toán, kiểm toán phải tuân thủ Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1, các yêu cầu nghề nghiệp khác hoặc các yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan mà tối thiểu tương đương Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 [xem hướng dẫn tại đoạn A6 – A11 Chuẩn mực này].

Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính

05. Ban Giám đốc đơn vị sử dụng dịch vụ có thể yêu cầu người hành nghề hỗ trợ việc lập và trình bày thông tin tài chính của đơn vị. Giá trị của việc thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp theo Chuẩn mực này mang lại cho người sử dụng thông tin tài chính là kết quả của việc áp dụng các kỹ năng chuyên môn về kế toán và lập báo cáo tài chính của người hành nghề, tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, bao gồm cả chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan và thông tin cụ thể về bản chất và phạm vi tham gia của người hành nghề đối với thông tin tài chính được tổng hợp [xem hướng dẫn tại đoạn A12 – A15 Chuẩn mực này].

06. Dịch vụ tổng hợp không phải là dịch vụ đảm bảo nên không yêu cầu người hành nghề kiểm tra tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin do Ban Giám đốc đơn vị cung cấp để thực hiện tổng hợp thông tin và không yêu cầu thu thập bằng chứng làm cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc đưa ra kết luận soát xét về thông tin tài chính sau tổng hợp.

07. Ban Giám đốc đơn vị chịu trách nhiệm về thông tin tài chính, cơ sở lập và trình bày thông tin tài chính. Trách nhiệm này bao gồm cả việc áp dụng các xét đoán cần thiết cho việc lập và trình bày thông tin tài chính, bao gồm việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp và xây dựng các ước tính kế toán hợp lý khi cần thiết [xem hướng dẫn tại đoạn A12 – A13 Chuẩn mực này].

08. Chuẩn mực này không quy định về trách nhiệm của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị và không có hiệu lực cao hơn pháp luật và các quy định có liên quan đến trách nhiệm của họ. Dịch vụ tổng hợp theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này được thực hiện trên cơ sở Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị [trong phạm vi phù hợp] đã hiểu và đồng ý với trách nhiệm của mình làm cơ sở để người hành nghề thực hiện dịch vụ tổng hợp [xem hướng dẫn tại đoạn A12 – A13 Chuẩn mực này].

09. Thông tin tài chính là đối tượng của dịch vụ tổng hợp có thể được yêu cầu tổng hợp cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

[a] Tuân thủ các yêu cầu về lập và trình bày báo cáo tài chính định kỳ, bắt buộc theo pháp luật và các quy định có liên quan; hoặc

[b] Cho các mục đích không liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính bắt buộc theo pháp luật và các quy định có liên quan, ví dụ:

     [1] Cho Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị, được lập trên cơ sở phù hợp với mục đích cụ thể của Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị [ví dụ, lập thông tin tài chính cho mục đích sử dụng nội bộ];

     [2] Lập báo cáo tài chính định kỳ cho bên thứ ba theo hợp đồng hoặc thỏa thuận khác [ví dụ, báo cáo tài chính cung cấp cho tổ chức tài trợ theo yêu cầu của nhà tài trợ];

     [3] Để thực hiện các giao dịch, như giao dịch liên quan tới việc thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp hoặc thay đổi cơ cấu tài chính [ví dụ, sáp nhập hoặc mua bán].

10. Các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính khác nhau có thể được sử dụng cho việc lập và trình bày thông tin tài chính, từ cơ sở kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tới chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính theo quy định. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được Ban Giám đốc đơn vị áp dụng trong việc lập và trình bày thông tin tài chính sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của đơn vị và đối tượng dự kiến sử dụng thông tin tài chính [xem hướng dẫn tại đoạn A16 – A18 Chuẩn mực này].

Cơ sở áp dụng

11. Chuẩn mực này bao gồm mục tiêu của người hành nghề trong việc tuân thủ chuẩn mực, trong đó đưa ra cơ sở của các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để giúp người hành nghề hiểu rõ những công việc cần thực hiện trong dịch vụ tổng hợp.

12. Chuẩn mực này bao gồm phần “Quy định chung”, phần “Nội dung chuẩn mực” và phần “Hướng dẫn áp dụng” phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để giúp người đọc hiểu đúng về Chuẩn mực này.

13. Các yêu cầu của phần “Nội dung chuẩn mực” bắt buộc phải được áp dụng nhằm đảm bảo cho người hành nghề đáp ứng được mục tiêu đề ra.

14. Phần “Hướng dẫn áp dụng” giải thích rõ hơn về các quy định và hướng dẫn để thực hiện các quy định đó. Hướng dẫn đưa ra cách thức áp dụng các quy định một cách phù hợp. Hướng dẫn áp dụng cũng có thể cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc hiểu các quy định của chuẩn mực để hỗ trợ việc áp dụng và tuân thủ các quy định của Chuẩn mực này.

15. Người hành nghề phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này trong việc thỏa thuận và thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.

Đơn vị sử dụng dịch vụ [khách hàng] và các đơn vị, cá nhân có liên quan phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình thỏa thuận và thực hiện hợp đồng dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính.

Video liên quan

Chủ Đề