Bài toán trong toán học khác bài toán trong tin học như thế nào

Khái niệm bài toán và thuật toán qua ví dụ cụ thể

Tìm hiểu khái niệm bài toán

Bài toán trong tin học được hiểu là một việc gì đó mà ta muốn máy tính thực hiện nhằm cho ra kết quả.

Ví dụ như là tính diện tích hình chữ nhật, tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương, giải phương trình bậc nhất, quản lý nhân sự, quản lý tiền lương của nhân viên…

Muốn giải một bài toán nào đó trên máy tính, trước tiên ta cần xác định được hai yếu tố cơ bản:

  • Đầu vào [Input]: đưa vào máy thông tin gì [ các thông tin đã có ]
  • Đầu ra [Output]: cần lấy ra thông tin gì [các thông tin cần tìm ]

Hay ta có thể hiểu một cách đơn giản những thông tin mà chúng ta đã biết thì gọi là input, còn những thông tin chúng ta cần tìm là output.

Ví dụ 1: Biết chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật. Tính diện tích hình chữ nhật

  • Input: chiều rộng, chiều dài
  • Output: diện tích

Ví dụ 2: Giải phương trình bậc nhất ax+b = 0

  • Input: Hệ số a, b [a khác 0]
  • Output: Nghiệm của phương trình

Ví dụ 3: Tìm ước chung lớn nhất của hai số nguyên dương

  • Input: a, b nguyên dương
  • Output: UCLN của a,b

Ví dụ 4: Xếp loại kết quả học tập của học sinh

  • Input: Bảng điểm của học sinh trong lớp
  • Output: Bảng xếp loại học lực

Như vậy, khi muốn giải quết một bài toán thì điều đầu tiên chúng ta cần phải xác định được đầu vào [input] và đầu ra [output] của bài toán. Ta gọi chung việc xác định bài toán là xác định input và xác định output.

Tìm hiểu khái niệm và tính chất của thuật toán

Một câu hỏi được đặt ra là làm sao khi ta đưa thông tin vào máy tính, ta có thể xác định được output của bài toán. Việc chỉ ra tường minh một cách tìm output của bài toán được gọi là thuật toán. Vậy thuật toán là gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm sau:

Thuật toán [algorithm] để giải một bài toán là một dãy hứu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.

Từ định nghĩa ở trên, với thuật toán ta cần quan tâm đếm 3 điểm chính sau:

+ Dãy hữu hạn các thao tác

+ Sắp xếp có thứ tự

+Từ input cho ra output

Để trình bày thuật toán, ta sẽ có nhiều cách khác nhau như: Dùng ngôn ngữ tự nhiên, mã giải, sơ đồ khối, ngôn ngữ lập trình, các bảng điều khiển.

Các cách viết thuật toán:

Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cho các bạn 2 cách biểu diễn thuật toán gồm có các cách như sau:

Cách 1: Dùng phương pháp liệt kê

Ta sẽ liệt kê ra các thao tác cần tiến hành một cách tuần tự

Xác định bài toán

  • Input: Các số thực a, b, c [a khác 0]
  • Output: Số thực x thỏa : ax2 + bx + c = 0

Trình bày thuật toán

Bước 1: Nhập hệ số a, b, c [a khác 0]

Bước 2: Tính ∆ = b2 – 4ac

Bước 3: Nếu ∆ < 0 thì kết luận phương trình vô nghiệm rồi kết thúc

Bước 4: Nếu ∆ = 0 thì phương trình có nghiệm kép x1 = x2 = rồi kết thúc thuật toán, nếu khác 0 thì chuyển sao bước tiếp theo

Bước 5: Nếu ∆ > 0 thì phương trình có 2 nghiệm là

x1 = ; x2=rồi kết thúc

Ví dụ 2: Thuật toán tìm số lớn nhất trong dãy

Xác định bài toán:

  • Input: Số nguyên dương N, dãy N số nguyên a1,…,aN
  • Output: Giá trị lớn nhất của dãy số

Ý tưởng của thuật toán:

  • Khởi tạo giá trị lớn nhất Max = a1.
  • Lần lượt xét i từ 2 đến N, ta so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Max, nếu ai > Max thì Max là giá trị ai.

Thuật toán được mô tả như như sau [mô tả liệt kê]

  • Bước 1: Nhập N và cá số a1,a2,…,an
  • Bước 2: Max := a1, i := 2;
  • Bước 3: Nếu i > N thì chuyển đến bước 6
  • Bước 4: Nếu ai > Max thì Max := ai;
  • Bước 5: i := i + 1 rồi quay lại bước 3;
  • Bước 6: Thông báo giá trị Max rồi kết thúc.

Quy ước vẽ hình:

Thế hiện thao tác nhập, xuất dữ liệu: hình ô van

Thể hiện thao tác so sánh: hình thoi

Thể hiện các phép toán: hình chữ nhật

Quy định trình tự các thao tác thực hiện: các mũi tên

Các tính chất của thuật toán:

  • Tính chính xác: nhằm giúp kết quả tính toán hay các thao tác mà máy tính thực hiện đưa ra kết quả chính xác.
  • Tính rõ ràng: Thuật toán thực hiện bằng câu lệnh minh bạch, rõ ràng.
  • Tính khách quan: thuật toán dù nhiều người thực hiện trên máy tính cho kết quả giống nhau.
  • Tính phổ dụng: Thuật toán không phải dùng cho các bài toán nhất định mà có thể áp dụng cho một lớp các bài toán với điều kiện đầu vào giống nhau.
  • Tính kết thúc: Thuật toán là các số hữu hạn các bước tính toán.

Xem thêm: Các công thức toán học 12

Qua bài viết này, các bạn đã hiểu được thế nào là bài toán và thuật toán, không có gì quá khó hiểu phải không nào. Các bạn hãy đọc kĩ các ví dụ để có thể dễ hiểu hơn, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, nếu có thắc mắc các bạn hãy để lại comment, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp nhé.

Tham khảo thêm:
  • 7 hằng đẳng thức đáng nhớ cơ bản và mở rộng
  • Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
  • Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
  • Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

Bạn có thể quan tâm:

1. Khái niệm bài toán

- Bài toán là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện. Ví dụ: Giải phương trìnhbậc 2, quản lý nhân viên…

- Các bài toán được cấu tạo bởi 2 thành phần cơ bản:

  • Input: các thông tin đã có.
  • Output: Các thông tin cần tìm từ Output.

Lý thuyết: Bài toán và thuật toán trang 32 SGK Tin học 10

1. Khái niệm bài toán

-Bài toánlà một việc nào đó mà con người muốn máy tính thực hiện.

- Các yếu tố của một bài toán:

+Input:Thông tin đã biết, thông tin đưa vào máy tính.

+Output:Thông tin cần tìm, thông tin lấy ra từ máy tính.

- Ví dụ: Bài toán tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương, khi đó:

+ Input: hai số nguyên dương A, B.

+ Output: ước chung lớn nhất của A và B

2. Khái niệm thuật toán

a] Khái niệm

Thuật toán là 1 dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.

b] Biểu diễn thuật toán

- Sử dụng cách liệt kê: nêu ra tuần tự các thao tác cần tiến hành.

- Sử dụng sơ đồ khối để mô tả thuật toán.

c] Các tính chất của thuật toán

- Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau 1 số hữu hạn lần thực hiện các thao tác.

- Tính xác định: sau khi thực hiện 1 thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng 1 thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo.

- Tính đúng đắn: sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.

3. Một số ví dụ về thuật toán

Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của 1 số nguyên dương

Xác định bài toán

- Input: N là một số nguyên dương;

- Output: ″N là số nguyên tố″ hoặc ″N không là số nguyên tố″.

Ý tưởng:

- Định nghĩa: ″Một số nguyên dương N là số nguyên tố nếu nó chỉ có đúng hai ước là 1 và N″

- Nếu N = 1 thì N không là số nguyên tố.

- Nếu 1 < N < 4 thì N là số nguyên tố.

- N ≥ 4: Tìm ước i đầu tiên > 1 của N.

+ Nếu i < N thì N không là số nguyên tố [vì N có ít nhất 3 ước 1, i, N].

+ Nếu i = N thì N là số nguyên tố.

Xây dựng thuật toán

a] Cách liệt kê

- Bước 1: Nhập số nguyên dương N;

- Bước 2: Nếu N=1 thì thông báo ″N không là số nguyên tố″, kết thúc;

- Bước 3: Nếu N= 4 và không có ước trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc 2 của N thì N là số nguyên tố.

Ví dụ 2:Sắp xếp bằng cách tráo đổi

• Xác định bài toán

- Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, a2,…, an

- Output: Dãy A được sắp xếp thành dãy không giảm.

Ý tưởng

- Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau ta đổi chỗ chúng cho nhau. [Các số lớn sẽ được đẩy dần về vị trí xác định cuối dãy].

- Việc này lặp lại nhiều lượt, mỗi lượt tiến hành nhiều lần so sánh cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa.

• Xây dựng thuật toán

a] Cách liệt kê

- Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,…, an;

- Bước 2: M ← N;

- Bước 3: Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp, rồi kết thúc;

- Bước 4: M ← M – 1, i ← 0;

- Bước 5: i ← i + 1;

- Bước 6: Nếu i > M thì quay lạibước 3;

- Bước 7: Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau;

- Bước 8: Quay lạibước 5;

b] Sơ đồ khối

Ví dụ 3:Bài toán tìm kiếm

• Xác định bài toán

- Input : Dãy A gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,…, an và một số nguyên k [khóa]

Ví dụ :A gồm các số nguyên ″ 5 7 1 4 2 9 8 11 25 51″ và k = 2 [k = 6].

- Output: Vị trí i mà ai = k hoặc thông báo không tìm thấy k trong dãy. Vị trí của 2 trong dãy là 5 [không tìm thấy 6]

Ý tưởng

Tìm kiếm tuần tự được thực hiện một cách tự nhiên: Lần lượt đi từ số hạng thứ nhất, ta so sánh giá trị số hạng đang xét với khóa cho đến khi gặp một số hạng bằng khóa hoặc dãy đã được xét hết mà không tìm thấy giá trị của khóa trên dãy.

Xây dựng thuật toán

a] Cách liệt kê

- Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,…, aN và giá trị khoá k;

- Bước 2: i ← 1;

- Bước 3: Nếu ai = k thì thông báo chỉ số i, rồi kết thúc;

- Bước 4: i ←i+1;

- Bước 5: Nếu i > N thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k, rồi kết thúc;

- Bước 6: Quay lại bước 3;

b] Sơ đồ khối

Ví dụ 4:Tìm kiếm nhị phân

Xác định bài toán

- Input: Dãy A là dãy tăng gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,…, an và một số nguyên k.

Ví dụ: Dãy A gồm các số nguyên 2 4 5 6 9 21 22 30 31 33 và k = 21 [k = 25]

- Output : Vị trí i mà ai = k hoặc thông báo không tìm thấy k trong dãy. Vị trí của 21 trong dãy là 6 [không tìm thấy 25]

Ý tưởng

Sử dụng tính chất dãy A đã sắp xếp tăng, ta tìm cách thu hẹp nhanh vùng tìm kiếm bằng cách so sánh k với số hạng ở giữa phạm vi tìm kiếm [agiữa], khi đó chỉ xảy ra một trong ba trường hợp:

- Nếu agiữa= k thì tìm được chỉ số, kết thúc;

- Nếu agiữa> k thì việc tìm kiếm thu hẹp chỉ xét từ adầu[phạm vi] → agiữa- 1;

- Nếu agiữa< k việc tìm kiếm thu hẹp chỉ xét từ agiữa + 1→acuối[phạm vi].

Quá trình trên được lặp lại cho đến khi tìm thấy khóa k trên dãy A hoặc phạm vi tìm kiếm bằng rỗng.

Xây dựng thuật toán

a] Cách liệt kê

- Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,…, aN và giá trị khoá k;

- Bước 2: Đầu ←1; Cuối ←N;

- Bước 3: Giữa←[[Đầu+Cuối]/2];

- Bước 4: Nếu agiữa= k thì thông báo chỉ số Giữa, rồi kết thúc;

- Bước 5: Nếu agiữa> k thì đặt Cuối = Giữa - 1 rồi chuyển sang bước 7;

- Bước 6: Đầu ←Giữa + 1;

- Bước 7: Nếu Đầu > Cuối thì thông báo không tìm thấy khóa k trên dãy, rồi kết thúc;

- Bước 8: Quay lại bước 3.

b] Sơ đồ khối

Loigiaihay.com

  • Câu 1 trang 44 SGK Tin học 10

    Hãy phát biểu một bài toán và chỉ rõ Input và Output của bài toán đó.

  • Câu 3 trang 44 SGK Tin học 10

    Hãy chỉ ra tính dừng của thuật toán tìm kiếm tuần tự.

  • Câu 2 trang 44 SGK Tin học 10

    Hãy mô tả thuật toán giải các bài toán sau bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.

  • Câu 4 trang 44 SGK Tin học 10

    Cho N và dãy số a1....aN, hãy tìm giá trị nhỏ nhất [Min] của dãy đó.

  • Câu 6 trang 44 SGK Tin học 10

    Cho N và dãy số a1... aN, hãy sắp xếp dãy số đó thành dãy số không tăng [số hạng trước lớn hơn hay bằng số hạng sau].

  • Bài tập và thực hành 6: Làm quen với Word trang 106 SGK Tin học 10

    Tập di chuyển, xoá, sao chép phần văn bản, dùng cả ba cách: lệnh chọn, nút lệnh trên thanh công cụ và tổ hợp phím tắt.

  • Thực hành 7: Định dạng đoạn văn bản trang 112 SGK Tin học 10

    Hãy áp dụng những thuộc tính định dạng đã biết để trình bày lại đơn xin học dựa trên mẫu sau đây:

  • Câu 4 trang 140 SGK Tin học 10

    Hãy mô tả các kiểu kết nối máy tính trong mạng.

Bài 4. Bài toán và thuật toán

1. Khái niệm bài toán

a, Khái niệm

- Bài toán là một việc nào đó mà con người muốn máy tính thực hiện

- Các yếu tố của một bài toán:

+ Input: Thông tin đã biết, thông tin đưa vào máy tính

+ Output: Thông tin cần tìm, thông tin lấy ra từ máy tính

b. Ví dụ

+ Tìm USCLN của 2 số nguyên dương

+ Tìm số lớn nhất trong 3 số nguyên dương a,b,c

+ Tìm nghiệm của phương trình bậc nhất: ax + b = 0 [a≠0]

+ ...

2. Khái niệm thuật toán

a. Khái niệm

Thuật toán để giải một bài toán là:

+ Một dãy hữu hạn các thao tác [tính dừng]

+ Các thao tác được tiến hành theo một trình tự xác định [tính xác định]

+ Sau khi thực hiện xong dãy các thao tác đó ta nhận được Output của bài toán [tính đúng đắn]

b. Cách biểu diễn thuật toán

Có 2 cách để biểu diễn thuật toán:

- Cách dùng phương pháp liệt kê: Nêu ra tuần tự các thao tác cần tiến hành

+ Ví dụ:Cho bài toán Tìm nghiệm của phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0 [a≠0]?

+ Xác định bài toán

Input: Các số thực a, b, c

Output: Các số thực x thỏa mãn ax2 + bx + c = 0 [a≠0]

+ Thuật toán:

Bước 1: Nhập a, b, c [a≠0]

Bước 2: Tính Δ = b2 – 4ac

Bước 3: Nếu Δ>0 thì phương trình có 2 nghiệm là

Bước 4: Nếu Δ = 0 thì phương trình có nghiệm kép

rồi kết thúc thuật toán. Nếu không chuyển sang bước tiếp theo

Bước 5: Kết luận phương trình vô nghiệm rồi kết thúc

- Cách dùng sơ đồ khối

+ Hình thoi: thể hiện thao tác so sánh;

+ Hình chữ nhật: thể hiện các phép tính toán;

+ Hình ô van: thể hiện thao tác nhập, xuất dữ liệu;

+ Các mũi tên: qui định trình tự thực hiện các thao tác.

3. Một số ví dụ về thuật toán

Bài toán 1: Kiểm tra tính nguyên tố

1. Xác định bài toán

- Input: N là một số nguyên dương

- Output:

+ N là số nguyên tố hoặc

+ N không là số nguyên tố

- Định nghĩa: "Một số nguyên dương N là số nguyên tố nếu nó chỉ có đúng hai ước là 1 và N"

- Tính chất:

+ Nếu N = 1 thì N không là số nguyên tố

+ Nếu 1 < N < 4 thì N là số nguyên tố

2. Ý tưởng

- N 1 của N

+ Nếu i < N thì N không là số nguyên tố [vì N có ít nhất 3 ước 1, i, N]

+ Nếu i = N thì N là số nguyên tố

3. Xây dựng thuật toán

a] Cách liệt kê

Bước 1: Nhập số nguyên dương N

Bước 2: Nếu N=1 thì thông báo "N không là số nguyên tố", kết thúc;

Bước 3: Nếu N số sau ta đổi chỗ chúng cho nhau.[Các số lớn sẽ được đẩy dần về vị trí xác định cuối dãy]

- Việc này lặp lại nhiều lượt, mỗi lượt tiến hành nhiều lần so sánh cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa

3. Xây dựng thuật toán

- Bước 1. Nhập N, các số hạng a1, a2,…,an;

- Bước 2. Đầu tiên gọi M là số số hạng cần so sánh, vậy M sẽ chứa giá trị của N:

- Bước 3. Nếu số số hạng cần so sánh < 2 thì dãy đã được sắp xếp. Kết thúc;

- Bước 4. M chứa giá trị mới là số phép so sánh cần thực hiện trong lượt: . Gọi i là số thứ tự của mỗi lần so sánh, đầu tiên i 0;

- Bước 5. Để thực hiện lần so sánh mới, i tăng lên 1[lần so sánh thứ i]

- Bước 6. Nếu lần so sánh thứ i> số phép so sánh M: đã hoàn tất M số phép so sánh của lượt này. Lặp lại bước 3, bắt đầu lượt kế [với số số hạng cần so sánh mới chính là M đã giảm 1 ở bước 4];

- Bước 7. So sánh 2 phần tử ở lần thứ i là ai và ai+1. Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi 2 phần tử này;

- Bước 8. Quay lại bước 5

a] Đối chiếu, hình thành các bước liệt kê

b] Sơ đồ khối

Hình 2. Sơ đồ khối thuật toán sắp xếp bằng cách tráo đổi​

Bài toán 3: Tìm kiếm tuần tự

1. Xác định bài toán

- Input : Dãy A gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,…,an và một số nguyên k [khóa]

Ví dụ : Dãy A gồm các số nguyên: 5 7 1 4 2 9 8 11 25 51 . Và k = 2 [k = 6]

- Output: Vị trí i mà ai = k hoặc thông báo không tìm thấy k trong dãy. Vị trí của 2 trong dãy là 5[không tìm thấy 6]

2. Ý tưởng

Tìm kiếm tuần tự được thực hiện một cách tự nhiên: Lần lượt đi từ số hạng thứ nhất, ta so sánh giá trị số hạng đang xét với khóa cho đến khi gặp một số hạng bằng khóa hoặc dãy đã được xét hết mà không tìm thấy giá trị của khóa trên dãy.

3. Xây dựng thuật toán

a] Cách liệt kê

Bước 1: Nhập N, các số hạng a1, a2,…, aN và giá trị khoá k;

Bước 2: i ← 1;

Bước 3: Nếu ai = k thì thông báo chỉ số i, rồi kết thúc;

Bước 4: i ← i+1

Bước 5: Nếu i > N thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k, rồi kết thúc;

Bước 6: Quay lại bước 3;

b] Sơ đồ khối

Hình 3. Sơ đồ khối thuật toán tìm kiếm tuần tự​

Bài toán 4: Tìm kiếm nhị phân

1. Xác định bài toán

- Input: Dãy A là dãy tăng gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,…,an và một số nguyên k.

Ví dụ: Dãy A gồm các số nguyên: 2 4 5 6 9 21 22 30 31 33. Và k = 21 [k = 25]

- Output : Vị trí i mà ai = k hoặc thông báo không tìm thấy k trong dãy. Vị trí của 21 trong dãy là 6 [không tìm thấy 25]

2. Ý tưởng

- Sử dụng tính chất dãy A đã sắp xếp tăng, ta tìm cách thu hẹp nhanh vùng tìm kiếm bằng cách so sánh k với số hạng ở giữa phạm vi tìm kiếm [agiữa], khi đó chỉ xảy ra một trong ba trường hợp:

+ Nếu agiữa= k thì tìm được chỉ số, kết thúc;

+ Nếu agiữa > k thì việc tìm kiếm thu hẹp chỉ xét từ ađầu [phạm vi] → agiữa - 1;

+ Nếu agiữa < k việc tìm kiếm thu hẹp chỉ xét từ agiữa + 1 → acuối [phạm vi].

- Quá trình trên được lặp lại cho đến khi tìm thấy khóa k trên dãy A hoặc phạm vi tìm kiếm bằng rỗng.

3. Xây dựng thuật toán

a] Cách liệt kê

b] Sơ đồ khối

Hình 4. Sơ đồ khối thuật toán tìm kiếm tuần tự​

Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4 bài toán và thuật toán SGK tin học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [267.29 KB, 19 trang ]

SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình Tin học 10 thì bài 4 – Bài toán và thuật toán có thể nói
đây là phần kiến thức khó, hầu hết học sinh ở các trường THPT, nhất là học sinh
học ở các trường miền núi thường rất ngại phần kiến thức này.
Với thời lượng là 6 tiết [5 tiết lý thuyết + 1 tiết bài tập], giáo viên khó có thể
truyền tải được toàn bộ các ví dụ trong SGK [sách giáo khoa]. Bởi vì theo nhận
định của cá nhân tôi thì những thuật toán mà những người viết sách đưa ra là rất
hay nhưng nó chỉ phù hợp với học sinh thuộc các lớp khối tự nhiên còn học sinh
thuộc các lớp cơ bản và các lớp khối xã hội thì khả năng tiếp thu của các em còn
rất hạn chế. Vậy thì có thể bỏ bớt một vài thuật toán hay không? Tất nhiên là có
thể, bởi vì bản thân người viết sách cũng không yêu cầu phải truyền đạt hết tất cả
những gì có trong sách. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là làm thế nào để học sinh có
thể tiếp thu tốt kiến thức mà giáo viên không phải bỏ bớt đi phần kiến thức nào?
Xuất phát từ thực tế giảng dạy và từ kinh nghiệm của bản thân được đúc rút
trong 8 năm qua bản thân tôi nhận thấy rằng: Không nên áp dụng tất cả các ví dụ
trong SGK cho tất cả các lớp học mà chỉ nên lựa chọn một số ví dụ phù hợp với
từng lớp. Với phương châm “học ít mà hiểu được hết còn hơn học nhiều mà
không hiểu gì” giáo viên không nhất thiết phải dạy giống hệt SGK mà cần xây
dựng hệ thống các ví dụ phù hợp ở mức độ từ dễ đến khó theo một trình tự nhất
định. Khi đó các lớp cơ bản và các lớp khối xã hội chỉ nên đưa vào các ví dụ ở
mức độ dễ và vừa phải để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất. Còn ở các lớp
khối tự nhiên thì có thể truyền tải hết các thuật toán trong SGK, ngoài ra đối với
các lớp mũi nhọn thì có thể lấy thêm một số ví dụ ở mức độ nâng cao hơn để các
học sinh giỏi có thể phát huy hết khả năng của mình. Đó cũng chính là lý do để tôi
viết đề tài “Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán
SGK Tin học 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh hiểu được 2 khái niệm then chốt là "bài toán" và "thuật toán",


nắm được các tính chất của thuật toán và cách diễn tả thuật toán bằng 2 cách: liệt
kê và sơ đồ khối.
- Giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan sinh động hơn đối với môn Tin học.
- Rèn luyện cho học sinh có tư duy khoa học, logic, tác phong sáng tạo, say mê
môn học.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các tiết “bài toán và thuật toán” trong môn Tin học 10
- Đặc điểm tình hình học tập của từng lớp để có hệ thống các bài toán hợp lý phù
hợp với từng đối tượng học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Thực trạng dạy “Bài toán và thuật toán” ở các lớp trong
các trường THPT các huyện miền núi.
- Phương pháp gợi mở, phát huy tích tích cực chủ động của học sinh.
- Phương pháp thống kê so sánh.
GV: Lê Thị Chung

Trường THPT Cẩm Thủy 1

1


SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở pháp lí
“Bài toán và thuật toán” bao gồm 6 tiết nằm trong hệ thống bài giảng được
quy định rõ trong phân phối chương trình giảng dạy của từng khối lớp. Đó là
những quy định pháp lí mà mỗi giáo viên phải thực hiện trong quá trình giảng dạy
môn Tin học trong nhà trường phổ thông.

1.2. Cơ sở lý luận
“Bài toán và thuật toán” là một trong những phần kiến thức quan trọng nhất
trong chương trình tin học 10. Nó cũng là phần kiến thức có liên quan chặt chẽ
với chương trình tin học 11 và là nền tảng để các em có thể học lập trình tốt khi
các em học lên lớp 11 đồng thời cũng giúp các em rèn luyện tư duy, biết cách lập
luận một cách logic khi học các môn học khác.
Như ở phần 1 của đề tài này, tôi đã trình bày giải pháp của mình đó là phương
pháp giúp các em học tốt các thuật toán được nêu ra trong SGK Tin học 10. Có
thể mọi người sẽ đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu một cách
có hiệu quả nhất?
Theo tôi thì để giúp cho bài dạy đạt hiệu quả cao thì trong giải pháp mà tôi sẽ
đưa ra cần phải kết hợp thêm các yếu tố sau:
1. Máy chiếu để học sinh có thể tiện theo dõi phần mô phỏng thuật toán,
2. Các hình ảnh minh họa sơ đồ khối của thuật toán [trên giấy khổ lớn hoặc
trên bảng phụ] mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn.
Đặc biệt khi sử dụng hình ảnh minh họa thuật toán, tại mỗi bước của thuật toán
giáo viên cần hỏi học sinh theo sơ đồ khối thì kết quả của bước kế tiếp sẽ là gì?
Sự tác động qua lại này sẽ giúp cho tiết học sinh động hơn, và quan trọng là học
sinh sẽ hiểu các thuật toán một cách dễ dàng hơn.
1.3. Cơ sở thực tiễn
- Môn Tin học là môn học mới được đưa vào trường THPT trong nhưng năm
gần đây. Là một môn không được chọn làm môn thi tốt nghiệp hay thi đại học. Do
đó học sinh còn xem nhẹ môn học này, coi đó là môn học không quan trọng và
không cần phải đầu tư học nhiều.
- Học sinh ở các lớp cơ bản và các lớp xã hội vốn đã học kém các môn tự
nhiên, đặc biệt là môn toán. Chính vì vậy khi học “bài toán và thuật toán” các em
cảm thấy kiến thức khó cho nên không mấy hứng thú với bài dạy. Các giáo viên
cũng vì thế mà chỉ dạy qua loa và không đầu tư nhiều vào bài dạy, do đó không
gây được hứng thú cho học sinh.
- Chính vì vậy để dạy “bài toán và thuật toán” phát huy được tính tích cực, chủ

động và hứng thú cho học sinh sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng học môn Tin học.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Thực trạng chung.
. Trừ một vài lớp theo học khối tự nhiên như A1, A2 thì đại đa số học sinh các lớp
khác đều có cảm giác ngại học phần “thuật toán”. Bởi vì kiến thức phần này khó
đòi hỏi khả năng tư duy cao.
GV: Lê Thị Chung

Trường THPT Cẩm Thủy 1

2


SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

2.2. Thực trạng đối với giáo viên.
Do đây là phần kiến thức khó dạy, học sinh lại không muốn học, vì vậy một số
giáo viên không mặn mà khi dạy phần kiến thức này.
2.3. Thực trạng đối với học sinh.
Hầu hết học sinh chưa có cách học tốt khi gặp phần kiến thức này và coi đây là
phần kiến thức khó. Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán còn
hạn chế đối với bộ phận không nhỏ học sinh.Vì vậy đa số các em đều học chưa tốt
phần kiến thức này.
3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học đó là niềm trăn trở của mỗi người
làm nghề dạy học: để làm được điều đó mỗi giáo viên đều có một cách truyền thụ
phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là làm thế nào để học sinh hào
hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó yêu thích môn học của mình, say mê học tập nghiên
cứu, sáng tạo.... Dưới đây là một số biên pháp đối với môn Tin học:

3.1. Khảo sát thực tế
Giáo viên đưa ra đề kiểm tra 15 phút đối với 2 lớp 10A3 [khối lớp KHTN]
và lớp 10A5[ lớp KHXH] để kiểm tra về khả năng tư duy thuật toán của 2 khối
lớp:
Bài 1: Xác định dữ kiện ban đầu và kết quả của bài toán sau:
Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật biết độ dài 2 cạnh.
Bài 2: Trình bày cách giải phương trình bậc nhất tổng quát: ax +b=0.
Bài 3: Nêu ý tưởng tìm số lớn nhất trong một dãy số
Kết quả kiểm tra như sau:
Lớp 10A3
Lớp 10A5
Điểm
Số học
Tỉ lệ
Điểm
Số học
Tỉ lệ
sinh
sinh
Giỏi
7
15,6%
Giỏi
0
0%
Khá
13
28,9%
Khá
11

24,4%
TB
20
44,4%
TB
19
42,2%
Yếu
5
11,1
Yếu
12
26,7%
Kém
0
0%
Kém
3
6,7%
Trên TB
40
88,9%
Trên TB
30
66,7%
Kết quả cho thấy tỉ lệ % trên trung bình của lớp 10A3 cao hơn lớp 10A5. Qua bài
kiểm tra khảo sát tôi nhận thấy rằng:
Đối với Bài 1, hầu như tất cả các em đều làm đúng.
Đối với Bài 2:
- Lớp 10A5 đa phần các em đều đưa ra kết quả luôn x=-b/a; đây là kết quả

sai vì nó chỉ đúng trong trường hợp a khác 0.
- Lớp 10A3 các em đã có sự lập luận để xét các trường hợp có thể xảy ra:
+ TH1: a=0, b≠0 thì phương trình vô nghiệm
+ TH2: a=0,b=0 thì phương trình vô số nghiệm
+ TH3: a≠0 , b bất kì thì phương trình có nghiệm duy nhất x=-b/a;
GV: Lê Thị Chung

Trường THPT Cẩm Thủy 1

3


SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

Đối với bài 3: Cả 2 lớp đều có ý tưởng là so sánh các số với nhau. Tuy nhiên về
mức độ chính xác thì lớp 10A3 có trên 80% HS có cách làm đúng còn lớp 10 A5
chỉ có khoảng 50% có cách làm đúng.
3.2. Xây dựng hệ thống các ví dụ sẽ áp dụng trong bài dạy
Qua việc kiểm tra khảo sát về mức độ tư duy của học sinh tôi nhận thấy rằng:
Chúng ta không thể áp dụng bài dạy cho tất cả các lớp giống nhau được. Về lý
thuyết giáo viên có thể truyền đạt cho các lớp là như nhau vì nó chỉ ở mức độ
hiểu, biết. Còn để các em có thể vận dụng thì phải tùy vào đặc điểm và khả năng
tư duy của từng lớp để giáo viên xây dựng các bài toán cho phù hợp.
Các ví dụ mà Gv đưa ra để áp dụng không nhất thiết phải tuân thủ đúng theo
SGK. Cốt lõi làm sao khi giáo viên đưa ra ví dụ nào HS phải hiểu được ví dụ đó.
Các ví dụ này phải là các ví dụ được đưa ra theo trình tự từ dễ đến khó với mức
độ được nâng lên từ từ.
Sau đây là hệ thống các ví dụ mà tôi sẽ áp dụng vào bài dạy:
1. Cho 2 số a,b. Tính tổng của 2 số này.
2. Cho 2 số a,b. Tìm số lớn nhất [nhỏ nhất] trong 2 số.

3. Cho 2 số a,b. Hãy tráo đổi giá trị của 2 số này.
4. Nhập vào một số nguyên N [N>0]. Cho biết số N là chẵn hay lẻ
5. Giải phương trình bậc nhất, bậc 2 tổng quát.
6. Tính tổng N số nguyên dương đầu tiên.
7. Tìm ƯCLN của 2 số nguyên dương.
8. Kiểm tra tính nguyên tố của một số.
9. Tìm số lớn nhất [nhỏ nhất] trong dãy số.
10.Cho dãy số nguyên và một số k tìm phần tử có giá trị bằng k.
11.Cho biết số lượng các số chẵn [số lẻ] trong dãy số.
12.Sắp xếp dãy số tăng dần [giảm dần] bằng thuật toán tráo đổi.
Với hệ thống các ví dụ mà tôi đưa ra ở trên thì tùy vào đặc điểm của từng lớp mà
có thể chọn hoặc không chọn ví dụ nào đó. Chẳng hạn như các lớp khối tự nhiên
từ A1 -> A4 thì có thể truyền đạt hết các ví dụ trên. Nếu lớp nào tiếp thu tốt thì có
thể đưa thêm các ví dụ khác như tìm kiếm nhị phân, và một số các bài tập dành
cho HS Giỏi để bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em. Còn với các lớp khối xã
hội và các lớp cơ bản từ A5 -> A12 thì có thể bỏ một số ví dụ như kiểm tra tính
nguyên tố của một số, tìm UCLN, sắp xếp dãy số …
3.3. Chuẩn bị bài dạy
- Về phương pháp:
+ Giáo viên soạn trước bài giảng "bài toán và thuật toán" trên máy tính bằng
phần mềm PowerPoint [Bài soạn này được dạy trong 5 tiết học]. Sử dụng
phương pháp thuyết trình kết hợp vấn đáp và gọi 5-6 học sinh lên bảng đứng
làm mẫu khi cần biểu diễn thuật toán Tìm Max và thuật toán sắp xếp.
+ Chuẩn bị một số bài tập áp dụng để rèn luyện kỹ năng biểu diễn thuật toán.
- Về phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị một dàn máy tính [để bàn hoặc xách tay], một máy
chiếu, một màn chiếu.
+ Học sinh cần có đầy đủ sách bút, vở ghi.
GV: Lê Thị Chung


Trường THPT Cẩm Thủy 1

4


SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

3.4. Các bước thực hiện bài giảng "bài toán và thuật toán"
* Hoạt động 1: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm "Bài toán" trong Tin học:
Giáo viên đặt vấn đề bằng cách đưa ra các ví dụ để học sinh quan sát:
Ví dụ 1: Giải phương trình bậc 2 tổng quát: ax2+ bx+ c= 0 [a khác 0].
Ví dụ 2: Giải bài toán "Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sau con
Một trăm chân chẵn"
Hỏi có mấy con gà, mấy con chó ?
Ví dụ 3: Bài toán quản lý học sinh trong một kỳ thi tốt nghiệp bằng máy tính:
SBD
101001
101002
101003
101004
101005

Họ và tên
Lê Thị Chinh
Nguyễn Tiến Đạt
Phạm Văn Định
Trần Thị Hằng
Lê Thị Hoa


Điểm

Điểm

toán

văn

8
3
9
6
6

9
3
8
5
7

Điểm
Ngoại
ngữ
7
4
7
4
4


Điểm

Điểm

Điểm

Tổng

Xếp

lý

sinh

sử

điểm

loại

8
4
8
9
3

6
5
9
8

6

5
3
10
7
5

43
22
51
45
31

Khá
Yếu
Giỏi
Khá
TB

Phát vấn học sinh: Em hãy xác định dữ kiện ban đầu và kết quả của mỗi
bài toán sẽ có dạng gì ? [Dạng số, hình ảnh, hay văn bản ?]
Học sinh trả lời:
Dữ kiện [Cho biết]
Kết quả [cần tìm]
Các hệ số a, b, c bất kỳ
Nghiệm của phương trình [nếu
ví dụ 1
có] có dạng số nguyên hoặc số
thực.

Tổng số gà và chó là 36 con
Số con gà và số con chó
ví dụ 2 Tổng số chân gà và chân chó
là 100 chân
Số báo danh, họ tên, ngày Tổng điểm của mỗi học sinh,
sinh, điểm toán, điểm văn, xếp loại tốt nghiệp nào, đỗ hay
ví dụ 3
điểm lý.
trượt.
Phát vấn học sinh: Em hãy nhận xét sự giống và khác nhau giữa bài toán
trong Tin học và bài toán trong Toán học?
Học sinh trả lời: Bài toán trong Toán học yêu cầu chúng ta giải cụ thể để
tìm ra kết quả, còn bài toán trong Tin học yêu cầu máy tính giải và đưa ra kết quả
cho chúng ta.
Từ đây Giáo viên trình chiếu khái niệm Bài toán trong Tin học : Là một
việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện để từ thông tin đầu vào [dữ kiện] máy
tính cho ta kết quả mong muốn.
- Những dữ kiện của bài toán được gọi là Input.
- Kết quả máy tính trả ra được gọi là Output của bài toán.
GV: Lê Thị Chung

Trường THPT Cẩm Thủy 1

5


SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tìm lại Input và Output của 3 ví dụ trên.
 Như vậy, khái niệm bài toán không chỉ bó hẹp trong phạm vi môn toán, mà phải

được hiểu như là một vấn đề cần giải quyết trong thực tế, để từ những dữ kiện đã
cho máy tính tìm ra kết quả cho chúng ta.
*Hoạt động 2: Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm "Thuật toán" trong Tin học:
+Bước 1: Giáo viên nêu tình huống gợi động cơ:
Làm thế nào để từ Input của bài toán, máy tính tìm cho ta Output ?
Học sinh trả lời: Ta cần tìm cách giải bài toán và làm cho máy tính hiểu được
cách giải đó.
Đến đây sẽ có em thắc mắc: Như vậy chúng ta vẫn phải giải bài toán mà có
khi còn phức tạp hơn trong Toán học ?
Giáo viên giải thích: Nếu như trong Toán học chúng ta phải giải trực tiếp
từng bài để lấy kết quả, thì ở đây, chúng ta chỉ cần tìm cách giải bài toán tổng quát
và máy tính sẽ giải cho ta một lớp các bài toán đồng dạng.
Ví dụ: Bài toán giải phương trình bậc 2 với các hệ số a,b,c bất kỳ, bài toán
tìm diện tích tam giác với độ dài 3 cạnh được nhập bất kỳ, bài toán tìm UCLN của
2 số nguyên bất kỳ, bài toán quản lý học sinh ,v.v
+Bước 2: Giáo viên đưa ra khái niệm thuật toán và các tính chất của một thuật
toán:
Khái niệm: “Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao
tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy các thao
tác ấy, từ thông tin đầu vào [Input] của bài toán ta nhận được kết quả [Output] cần
tìm”.
 Các tính chất của một thuật toán:
- Tính dừng
- Tính xác định
- Tính đúng đắn
+ Bước 3: Giới thiệu cho học sinh 2 cách biểu diễn một thuật toán
- Cách l: Liệt kê các bước: Chính là dùng ngôn ngữ tự nhiên để diễn tả các bước
cần làm khi giải một bài toán bằng máy tính.
- Cách 2: Dùng sơ đồ khối.
Một số quy ước khi biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối:

Khối hình oval: mô tả thao tác nhập xuất dữ liệu

Khối hình chữ nhật: mô tả các thao tác tính toán



Khối hình thoi: mô tả các thao tác so sánh

Hình mũi tên : Chỉ sự truyền thông
Giáo viên nhắc học sinh phải nhớ các quy ước trên để biểu diễn thuật toán được
chính xác.
*Hoạt động 3: Giới thiệu và hướng dẫn học sinh mô tả, biểu diễn thuật toán
của một số bài toán điển hình. [Trọng tâm đề tài]
GV: Lê Thị Chung

Trường THPT Cẩm Thủy 1

6


SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

Khi học sinh mới bắt đầu tiếp cận với bài toán và thuật toán giáo viên chỉ nên đưa
ra ví dụ ở mức độ đơn giản nhất mà học sinh có thể hiểu được.
Ví dụ 1: Cho 2 số a,b. Tính tổng của 2 số này.
Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán:
- Input: 2 số a,b.
- Output: Tổng của 2 số này .
Sau đó hướng dẫn học sinh trình bày thuật toán theo 2 cách.
Cách 1: Liệt kê từng bước

Cách 2: Dùng sơ đồ khối
- Bước 1: Nhập các số a, b.
Nhập a,b
- Bước 2: Tính tổng S a+b.
- Bước 3: Thông báo S rồi kết thúc
S a+b

Tổng là S

Ví dụ 2: Cho 2 số a,b. Tìm số lớn nhất [nhỏ nhất] trong 2 số.
Giáo viên gọi 1 HS xác định Input và Output của bài toán:
- Input: 2 số a,b.
- Output: thông báo số lớn nhất.
Sau đó GV gọi 2 HS lên trình bày thuật toán theo 2 cách.
Cách 1: Liệt kê từng bước
- Bước 1: Nhập các số a, b.
- Bước 2: Nếu a>b thì thông báo số lớn nhất là a.
- Bước 3: Thông báo số lớn nhất là b
Cách 2: Dùng sơ đồ khối
Nhập a,b

Đúng
a>
b
Sai
Sai

Số lớn nhất là a

Số lớn nhất là b


Ví dụ 3: Cho 2 số a,b. Hãy tráo đổi giá trị của 2 số này
Xác định Input và Output của bài toán:
GV: Lê Thị Chung

Trường THPT Cẩm Thủy 1

7


SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

- Input: 2 số a,b.
- Output: 2 số a, b sau khi đổi giá trị.
Thuật toán
Cách 1: Liệt kê từng bước
Cách 2: Dùng sơ đồ khối
- Bước 1: Nhập các số a, b.
Nhập a,b
- Bước 2: Tráo đổi ta;ab;bt;.
- Bước 3: Thông báo 2 số a, b rồi
kết thúc
ta

ab

bt

2 số sau khi tráo đổi là a,b


Ví dụ 4: Nhập vào một số nguyên N [N>0]. Cho biết số N là chẵn hay lẽ
Xác định Input và Output của bài toán:
- Input: Số nguyên N.
- Output: thông báo số N là số chẵn hay số lẻ.
Thuật toán: [gọi 2 HS lên bảng viết thuật toán]
Cách 1: Liệt kê từng bước
- Bước 1: Nhập N
- Bước 2: Nếu N chia hết cho 2 thì thông báo N là số chẵn.
- Bước 3: Thông báo số N là số lẻ
Cách 2: Dùng sơ đồ khối
Nhập N

Đúng

N chia
hết cho
2

N là số chẵn

Sai
N là số lẻ

Ví dụ 5: Giải phương trình bậc 2 tổng quát : ax2+bx+c = 0 [ a ≠ 0].
Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh xác định Input và Output của bài toán:
GV: Lê Thị Chung

Trường THPT Cẩm Thủy 1

8



SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

- Input: 3 hệ số a,b,c.
- Output: Nghiệm của phương trình .
Sau đó gọi một học sinh đứng lên nhắc lại cách giải một phương trình bậc 2 đầy
đủ, rồi từng bước hướng dẫn học sinh viết thuật toán theo 2 cách.
Lưu ý rằng giáo viên vừa trình chiếu từng bước của thuật toán vừa vấn đáp học
sinh [ dùng hiệu ứng xuất hiện phù hợp]
Cách 1: Liệt kê từng bước
- Bước 1: Nhập 3 hệ số a,b,c.
- Bước 2: Tính biệt số ∆ = b2- 4ac
- Bước 3: Nếu ∆ < 0 thông báo phương trình vô nghiệm rồi kết thúc.
- Bước 4: Nếu ∆ = 0 thông báo phương trình có nghiệm kép x =

−b
rồi kết
2a

thúc.
- Bước 5: Nếu ∆ > 0 thông báo phương trình có 2 nghiệm x1,x2=

−b ± ∆
,
2a

rồi kết thúc.
Cách 2: Biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối
Nhập a,b,c


Tính = b2- 4ac

Đúng
Phương trình vô nghiệm

N thông báo tổng S rồi kết thúc
-Bước 4: S S+i;
-Bước 5: i i+1 rồi quay lại bước 5.
Cách 2: Biểu diễn bằng sơ đồ khối
Nhập N

Sa

i2
Đúng
i>N

Tổng là S


Sai
ii+1

Ví dụ 7: Kiểm tra tính nguyên tố của một số tự nhiên N
• Phát vấn học sinh: Một số được coi là nguyên tố khi nào? Số 223 có là số
nguyên tố không? Số 25 có là số nguyên tố không?
• Học sinh trả lời: Một số là số nguyên tố khi nó chỉ chia hết cho 1 và chính
nó.Ví dụ : 2,3,5,7,11,13,17
Số 223 là số nguyên tố vì nó thỏa mãn tính chất trên.
Số 25 không phải là số nguyên tố vì ngoài việc chia hết cho 1 và 25 ra thì số
25 còn chia hết cho 5.
Giáo viên lưu ý phân tích cho học sinh hiểu: Muốn kiểm tra tính nguyên tố
của một số nguyên dương N, ta chỉ cần xét xem nó có các ước trong khoảng từ 2
GV: Lê Thị Chung

Trường THPT Cẩm Thủy 1 10


SKKN: Phương pháp giúp học sinh học tốt bài 4- Bài toán và thuật toán SGK Tin học 10

đến phần nguyên căn bậc 2 của nó là đủ[ kí hiệu là  N  ]. Nếu N không chia hết
cho số nào trong khoảng này chứng tỏ N không nguyên tố.
Giáo viên bắt đầu trình chiếu 2 cách biểu diễn thuật toán và giải thích ý nghĩa
từng biến dùng trong thuật toán:
Cách 1: Liệt kê các bước
-Bước 1: Nhập số tự nhiên N.
-Bước 2: Nếu N=1 thì N không là số nguyên tố .
-Bước 3: Nếu 1

Video liên quan

Chủ Đề