Bài tập hóa chương 2 lớp 8

1. Hiện tượng hóa học

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

+ Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng.

+ Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.

- Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

- Lưu ý: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.

2. Phương trình hóa học

- Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học. Gồm công thức hóa học và hệ số thích hợp của những chất tham gia và chất tạo thành.

- Các bước lập phương trình hóa học:

+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm.

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố có trong phản ứng: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

+ Bước 3: Viết phương trình hóa học.

- Ví dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ sau: Al + HCl → AlCl3 + H2

+ Bước 1: Trước tiên ta làm chẵn số nguyên tử của H ở bên trái Al + 2HCl → AlCl3 + H2

+ Bước 2: Bắt đầu cân bằng số nguyên tử Cl. Bội số chung nhỏ nhất của 2, 3 là 6. Do đó  Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2

+ Bước 3: Cân bằng số nguyên tử Al và H. Hệ số thích hợp của phản ứng là: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

- Phương trình hóa học cho biết: Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này đúng bằng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

3. Tổng kết

Hình 1: Kiến thức trọng tâm chương Phản ứng hóa học

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Hãy lập  phương trình hoá học  cho các sơ đồ phản ứng sau:

a.  KOH       +        H2SO4     →       K2SO4         +        H2O  

b.  P            +        O2                         P2O5 

c.  K            +        O2                          K2O

d.  Al            +         CuCl             AlCl3         +         Cu   

Hướng dẫn:

a.  2KOH       +        H2SO4   →  K2SO4    +  2H2O  

b.  4P            +        5O2    →       2P2O5 

c.  4K            +        O2    →          2K2O

d.  2Al            +         3CuCl   →   2AlCl3   +  3Cu   

Bài 2:

Để điều chế khí O2 người ta nung nóng 30 gam hỗn hợp kaliclorat KClO3 với MnO2 là chất xúc tác thu được 14,9 gam Kaliclorua KCl và 9,6 g khí O2 theo sơ đồ sau: KClO3  KCl + O2

a] Viết sơ đồ trên thành phương trình hóa học

b] Tính khối lượng kaliclorat đã phản ứng

c] Xác định tỉ lệ phần trăm của muối kaliclorat KClO3 có trong hỗn hợp?

Hướng dẫn:

a] Phương trình hóa học:

2KClO3 

 2KCl + 3O2

b] Số mol Kaliclorua KCl là: n = 0,2 mol 

2KClO3  2KCl + 3O2

0,2                             0,2

Khối lượng kaliclorat đã phản ứng là: mKaliClorat = n.M = 0,2.122,5 = 24,5 [gam]

c]  Tỉ lệ phần trăm của muối kaliclorat KClO3 có trong hỗn hợp là:

\[\% {m_{KCl{O_3}}} = \frac{{24,5}}{{30}}.100 = 81,67[\% ]\]

Trắc nghiệm Hóa học 8 Chương 2

Đề kiểm tra Hóa học 8 Chương 2

Trắc nghiệm online Hóa học 8 Chương 2 [Thi Online]

Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.

Đề kiểm tra Hóa học 8 Chương 2 [Tải File]

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

Lý thuyết từng bài chương 2 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết Hóa học 8 Chương 2

Giải bài tập Hóa học 8 Chương 2

Trên đây là nội dung đề cương ôn tập Hóa 8 Chương 2. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại kiến thức thật tốt. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !  

Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học 8 là tài liệu hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 cùng tham khảo.

Tài liệu bao gồm 7 đề kiểm tra 1 tiết, giúp các em có thêm nhiều tài liệu sử dụng ôn tập cho bài kiểm tra 1 tiết Hóa học sắp tới. Ngoài ra quý thầy cô có thể sử dụng bộ đề làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học lớp 8

TRƯỜNG THCS……

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG II

Môn Hóa học Lớp 8

Năm học: 2019 - 2020

Ma trận đề thi

Tên Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng ở mức cao hơn

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1. Sự biến đổi chất – Phản ứng hóa học

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

2

1

1

1

2

1

1

0,5

35%

2. Định luật bảo toàn khối lượng

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

1

0,5

1

1

20%

3. Phương trình hóa học

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1

0,5

2

1

1

0,5

2

1

1

0,5

½

0,5

½

0,5

45%

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số điểm 3,5

35%

Số điểm 3,0

30%

Số điểm 3,5

35%

Số điểm 10

100%

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: [5 đ] Học sinh chọn câu trả lời và điển vào ô trống:

Câu 1: Trong số những quá trình cho dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hóa học?

A. Băng ở Nam Cực tan dần

B. Bàn ủi nóng lên khi ta cắm phích vào nguồn điện

C. Vàng được dát mỏng, kéo sợi để làm trang sức

D. Dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần có màu vàng đậm, ăn vào có hại cho sức khỏe

Câu 2: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước [H2O]. Phương trình hóa học nào dưới đây viết đúng?

A. H2 + O2 → 2H2O

B. 2H2 + 2O2 → 2H2O

C. 2H2 + O2 → 2H2O

D. 2H + O → H2O

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: P2O5 + H2O → H3PO4. Tỉ lệ số phân tử các chất thích hợp trong phản ứng theo thứ tự là:

A. 2:1:3

B.1:2:3

C. 1:1:1

D. 1:3:2

Câu 4: Trong phản ứng hóa học thì:

A. Phân tử biến đổi

B. Cả nguyên tử và phân tử biến đổi

C. Không có sự biến đổi phân tử

D. Nguyên tử biến đổi

Câu 5: Cho 4 gam Ca cháy trong khí oxi thu được 5,6 gam CaO. Khối lượng khí oxi phản ứng là

A. 0,4 gam

B. 9,6 gam

C. 1,2 gam

D. 1,6 gam

Câu 6: Phương trình hóa học dùng để

A. biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học bằng công thức hoá học.

B. biểu diễn phản ứng hóa học bằng chữ.

C. biểu diễn sự biến đổi của các nguyên tử trong phân tử.

D. biểu diễn sự biến đổi của từng chất riêng rẽ.

Câu 7: Cho phản ứng: A + B + C D. Biểu thức bảo toàn khối lượng nào sau đây là đúng?

A. mA+ mB = mC + mD

B. mA + mB + mC = mD

mA+ mB - mC = mD

D. mA = mB + mC + mD

Câu 8: Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra là

[1] các chất tiếp xúc nhau [2] cần đun nóng

[3] cần có xúc tác [4] cần thay đổi trạng thái của chất

Các dữ kiện đúng là

A. [1],[2],[3]

B. [1],[3],[4]

C. [2],[3],[4]

D. [1],[2],[4]

Câu 9: Cho các hiện tượng:

1. Hòa tan muối ăn vào nước được nước muối.

2. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy.

3. Thanh đồng được kéo thành sợi nhỏ để làm dây điện.

4. Thuỷ tinh được đun nóng chảy ở to cao rồi thổi thành bóng đèn, lọ hoa, cốc …

5. Cho 1 mẫu đá vôi vào giấm ăn thấy có bọt khí thoát ra.

Hiện tượng hóa học là

A. 2 và 3

B. 1 và 2

C. 2 và 5

D. 3 và 4

Câu 10: Thủy ngân oxit bị phân huỷ theo sơ đồ sau: Thuỷ ngân oxit → Thuỷ ngân + Oxi. Khi phân huỷ 2,17 gam thuỷ ngân oxit thu được 0,16 gam oxi. Khối lượng thuỷ ngân thu được trong thí nghiệm này là:

A. 2,02 gam

B. 2,01 gam

C. 2,33 gam

D. 2,05 gam

II. PHẦN TỰ LUẬN [5 đ]:

Câu 1 [1 điểm]: Cho phương trình chữ: Khí nitơ + khí hiđro → Khí amoniac. Hãy cho biết trong phương trình trên chất nào là chất tham gia phản ứng? Chất nào là chất sản phẩm?

Câu 2 [3 điểm]: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong mỗi phản ứng:

a. Mg + HCl → MgCl2 + H2

b. Fe2O3+ CO → Fe + CO2

c. Al + H2SO4 → Al2[SO4]3+ H2

d. Al + Cl2 → AlCl3.

e. Fe[OH]3+ H2SO4 → Fe2[SO4]3 + H2O

g. KMnO4+ HCl → KCl + MnCl2+ Cl2 + H2O

Câu 3 [1 điểm]: Cho 112 gam bột sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric. Sau phản ứng sinh ra 254 gam sắt [II] clorua và 4 gam khí hiđro. Tính khối lượng axit clohiđric đã dùng.

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề