Bài thi đánh giá năng lực gồm những môn nào Hà Nội

Thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội 2022

Bởi

Tuấn Anh

-

12/18/2021

4270

Thi đánh giá năng lực đại học quốc gia hà nội 2022

4.8/5 - [14 bình chọn]

Mặc dù kỳ thi đánh giá năng lực đã được tổ chức từ năm 2015, tuy nhiên, tại thời điểm đó, mặc dù được rất nhiều học sinh quan tâm nhưng kỳ thi này các năm tiếp theo mới chỉ được tổ chức tại Đại học Quốc Gia TPHCM. Mãi cho tới 2021, lần đầu tiên Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, nhờ vậy càng làm kỳ thi này được chú ý hơn rất nhiều vì giờ đây, học sinh cả nước hoàn toàn có thể đăng ký thi mà không còn phải lo lắng về vấn đề địa lý.

Mục lục

  • Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội
    • Mục đích tổ chức
    • Địa điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội
    • Thời điểm thi
    • Đối tượng tham gia kỳ thi
  • Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực đại học Quốc Gia Hà Nội 2022
    • c. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực đại học QGHN 2022
    • Hệ thống các trường đăng ký xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội 2022
    • Đăng ký thi đánh giá năng lực ĐHQGHN
  • Ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội ở đâu chất lượng?
    • Giới thiệu khóa học ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội 2022

Thi đánh giá năng lực 2022là gì?

Thi ĐGNL là một kỳ thi cóbài thi [môn thi] tổng hợp thường gồm các câu hỏi để kiểm tra trình độngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và giải quyết vấn đề. Mục đích của việc tham gia kỳ thi này là đểXét tuyển đại học, đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới; Định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân; Kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng, thái độ của người học…

ĐH Sư phạm Hà Nội công bố đề tham khảo thi đánh giá năng lực 2022

Năm 2022,Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dành một phần chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do nhà trường tổ chức.Dưới đây là đề minh họa để các thí sinh tham khảo.

Kỳ thi đánh giá năng lực củaTrường ĐH Sư phạm Hà Nội gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn. Thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một số bài thi tùy theo số lượng ngành mong muốn xét tuyển. Bài thi minh họa của từng môn cụ thể như sau:

1. Bài thi đánh giá năng lực môn Toán: TẠI ĐÂY.

2. Bài thi đánh giá năng lực môn Ngữ văn:TẠI ĐÂY.

3. Bài thi đánh giá năng lực môn Tiếng Anh: TẠI ĐÂY.

4. Bài thi đánh giá năng lực môn Vật lí:TẠI ĐÂY.

5. Bài thi đánh giá năng lực môn Hoá học:TẠI ĐÂY.

6. Bài thi đánh giá năng lực môn Sinh học:TẠI ĐÂY.

7. Bài thiđánh giá năng lực môn Lịch sử:TẠI ĐÂY.

8. Bài thi đánh giá năng lực môn Địa lý:TẠI ĐÂY.

Bài thi đánh giá năng lực Toán học có thời gian làm bài 90 phút, baogồm 31 câu hỏi, trong đócó 28câu trắc nghiệm và3 câu tự luận.

Đối với các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý có thời gian làm bài 60 phút, gồm 29 - 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận.

Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn diễn ra trong 90 phút, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và2 câu liên quan đếnbài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

Năm 2022,Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh theo 5 phương thức. Trong đó, trường dành một phần chỉ tiêu chophương thứcxét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi trước ngày 15/5/2022 [đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào] kết hợp với kết quả học THPT.

Điều kiện đăng kí xét tuyển là những thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên.

Trường xét tuyển theo từng ngành dựa theo kết quả thi đánh giá năng lực 2 môn [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có].Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét theo tổng điểm các môn thi năng khiếu tại Trường ĐHSư phạm Hà Nội [đã nhân và cộng điểm ưu tiên, nếu có] với các môn thi thi đánh giá năng lực.

Thúy Nga

Điểm chuẩn ĐH Sư phạm Hà Nội cao nhất là 28,53 điểm

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2021 vào các ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Anh là cao nhất với 28,53 điểm.

ĐH Sư phạm TP.HCM công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực chuyên biệt

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố đề minh họa của kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt năm 2021.

7 kỳ thi đánh giá năng lực lớn nhất để tuyển sinh đại học 2022

Năm 2022 có nhiều kỳ thi đánh giá năng lực do các ĐH, các trường ĐH lớn tổ chức. Các kỳ thi này đang được nhiều trường đại học trên cả nước sử dụng kết quả để xét tuyển.

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM

Năm 2022, ĐH Quốc gia TP HCM tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực.

Thời gian và các đợt thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM: Đợt 1 được tổ chức vào ngày 27/3, tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM dự kiến tổ chức vào ngày 22/5, trước kỳ thi THPT khoảng 1 tháng, tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang. Cùng 2 đợt thi đánh giá năng lực là 2 đợt đăng ký xét tuyển khác nhau. Nếu thí sinh thi cả 2 đợt, kết quả của đợt thi nào cao hơn sẽ được ĐH Quốc gia TP HCM sử dụng để xét tuyển.

Thí sinh làm đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM với 120 câu hỏi trong thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM có 3 phần, trong đó phần ngôn ngữ có 20 câu hỏi Tiếng Việt và 20 câu hỏi Tiếng Anh; PhầnToán học, tư duy logic, phân tích số liệu có 30 câu hỏi, phần giải quyết vấn đề có 50 câu.

>>>Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT [ảnh: Thanh Tùng]

Năm nay khoảng 80 trường đại học và cao đẳng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM. Riêng các trường thành viên ĐH Quốc gia TP HCM đều tăng chỉ tiêuxét tuyển từ điểm thi đánh giá năng lực. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên xét đến 70% chỉ tiêu, Trường ĐH Kinh tế - Luật là 60%, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là 50%, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đến 60% chỉ tiêu.

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm 2022 ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức khoảng 13 đợt thi đánh giá năng lực.

Thời gian tổ chức Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội:

Đợt thi thứ nhất diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hoá.

Đợi thi thứ 2 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8 tổ chức ở Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM. Đợt thi đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 26-28/2 này với khoảng 2.000 thí sinh tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên.

>>> Đề thi bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 150 câu hỏi với thời gian làm bài 195 phút.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực gồm: Tư duy định lượng [50 câu hỏi làm trong 75 phút], Tư duy định tính [50 câu làm trong 60 phút] và Khoa học [50 câu hỏi làm trong 60 phút].

Cách làm bài thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội: Khi bắt đầu làm bài, máy tính sẽ hiển thị phần thứ nhất là Tư duy định lượng. Thí sinh làm lần lượt các câu. Nếu kết thúc phần thứ nhất trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ hai ngay. Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển. Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để hoàn thành tất cả các câu hỏi.

Ở phần thứ hai, tư duy định tính, câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối câu hỏi của phần thi thứ nhất. Nếu kết thúc trước thời gian quy định, thí sinh cũng có thể chuyển sang phần thi thứ ba.

Phần cuối cùng trong bài thi là Khoa học. Nếu kết thúc phần thi này sớm hơn thời gian quy định, thí sinh bấm “Nộp bài”. Còn nếu để hết giờ, máy tính sẽ tự động “Nộp bài”. Khi kết thúc bài thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi của mình và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi.

Hiệnđã có 4 đại học và 31 trường đại học sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức để xét tuyển.

Thi đánh giá năng lực vào 8 trường Công an nhân dân

Lần đầu tiên Bộ Công an tổ chức bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh vào 8 trường, học viện trong khối ngành công an bên cạnh các phương thức xét tuyển khác.

Dự kiến yêu cầu bài thi đánh giá năng lực xét tuyển vào khối trường công an: Ngoài việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong chương trình phổ thông, sẽ có các nội dung mới kiểm tra về tư duy logic, kỹ năng phán đoán, xử lý tình huống,… gắn với yêu cầu đào tạo đặc thù của trường công an.

>>>Bộ Công an nói về bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học

Thí sinh thi đánh giá năng lực khối trường công an thi trong 1 buổi, ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, với hai phần trắc nghiệm và tự luận. Phần trắc nghiệm gắn với kiến thức THPT theo tổ hợp xét tuyển mà thí sinh đăng ký và một phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra về những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành công an. Phần tự luận là phần kiểm tra kiến thức môn Ngữ Văn, Toán. Thí sinh có thể chọn một trong hai lĩnh vực này.

Kỳ thi đánh giá năng lực Trường Đại học Sư phạm TP HCM

Trường ĐH Sư phạm TP HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá chuyên biệt. Dự kiến kỳ thi được tổ 2 đợt ở nhiều địa phương. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của các thí sinh thông qua 6 bài thi, cụ thể gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, tiếng Anh. Tùy theo nhu cầu xét tuyển vào các ngành học khác nhau, thí sinh có thể lựa chọn đăng ký một hoặc một số bài thi trong số các bài thi ở trên để đăng ký xét tuyển vào các ngành học khác nhau theo đề án tuyển sinh của trường.

Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học có thời gian làm bài 90 phút. Bài thi gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh phải sử dụng các năng lực của mình để giải quyết và điền kết quả vào ô trống.

Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt Ngữ văn cũng diễn ra trong 90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài văn nghị luận xã hội với khoảng 600 từ. Chủ đề bài văn nghị luận xã hội sẽ được ra theo hướng mở.

Bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt tiếng Anh, thí sinh làm trong 180 phút, gồm 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 - 5 theo khung tham chiếu 6 bậc dành cho Việt Nam.

Phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả học tập THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt chỉ áp dụng cho các ngành: Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn Ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc và chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT từ loại khá trở lên và điểm trung bình chung của 5 học kỳ [học kỳ 1,2 lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12] từ 6.5 trở lên co thể đăng ký dự thi.

[Ảnh: Thanh Tùng]


Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Trong đó bài thi đánh giá năng lực Toán học có thời gian làm bài 90 phút, baogồm 31 câu hỏi, trong đócó 28câu trắc nghiệm và3 câu tự luận. Đối với các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý có thời gian làm bài 60 phút, gồm 29 - 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận. Bài thi đánh giá năng lực Ngữ văn diễn ra trong 90 phút, gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và2 câu liên quan đếnbài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. Thí sinh đăng ký nộp hồ sơ từ ngày 1/3 đến ¼. Thời gian thi ngày 7/5.

>>> Chi tiết bài thi các môn đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội

Kỳ thi đánh giá tư duy Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Thí sinh có thể đăng ký thi thử bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội [theo hình thức online tại chỗ hoặc online trên máy tính tại phòng thi] trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022. Kỳ thi được tổ chức tại bốn địa điểm gồm Hà Nội [Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường trong nhóm], Hải Phòng, Nghệ An và Phú Thọ.

Bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có thời lượng tối đa 270 phút, nội dung gồm các phần Toán [trắc nghiệm, tự luận] với thời lượng 90 phút; Đọc hiểu [trắc nghiệm] với thời lượng 30 phút; Tự chọn 1 [trắc nghiệm] - Khoa học tự nhiên [Lý, Hóa, Sinh] với thời lượng 90 phút; Tự chọn 2 [trắc nghiệm] - Tiếng Anh với thời lượng 60 phút. Thí sinh có thể chọn 1 hoặc cả 2 phần tự chọn nếu muốn đăng ký xét tuyển với nhiều tổ hợp khác nhau.

>>> Thay đổi trong bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội

8 trường công bố sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển gồm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông vận tải, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Thuỷ lợi, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

Thi đánh giá năng lực Trường ĐH Việt Đức

Trường ĐH Việt Đức sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực TestAS.Để tham dự thí sinh phải thỏa mãn một trong những yêu cầu về năng lực tiếng Anh đầu vào như sau: Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tương đương IELTS học thuật 5.0/TOEFL 42 [iBT] còn hiệu lực; hoặc Đạt ít nhất 71 điểm trong bài thi tiếng Anh onSET. Miễn yêu cầu tiếng Anh đầu vào đối với thí sinh quốc tế đến từ các quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức hoặc thí sinh tốt nghiệp các chương trình THPT quốc tế giảng dạy và thi bằng tiếng Anh.

Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực TestAS đến ngày 02/05. Thời điểm thi ngày 14 và 15/05/2022

Bài thi TestAS bao gồm 2 bài thi thành phần: bài thi kiến thức cơ bản [Core Test] và bài thi kiến thức khối chuyên ngành [Subject - Specific Test]. Bài thi kiến thức cơ bản áp dụng cho tất cả các ngành. Bài thi khối kiến thức chuyên ngành phân biệt theo ngành như sau: Đối với ngành Khoa học máy tính là nài thi về Toán học, Khoa học máy tính và Khoa học tự nhiên; Đối với các ngành Kỹ thuật điện và máy tính, Kỹ thuật cơ khí, Kiến trúc, Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật môi trường là bài thi về Kỹ thuật; Đối với các ngành Tài chính - Kế toán và Quản trị kinh doanh là bài thi về Kinh tế. Bài thi kiến thức khối chuyên ngành chỉ có giá trị xét tuyển vào các ngành đào tạo tương ứng. Bài thi tiếng Anh "onSet" [40 phút áp dụng đối với thí sinh chưa thỏa mãn các yêu cầu khác về tiếng Anh đầu vào.

Lê Huyền

Hơn 10 phương thức xét tuyển đại học năm 2022

Các trường đại học ngày càng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Có khoảng 10 phương thức xét tuyển đã được các trườngcông bốtrong mùa tuyển sinh năm nay.

Những thí sinh trượt đại học đáng tiếc nhất mùa tuyển sinh 2021

Dù đạt điểm thi cao, đủ điểm trúng tuyển vào các ngành mình mong muốn, nhưng vì những lý do khác nhau, các thí sinh này đều trượt đại học trong tiếc nuối.

Bộ GD-ĐT làm rõ phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Trao đổi với báo chí chiều 6/10, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD-ĐT]đãlàm rõ một số thông tin về phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.

TTO - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do trường tự tổ chức hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức.

  • Thi năng lực bao nhiêu điểm để đậu đại học?
  • Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội 'Nam tiến': Trường nào tổ chức, sử dụng kết quả?
  • Đăng ký và xét tuyển thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM thế nào?

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - Ảnh: HNUE

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vừa chính thức công bố xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do nhà trường tự tổ chức hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kết hợp với kết quả học THPT.

Trường tổ chức thi đánh giá năng lực các môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý với thí sinh thỏa mãn điều kiện xét tuyển quy định, có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành của trường theo phương thức 5.

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2022 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội dự kiến

Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: 1 phiếu đăng ký dự thi [in ra sau khi đăng ký trực tuyến thành công trên cổng thông tin tuyển sinh của trường]; bản sao công chứng học bạ THPT [đầy đủ 5 học kỳ]; bản sao công chứng các giấy tờ ưu tiên [nếu có]; 2 ảnh 4x6 [ghi rõ họ tên, ngày sinh, mã ngành đăng ký dự thi sau ảnh]; 2 phong bì có dán tem và ghi sẵn địa chỉ người nhận [để gửi giấy xác nhận điểm thi các môn]; biên lai nộp tiền [bản photo] hoặc xác nhận chuyển tiền. Lệ phí thi: 160.000 đồng/1 môn thi.

Hồ sơ bản cứng gửi chuyển phát nhanh về Trường ĐH Sư phạm Hà Nội theo địa chỉ: Phòng đào tạo [Phòng 211- nhà Hành chính Hiệu Bộ], Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, số 136 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội từ ngày 1-3 đến 17h ngày 1-4 [theo dấu bưu điện nơi gửi].

Đồng thời, nhà trường đã công bố đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh đại học năm 2022.

1. Bài thi toán: tại đây.

2. Bài thi ngữ văn: tại đây.

3. Bài thi tiếng Anh: tại đây.

4. Bài thi vật lý: tại đây.

5. Bài thi hóa học: tại đây.

6. Bài thi sinh học: tại đây.

7. Bài thi lịch sử: tại đây.

8. Bài thi địa lý: tại đây.

Nguyên tắc xét tuyển: xét tuyển theo từng ngành từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu dựa theo tổng điểm các môn thi [đã nhân hệ số 2, nếu có] của tổ hợp đăng ký xét tuyển quy định và điểm ưu tiên [nếu có].

Hình thức đăng ký xét tuyển: Đăng ký trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Các hồ sơ theo quy định ở trên phải được scan và đính kèm đầy đủ trong mục các hồ sơ quy định.

Năm 2022, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh trong cả nước thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại khá trở lên.

Các phương thức tuyển sinh của trường gồm thi tuyển, xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, xét tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Nhà trường ưu tiên cộng điểm hoặc phỏng vấn xét tuyển thẳng nếu thí sinh có viết bài luận đạt kết quả tốt.

5 phương thức tuyển sinh của trường, gồm:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 để xét tuyển.

Phương thức 2: Xét tuyển thẳng các thí sinh là học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi; học sinh các trường THPT chuyên, học sinh có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế.

Phương thức 3: Xét học bạ THPT.

Phương thức 4: Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục mầm non và giáo dục mầm non - sư phạm tiếng Anh. Kết hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc kết quả học bạ với kết quả thi năng khiếu tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi trước ngày 15-5 [đối với các thí sinh học lớp 12 tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào] kết hợp với kết quả học THPT.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt sau Tết

TTO - Năm 2022, lần đầu tiên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt. Đây là một trong các phương thức tuyển sinh của trường trong năm nay.

TTO - Bài thi đánh giá năng lực của Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm mục đích đánh giá toàn diện năng lực học sinh THPT. Học sinh có thể dùng kết quả này đăng ký xét tuyển vào các trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi này.

  • Thi đánh giá năng lực: Đề không hỏi kiến thức đã giảm tải
  • ‘Thi đánh giá năng lực thế nào để đạt điểm cao?’
  • Thi đánh giá năng lực: Nhẹ nhàng, nhiều cơ hội

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - phát biểu tại Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021 ở Thanh Hóa - Ảnh: MAI THƯƠNG

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi trắc nghiệm khách quan [lựa chọn 1 trong 4 đáp án] và câu hỏi điền đáp án, thời gian làm bài 195 phút, thang điểm là 150 điểm. Sau khi kết thúc một phần, thí sinh không thể quay lại phần đó nữa, hệ thống sẽ chuyển sang phần 2 cho thí sinh làm tiếp.

Đề thi đánh giá năng lực gồm 3 hợp phần: Phần 1: Tư duy định lượng gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 75 phút; Phần 2: Tư duy định tính có 50 câu hỏi, 60 phút; Phần 3: Khoa học gồm 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội, 60 phút.

Thí sinh có thể tham khảo đề thi tại đây.

Năm 2021, việc chấm điểm thực hiện theo quy trình: câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai không tính điểm. Thí sinh biết điểm thi từng phần và tổng điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi, tra cứu kết quả thi trên cổng: www.khaothi.vnu.edu.vn. Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi tới thí sinh sau 14 ngày dự thi.

ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ thi với quy mô 10.000 thí sinh, chia thành 6 đợt/năm, trong đó đợt 1 dự kiến bắt đầu ngày 8 và 9-5 đến hết tháng 7-2021.

ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển 11.250 chỉ tiêu cả trong nước và quốc tế

TTO - ĐH Quốc gia Hà Nội công bố năm 2021 sẽ tuyển 11.220 chỉ tiêu tuyển sinh với 132 ngành, chương trình đào tạo. Phạm vi tuyển cả trong nước và quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề