Bại thủ hoạch bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự

Ngày đăng: 17/10/2017

Hiện nay, một số thế lực phản động nước ngoài đang tăng cường thu thập thông tin của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta nhằm chống phá thành quả cách mạng của nhân dân ta. Để thực hiện mục tiêu thu thập tin tức, các thế lực thù địch sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức truyền thống với sử dụng phương tiện công nghệ cao…; cải cách tổ chức, phương thức hoạt động. Trong nhiều lĩnh vực, các thế lực thù địch khai thác, tìm nguồn tin từ các cơ quan, tổ chức mà họ cho là có nguồn thông tin tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng còn chú trọng sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên “lành nghề”, đội ngũ “tin tặc” đánh cắp, thu thập thông tin, tài liệu mật; tối ưu hóa tính năng của các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại để tiến hành các hoạt động đánh cắp thông tin, tài liệu mật…

Bại thủ hoạch bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự

Cán bộ, chiến sĩ đảo Song Tử Tây quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyên biển đảo Việt Nam.

Một thủ đoạn tình báo nguy hiểm nữa, đó là việc khai thác tin tức tình báo qua nguồn “thông tin mở” (thông tin trên mạng in-tơ-nét, báo chí, tài liệu hủy bỏ,…) của các cơ quan. Theo đánh giá của cơ quan tình báo các nước phương Tây và Mỹ, có những báo cáo tình báo mà trong đó, thông tin lấy từ nguồn mở chiếm tới 90%. Có thể khẳng định, âm mưu hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch, phản động diễn ra thường xuyên, rất quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.

Để đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn hoạt động đó, không để lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật quân sự trong bối cảnh nước ta tiếp tục hội nhập, quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thực hiện các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội về quản lý, giữ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự; trọng tâm là: Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 14-02-2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng, bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”; Pháp lệnh 30/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa X) về “Bảo vệ bí mật Nhà nước”; Chỉ thị 13/2008/CT-TTg, ngày 11-4-2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới”; Chỉ thị 197-CT/ĐUQSTW, ngày 22-10-1998 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (Quân ủy Trung ương) về “Tăng cường công tác bảo vệ bí mật quân sự, bí mật quốc gia, chống điều tra thu thập tình báo, bảo vệ chính trị nội bộ Quân đội”, qua đó, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trong lĩnh vực này; không mơ hồ, mất cảnh giác, vô tình tiếp tay cho địch; chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động câu móc, cài cắm người vào nội bộ các cơ quan, tổ chức của ta để thu thập tin tức bí mật.

Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ đơn vị an toàn tuyệt đối, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan trọng yếu, phải chấp hành nghiêm quy định, quy trình về tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, bảo đảm cán bộ, nhân viên có lý lịch trong sạch, quan điểm chính trị vững vàng và có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, thường xuyên quản lý, nắm chắc tình hình chính trị, tư tưởng, các mối quan hệ của cán bộ, nhân viên cả trong đơn vị, gia đình và địa phương, địa bàn, nhất là đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên làm việc, tiếp xúc với người nước ngoài,… kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, vô tình hay cố ý làm lọt, lộ thông tin bí mật. Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần chủ động phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương nơi đóng quân, nhất là phối hợp với lực lượng an ninh Quân đội, Công an theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nắm chắc tình hình hoạt động của các đối tượng trên địa bàn, có biện pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động thu thập bí mật quân sự, câu móc vào nội bộ ta của địch; hoặc những sơ hở, thiếu sót của ta trong công tác giữ gìn bí mật nói chung và quản lý công văn, tài liệu, quản lý, khai thác sử dụng mạng in-tơ-nét, các vật mang tin điện tử,… nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do kẻ địch tác động thu thập đánh cắp thông tin, tài liệu mật.

Các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và có biện pháp ngăn ngừa, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót trong công tác bảo mật. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định của cơ quan về công tác bảo vệ bí mật quân sự cho phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị; làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước.

Bài, ảnh: CAO LÂM

Chủ quan, khinh suất, lơ là có thể dẫn đến hậu quả khôn lường

Với tính chất siêu kết nối, tốc độ lan tỏa thông tin siêu nhanh, bất cứ thông tin nào xuất hiện trên MXH cũng có thể đến với mọi người có mặt ở khắp nơi trên thế giới trong thời gian ngắn. Nếu đó là những thông tin tích cực, lành mạnh, nhân văn sẽ góp phần nhân lên những điều tốt đẹp trong cuộc sống, trong xã hội. Ngược lại, nếu đó là những thông tin tiêu cực, độc hại sẽ như thứ “đại dịch” lây lan, gây ra những tác hại không nhỏ đối với môi trường thông tin, môi trường văn hóa xã hội.

Bại thủ hoạch bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự
Bại thủ hoạch bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự
Bại thủ hoạch bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự
Bại thủ hoạch bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự
Bại thủ hoạch bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự
Ảnh minh họa.

Thời gian qua, trong khi đại đa số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức luôn có ý thức phòng gian bảo mật, đề cao trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ bí mật nhà nước, thì vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên chủ quan, lơ là, khinh suất, thiếu cảnh giác, làm rò rỉ, lộ, lọt thông tin nội bộ cơ quan, đơn vị và những thông tin nhạy cảm liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, gây bất lợi cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy: Trong khoảng 10 năm qua đã phát hiện hơn 1.000 vụ làm lộ bí mật nhà nước. Bên cạnh những trường hợp cố tình làm lộ bí mật nhà nước phải xử lý nghiêm minh, vẫn còn nhiều trường hợp làm rò rỉ thông tin nội bộ, thông tin nhạy cảm của cơ quan, đơn vị xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, từ sự vô tư đến mức vô tâm của chính những người sử dụng MXH. Thế nên mới xảy ra tình trạng “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường” bởi tốc độ lan truyền “chóng mặt” của thông tin trên MXH.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 không chỉ quy định những vấn đề liên quan đến các chiến lược an ninh chính trị, an ninh quốc gia, cơ yếu, quốc phòng, quân sự, đối ngoại… nếu bị lộ có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, mà còn quy định những nội dung không được phép để rò rỉ, tánphát, như: Thông tin về quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ; đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức; đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhất là vào những thời điểm nhạy cảm, như: Chuẩn bị nhân sự đại hội; thi tuyển công chức, viên chức; tổ chức kỳ thi của ngành giáo dục… đã để lộ, lọt nhiều nội dung liên quan đến các vấn đề nhạy cảm này trên MXH. Hệ lụy kéo theo là hàng chục cán bộ, công chức, giáo viên… bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự do vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

Để xảy ra tình trạng rò rỉ thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị và lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, ngoài nguyên nhân khách quan do tác động mặt trái của thời đại công nghệ số vàMXHkhông dễ quản lý, kiểm soát một sớm một chiều, còn xuất phát từ ý thức chủ quan của một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện công tác phòng gian, bảo mật và quản lý thông tin nội bộ; đồng thời vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên lơ là, mất cảnh giác dẫn đến vô ý làm rò rỉ thông tin nội bộ và lộ bí mật nhà nước. Cùng với đó, tình trạng lưu trữ tài liệu mật trong máy tính xách tay và trong các thiết bị lưu trữ có kết nối internet còn khá phổ biến cũng làm cho công tác bảo vệ bí mật nhà nước chưa được thực hiện nghiêm ngặt, hiệu quả.

Tăng cường giáo dục, đề cao trách nhiệm phòng gian, bảo mật

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2019, cả nước có hơn có 64 triệu người Việt sử dụng internet vàMXH. Việt Nam là một trong 10 quốc gia có nhiều người dùngMXHnhất thế giới. Trong bối cảnh “thế giới phẳng” hiện nay, việc bảo vệ bí mật nhà nước càng trở nên cấp bách, quan trọng. Vì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn coi việc tiếp cận, nắm bắt được các thông tin nhạy cảm liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia, quốc phòng, quân sự, đối ngoại, kinh tế-xã hội… của đất nước là một trong những cơ hội để thúc đẩy chiến lược “diễn biến hòa bình” và tác động đến quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm suy yếu nội bộ của ta.

Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay là cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ bí mật nhà nước cho mọi người dân, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Phải làm cho mọi người hiểu biết sâu sắc rằng, bảo vệ bí mật nhà nước nói chung, bảo vệ những thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị nói riêng là thiết thực góp phần xây dựng môi trường thông tin an toàn, môi trường văn hóa lành mạnh trên MXH; đồng thời góp phần phòng, chống, ngăn chặn âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường khả năng “miễn dịch” trước các thông tin xấu độc.

Theo luật định, hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Nhưng trên thực tế, không ít người làm việc trong bộ máy công quyền thường nghĩ rằng, chỉ có các tài liệu dán các nhãn “tuyệt mật", "tối mật", "mật” mới thuộc danh mục bí mật nhà nước. Thế nên, nhiều người vẫn tự ý đưa lên MXHnhững địa điểm, hoạt động, lời nói thuộc diện bí mật nhà nước mà không biết rằng mình đang phạm luật. Chẳng hạn, có người đăng ảnh hoạt động diễn tập quân sự ở một địa điểm chiến lược quan trọng; hay tán phát, chia sẻ, bình luận trên MXHvề lời nói của cán bộ lãnh đạo trong cuộc họp, hội nghị nội bộ… Để phòng ngừa tình trạng này, cần quán triệt, phổ biến cho mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nắm vững những nội dung cơ quan của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, trong đó tập trung vào các nội dung quan trọng, như: Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước; các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước; danh mục bí mật nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước…

Trong bối cảnh MXHbùng nổ hiện nay, thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị và thông tin bí mật nhà nước rất dễ bị rò rỉ vì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là người ta có thể ghi âm, ghi hình, chụp ảnh “lén” trong một cuộc họp, hội nghị, hội thảo có nội dung nhạy cảm rồi đăng tải, tán phát trên internet, MXH. Chỉ một chút sơ suất, lơ là của ban tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có thể tạo cơ hội cho những người thiếu ý thức chính trị vi phạm các quy định về bảo vệ thông tin nội bộ, bí mật nhà nước rồi gây ra những hệ lụy, hậu quả đáng tiếc. Điều này đặt ra cho các cơ quan, đơn vị phải đề ra những quy định nội bộ để phòng ngừa việc rò rỉ thông tin nhạy cảm từ ngay cơ quan, đơn vị mình.

Bên cạnh đó, cần chú trọng làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, nhân viên văn thư, bảo mật, cơ yếu và những người làm việc trong các cơ quan tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, nội chính, tư pháp, xuất nhập cảnh… Đây là lực lượng cốt yếu trong việc lưu giữ những thông tin nội bộ, thông tin nhạy cảm, thông tin bí mật nhà nước. Nếu đội ngũ này không được kiểm soát, quản lý sâu sát về mọi phương diện, nhất là về các mối quan hệ xã hội, thì có thể làm rò rỉ thông tin gây bất lợi cho việc bảo vệ bí mật nhà nước.

Một giải pháp không kém phần quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ để làm tốt công tác bảo mật đường truyền mạng, bảo mật cổng thông tin, trang thông tin điện tử; tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị, tạo dựng các “tường lửa” để phòng, chống hiệu quả tin tặc tấn công, lấy cắp thông tin nội bộ, thông tin thuộc bí mật nhà nước trên mạng máy tính.

Sử dụngMXHlà một nội dung thuộc quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của mọi người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Nhưng quyền tự do đó cần được đặt trong khuôn khổ luật pháp, đạo đức xã hội để bảo đảm cho người sử dụngMXHvừa được thể hiện nhu cầu kết nối, bày tỏ, chia sẻ chính đáng của mình, vừa góp phần phòng ngừa nguy cơ rò rỉ thông tin nội bộ và lộ bí mật nhà nước.

BẢO NHƯ