Bằng d lái được những loại xe nào

Trước giai đoạn nhu cầu đi lại và vận tải trong nước ngày càng cao, kéo theo sự phát triển và nâng cấp của các loại hình dịch vụ giao thông vận tải thì “tài xế” là một trong những nghề “hái ra tiền” hiện nay. Như vậy, muốn trở thành một tài xế, học viên cần tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn thi loại bằng lái phù hợp. Và nếu bạn chọn làm tài xế xe khách [dưới 30 chỗ], thì bằng lái xe khách hạng D sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Cũng như những loại bằng lái khác, thi bằng lái hạng D không phải là điều quá khó khăn đối với những học viên đã có kinh nghiệm lái xe trước đó. Các học viên chỉ cần giữ cho mình một tâm lý tập trung và tuân thủ các quy tắc trong quá trình học lái xe từ giảng viên thì tỉ lệ đỗ loại bằng lái này rất cao.

Không đơn thuần giấy phép lái xe hạng D có những yêu cầu về kiến thức lẫn kỹ thuật cao hơn các loại bằng lái xe ô tô thứ cấp khác như B và C mà chính vì số lượng loại xe mà người sở hữu loại giấy phép này được phép lưu hành. Theo đó, các loại xe người sử dụng bằng D được phép hành nghề, vận tải theo đúng quy định của pháp luật bao gồm:

  1. Ôtô chở người từ 4 đến dưới 9 chỗ ngồi [kể cả chỗ ngồi cho người lái];
  2. Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn;
  3. Xe ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế < 3,5 tấn và những loại ô tô dùng cho người khuyết tật.
  4. Ô tô tải kể cả ô tô tải dùng chuyên dụng có trọng tải >= 3,5 tấn;
  5. Máy kéo kéo một rơ móc có trọng tải thiết kế >= 3,5 tấn;
  6. Từ 10 đến 30 chỗ ngồi [kể cả chỗ ngồi cho tài xế].

Như vậy, đối với bằng lái hạng D, người lái được phép hành nghề lái xe với tất cả các loại xe nêu trên [tức bao gồm các loại xe quy định ở bằng lái hạng B1, B2 và C].

Xem ngay: Nâng bằng B2 lên D hết bao nhiêu tiền

Với ưu điểm có thể điều khiển xe có trọng tải trên 3,5 tấn, người lái có thể hành nghề lái xe tải, tham gia vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn. Bên cạnh đó, việc cho phép hành nghề lái xe với các loại xe hơi từ 4 đến dưới 30 chỗ ngồi, điều này tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho chủ sở hữu bằng lái xe hơi, xe khách hạng D, giúp tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Làm thế nào để học được bằng lái hạng D?

Do tính chất và mục đích sử dụng của bằng lái xe khách hạng D liên quan đến tính an toàn của nhiều hàng khách nên các điều kiện để sở hữu loại giấy phép lái xe này cũng từ đó mà nghiêm ngặt hơn.

Để có cơ hội thi bằng lái xe khách hạng D ngoài các yêu cầu về tuổi, đủ sức khỏe thì học viên phải đảm bảo có thời gian tích lũy và kinh nghiệm về số km lái xe an toàn trong quá trình lái xe trước đó. Điều này chứng tỏ rằng, bằng lái xe hạng D không thể thi trực tiếp mà phải thông qua hình thức nâng hạng bằng lái [nâng dấu] từ B2 lên D hoặc C lên D.

Các điều kiện và hồ sơ chuẩn bị cho mục tiêu thi bằng D như sau:

  • Điều kiện thi bằng D

  • Có thời gian hành nghề lái xe từ 5 năm trở lên và có 100.000 km lái xe an toàn trở lên
  • Đủ 24 tuổi [tính đến ngày thi sát hạch]
  • Có giấy chứng nhận sức khỏe tốt do cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận trong 6 tháng gần gần nhất [tính đến ngày nộp hồ sơ]
  • Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên.
  • #### Hồ sơ thi bằng D
  • Đơn đề nghị học, sát hạch bằng lái hạng D theo mẫu quy định [có thể mua tại trung tâm đăng kí thi sát hạch để được trung tâm hỗ trợ chụp hình]
  • Hồ sơ gốc thi bằng lái B2 hoặc C
  • Bản khai thời gian lái xe và số km lái xe an toàn.
  • Bản sao giấy phép lái xe [Khi thi sát hạch, học viên mang theo giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C bản gốc để xuất trình].
  • Bằng tốt nghiệp trung học cơ sổ hoặc tương đương.
  • 4 ảnh 3×4 nền xanh dương đậm.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật, không cho phép người lái trực tiếp thi bằng lái hạng D nên học viên buộc phải thi 2 lần để có cơ sở tiến hành nâng hạng từ B2 lên D hoặc từ C lên D. Sở hữu bằng lái hạng D là sở hữu thêm nhều cơ hội việc làm cho chính mình, vì vậy, khi có điều kiện và nhu cầu, quý khách hàng hãy nhanh chóng đăng kí học bằng lái ô tô B2, C để tạo tiền đề sở hữu bằng D theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe như sau:

Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi [tính đến ngày dự sát hạch lái xe], sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a] Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b] Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c] Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d] Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ] Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Theo đó, thi bằng lái xe hạng D người học cần đáp ứng các điều kiện như sau:

[1] Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

[2] Về tuổi: Đủ 27 tuổi trở lên [tính đến ngày dự sát hạch lái xe] theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008.

[3] Về sức khỏe: phù hợp với loại xe, công dụng của xe tương ứng với bằng lái xe hạng D được phép lái theo quy định tại Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.

[4] Trình độ văn hóa: có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên.

[5] Phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

- Hạng C lên D: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

- Hạng B2 lên D: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

*Đối với thi bằng lái xe hạng D phải thi nâng hạng giấy phép lái xe từ bằng lái xe hạng B2 hoặc C, không được thi trực tiếp lên hạng D.

Bằng lái xe hạng D chạy được xe gì? [Hình từ Internet]

Bằng lái xe hạng D chạy được xe gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe
.....
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a] Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b] Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
.....

Như vậy, người có bằng lái xe hạng D chạy được xe bao gồm:

- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Thời hạn của bằng lái xe hạng D là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:

Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Thông qua quy định trên, thời hạn của bằng lái xe hạng D là 05 năm, được tính kể từ ngày cấp. Thời hạn bằng lái xe được ghi trên bằng lái.

Bằng lái xe hạng D chạy được những xe gì?

Như vậy, những loại xe mà người có giấy phép lái xe hạng D được điều khiển gồm: Ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi [tính cả chỗ ngồi người lái xe]. Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi [tính cả chỗ ngồi của người lái xe]. Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Bảng D chạy được xe gì 2023?

Theo quy định này, khi sở hữu bằng lái xe hạng D, tài xế được phép lái những loại xe sau: - Ô tô số tự động đến 9 chỗ [tính cả lái xe]. - Ô tô tải [kể cả xe tải chuyên dùng số tự động] có trọng tải dưới 3.500 kg. - Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Giấy phép lái xe hạng D được sử dụng đến năm bao nhiêu tuổi?

Căn cứ vào các quy định nêu trên, người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 - 30 chỗ ngồi [tức bằng lái xe hạng D] và không có quy định về độ tuổi tối đa được cấp bằng lái xe hạng D.

B2 lên D chạy được xe gì?

Bằng lái xe B2 cho phép điều khiển xe ô tô 4-9 chỗ và xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn, còn bằng lái xe hạng D cho phép điều khiển các loại xe ở hạng B1, B2 và C và xe ô tô chở người từ 10-30 chỗ ngồi .

Chủ Đề