Bài học kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY BITIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.19 KB, 45 trang )

Nguyễn Thị Lan Phương
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, hàng hoá
không còn giới hạn ở phạm vi biên giới quốc gia nữa. Các công ty muốn
tồn tại và phát triển thì không thể chỉ quẩn quanh ở thị trường nội địa mà
phải vươn ra thị trường quốc tế.
Trước ngưỡng cửa của hội nhập, đất nước mới mở cửa, các doanh
nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp trẻ vươn ra thị trường thế giới
dùa vào những thế mạnh tiềm lực vốn có của mình, không tránh khỏi gặp
nhiều khó khăn, song cũng chính khó khăn thử thách đó đã xuất hiện
những doanh nghiệp xuất sắc đã vươn lên không chỉ đứng vững trong cơ
chế mới mà còn không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt cả
trên thị trường trong nước và quốc tế.
Biti’s là một trong những công ty nh thế ở Việt Nam đầu tiên thâm
nhập thành công thị trường quốc tế. Với 4 công ty trực thuộc, công ty
cung cấp sản phẩm ra hơn 40 nước trên thế giới, sản phẩm giầy dép của
công ty đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Trong các quốc gia Biti’s thâm nhập thì Trung Quốc là thị trường
chiến lược của công ty, không chỉ bởi qui mô của thị trường, sự tương
đồng về văn hoá dẫn đến sự giống nhau tương đối về tiêu dùng mà còn do
buôn bán biên mậu giữa hai nước rất phát triển, được chính phủ hai quốc
gia đặc biệt quan tâm giành nhiều ưu đãi.
1
Nguyễn Thị Lan Phương
Trung Quốc lại là thị trường lớn đầy tiềm năng,có một dung lượng
thị trường rất lớn mà bất kể một doanh nghiệp nào khi có ý thâm nhập thị
trường quốc tế đều nghĩ tới.
Sau 8 năm nhâm nhập thành công vào thị trường Trung Quốc (từ
năm1995), sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường này. Đạt được kết quả này là do công ty đã vạch ra một chiến lược
thành công đúng đắn và thực hiện có hiệu quả.


Đề tài “Chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc của công
ty biti’s” mà em lùa chọn nhằm nghiên cứu sâu hơn chiến lược này để rót
ra kinh nghiệm từ sự thành công của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hà-Giảng
viên khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn
thành đề tài này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ và năng lực có hạn, bài viết
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo trong khoa
tận tình giúp đỡ em để bài viết sau được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực
hiện
Nguyễn Thị
Thảo
2
Nguyễn Thị Lan Phương
CHƯƠNG I:
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.
1.1. CÁC MỤC TIÊU DÀI HẠN CỦA BITI’S ĐẾN NĂM 2010.
Kinh tế Trung Quốc khi bước vào thế kỷ 21 đã có một vị thế lớn
trên chính trường quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm
gần đây luôn lớn nhất thế giới, trung bình 8%/năm xuất khẩu chiếm 11,
8% xuất khẩu của toàn thế giới đặc biệt trong ngành giày dép chiếm 50%.
Nền kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO sẽ xoá bỏ hàng rào thuế
quan và phi thuế quan, hàng hoá của Trung Quốc sẽ tràn ra thế giới và từ
thế giới tràn vào Trung Quốc, cùng với đó là nhu cầu về số lượng, chất
lượng và kiểu dáng sản phẩm ngày một tăng lên đó là cơ hội, nhưng cũng
là thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng nói
chung và sản phẩm giày dép nói riêng .
Nhìn lại chặng đường đã qua từ khi Biti’s có mặt trên thị trường
Trung Quốc (1995) thương hiệu của công ty đã được khẳng định, sản


phẩm của công ty đã được người tiêu dùng Trung Quốc chấp nhận và
ngày một tin tưởng. Trong những năm sắp tới muốn đứng vững trên thị
trường Trung Quốc, ban lãnh đạo công ty phải đề ra được các mục tiêu rõ
ràng và quyết tâm phấn đấu để đạt mục tiêu đó .
3
Nguyễn Thị Lan Phương
Mục tiêu giai đoạn 2001-2010 :
1.1.1. Củng cố chỗ đứng cho sản phẩm tại khu vực đã xâm nhập
thành công
+Hoàn thành kế hoạch xuất khẩu sang khu vực này 10 triệu đôi, từ
nay đến năm 2010 mỗi năm doanh thu tăng trung bình 8%, không còn
tình trạng thiếu hàng.
+ Tăng cường đầu tư chế tạo khuôn mẫu, đưa sản phẩm thời trang
vào tiêu thô .
+ Tiếp tục phấn đấu và duy trì lòng tín nhiệm của người tiêu dùng
Trung Quốc .
1.1.2 Đưa nhanh sản phẩm đến các thành phố lớn .
+ Hoàn thành kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm sang
miền Đông với 5 tồng đại lý và 100 đại lý trong năm 2003 . §«ng víi
5 tång ®¹i lý vµ 100 ®¹i lý trong n¨m 2003 .
+ Cải tiến mẫu mã hợp thời trang và nâng cao chất lượng sản phẩm
để cung cấp cho người tiêu dùng nơi này những sản phẩm tốt nhất đáp
ứng thị hiếu tiêu dùng cao của dân cư nơi này.
1.2.3. Tăng doanh thu ở thị trường Trung Quốc lên 2,2 triệu USD
một năm, với tỷ lệ xuất khẩu 6% tổng lượng hàng xuất xưởng .
+ Hoàn thành việc nhập khẩu công nghệ Italia vào sản xuất để nâng
cao sản lượng và mẫu mã .
4
Nguyễn Thị Lan Phương
+ Hoàn thành kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất giày ở Vân


Nam, Trung Quốc và đầu tư vào nhà máy nội địa sản xuất sản phẩm da
cho xuất khẩu .
1.2 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU.
Để đạt được mục tiêu để ra công ty đã đề ra các biện pháp để thực
hiện chúng trên cơ sở phân tích những đạc điểm người thị trường Trung
Quốc.Đó là:
1. Sử dụng các thương nhân Trung Quốc để đem hàng sang tiêu thô .
2. Mở các đại lý để bán hàng.
3. Tích cực tham gia hội chợ để quảng bá thương hiệu.
4. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5.Thực hiện kế hoạch mở nhà máy sản xuất đầu tiên của Biti’s tại
Trung Quốc.
5
Nguyễn Thị Lan Phương
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC
2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BITI’S.
2.1.1. Tên công ty, lịch sử hình thành.
Năm 1982, hưởng ứng chủ trương của nhà nước về việc khuyến
khích phát triển các thành phần kinh tế -Ông Vưu Khải Thành và gia đình
thành lập hai tổ hợp Bình Tiên và Vạn Thành với quy mô nhỏ, sản xuất
các sản phẩm cấp thấp.
Năm 1986 hai tổ hợp Bình Tiên và tổ hợp Vạn Thành sát nhập
thành hợp tác xã cao su Bình Tiên. Nhằm mở rộng quy mô, vốn, cơ sở vật
chất và lao động cho sản xuất
Cuối năm 1989 ông chủ nhiệm hợp tác xã đến Đài Loan học tập
công nghệ sản xuất dép xốp EVA để thay thế cho sản phẩm làm từ cao su
trước đây. Với quy mô và uy tín kinh doanh Biti’s đã được bộ kinh tế đối
ngoại (nay là bộ thương mại) cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
trực tiếp và là đơn vị ngoài quốc doanh đầu tiên trong nước được hưởng


đặc quyền này.
Tháng 1 năm 1992 hợp tác xã cao su Bình Tiên nâng cấp và
chuyển đổi thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (TNHH) viết
tắt là Biti’s.
6
Nguyễn Thị Lan Phương
Hiện nay công ty Biti’s gồm ba công ty với 7000 lao động năng
lực sản xuất là 17 triệu đôi / năm, công ty đã không ngừng lớn mạnh và
đạt nhiều thành tựu nổi bật .
Đối với thị trường xuất khẩu công ty đã xuất khẩu hơn 40 nước
trên thế giới, đặc biệt công ty có chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc –
một nước xuất khẩu giầy dép lớn nhất thế giới.
2.1.2 Hệ thống các công ty trực thuộc của Biti’s.
Công ty Biti’s là một công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô lớn,
được thể hiện bằng hệ thống các xí nghiệp sản xuất bao gồm:
* Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.(Biti’s Sài Gòn-thành
lập 2/1/1992
* Công ty Bình Tiên Đồng Nai (Dona Biti's): được thành lập
28/5/1995
* Công ty liên doanh SUNKUAN- TP.HCM thành lập tháng 6 năm
1991
* Công ty Biti’s USA: chi nhánh đầu tiên của công ty ở nước ngoài,
thành lập năm 1995.
2.1.3 Các sản phẩm chủ yếu của Biti’s
Từ khi thành lập đến nay Biti’s chỉ thuần tuý là một công ty sản
xuất và phân phối các loại sản phẩm giầy dép. Từ ngày 1/6/2002, Công ty
đã đưa vào chương trình cung ứng dịch vụ. Với uy tín nhất định, Biti’s
7
Nguyễn Thị Lan Phương
vừa tróng thầu xây dựng 2 công trình Trung tâm thương mại ở Tây


Nguyên và Lào Cai mới đưa vào hoạt động, tuy chưa mang lại lợi nhuận.
Sản phẩm kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú với
hơn 5000 chủng loại sản phẩm, từ các loại hài đi trong nhà, giày dép
thông thường đến các sản phẩm cao cấp mang tính thời trang cao. Có thể
nói Biti’s đang có một phối thức mặt hàng kinh doanh lớn về chiều dài và
chiều rộng. Mỗi mặt hàng đều có nhiều mẫu mã như: hài có 34 mã, dép
sandal có 100 mã, giày thể thao có 60 mã, lưới … Sản phẩm Biti’s có thể
phục vụ cho mọi lứa tuổi. Không tự hài lòng với thành quả đã đạt được,
công ty còn không ngừng nghiên cứu thiết kế ra nhiều mã giầy dép khác.
Mỗi năm, công ty cho ra đời khảng 30 mã mới các loại…Từ trước đến
nay Biti’s vẫn nổi tiếng về loại hàng dép xốp. Cho đến nay, Biti’s vẫn
được coi là nhà cung cấp dép xốp độc quyền trên thị trường Việt Nam vì
gần như chỉ có một mình công ty là có công nghệ sản xuất dép xốp.
2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC.
2.2.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
22.1.1. Môi trường quốc gia.
* Vài nét về thị trường giầy dép Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam là nhà sản xuất giày dép lớn thứ 4 thế giới sau
Trung Quốc, Hồng Kông và Italia.Ngành giày dép Việt nam đã có bước
phát triển rất nhanh chóng chỉ tính riêng trong khoảng từ năm 1997-
8
Nguyễn Thị Lan Phương
2000, sản xuất chung phát triển từ 206 triệu đôi lên đến 303 triệu đôi, chỉ
số phát triển trung bình hàng năm trong giai đoạn này là 14%.
* Mức độ cạnh tranh.
Tình hình cạnh tranh trong thời gian gần đây ở Việt Nam về kinh
doanh thời trang nói chung và trong lĩnh vực giầy dép nói riêng ngày
càng phức tạp và khốc liệt.
Trên toàn hệ thống kinh doanh nội địa đều có các cơ sở, công ty
chuyên sản xuất giầy dép để cung ứng cho thị trường nội địa và xuất


khẩu. Đối với công ty Biti’s với đặc thù sản xuất hầu như các chủng loại
giầy dép như dép xốp, dép hài, dép nhựa, dép lưới, PU, giầy thể thao và
đang thực nghiệm tung ra thị trường chủng loại sản phẩm giày dép da. Do
đó, công ty Biti’s hầu như phải đối đầu với tất cả các cơ sở, công ty lớn
nhỏ cùng ngành nghề. Bao gồm:
1, Công ty Bita's: sản phẩm chủ lực là giày vải, dép nhựa, dép da…
2, Công ty Vina giày, T&T: chuyên cung cấp các sản phẩm giày
dép da, PU cao cấp.
3, Công ty giày Asia: sản phẩm chủ lực là giày thể thao…
4, Công ty giày Thụy Khuê, Thượng Đình, HP : Chuyên cung cấp
giày vải, giầy thể thao.
Phần lớn các công ty trên có nhiều ưu thế về công nghệ, năng lực
sản xuất cũng như tiềm lực về tài chính. Các sản phẩm của họ cạnh tranh
trực tiếp
9
Nguyễn Thị Lan Phương
với Biti's là Giày thể thao, sandal PU, dép da.
5, Công ty giày Thái Bình: chuyên cung cấp giày dép xốp, PU, giầy
thể thao.
6, Công ty cao su Bình Định: Sản phẩm là dép xốp, cao su, PU
7, Các cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh & tại các địa
phương của các tỉnh thành ( Long Thành, Hồng Thạnh, Hồng Anh): các
cơ sở chuyên sản xuất theo từng chủng loại sản phẩm để phục vụ cho thị
trường khu vực & cả nước. Các cơ sở này trong những năm gần đây có
những bước phát triển vượt bậc và chiếm thị phần khá lớn. Họ đã có
những chú trọng đầu tư về công nghệ, đầu tư phát triển hệ thống phân
phối và cả việc phát triển thương hiệu. Lợi thế lớn nhất của các đối thủ
này là giá cả thấp và khả năng đáp ứng rất cao nhu cầu thị hiếu tiêu dùng
về mẫu mã, đa dạng về chủng loại, thời gian ra hàng rất nhanh.
8, Các nguồn hàng ngoại nhập : chủng loại xốp chủ yếu là hàng


Thái Lan, giầy thể thao, Da, PU hàng Trung Quốc với lợi thế về giá cả và
kiểu dáng, mẫu mã đa dạng & mét số thương hiệu nổi tiếng của Mỹ,
Italia, Australia.
Nhược diểm lớn nhất của Biti's so đối thủ cạnh tranh là giá các sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh rất thấp so với các sản phẩm của Biti's .
Và chủng loại mẫu mã của các đối thủ cạnh tranh cũng rất đa dạng phong
phú và hợp thời trang.
2.2.1.2. Môi trường kinh doanh Trung Quốc.
10
Nguyễn Thị Lan Phương
Kinh tế.
Trung Quốc là một thị trường lớn với hơn 1,3 tỷ dân và 13 tỉnh, 5
khu tự trị, 5 thành phố thuộc trung ương - là quốc gia có tiềm năng kinh
tế lớn vào loại bậc nhất thế giới. Một số người gọi Trung Quốc là “Người
khổng lồ đang thức dậy”.
Mặc dù thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Trung Quốc
chưa cao, chỉ cỡ 900 đô la nhưng vì dân số đông nên tổng sản phẩm quốc
dân (GDP) của Trung Quốc vẫn vào hàng thứ 6 trên thế giới. Còn nếu
tính theo tiêu chuẩn bằng sức mua ( PPP ) tức là có điều chỉnh chênh lệch
giá giữa các nền kinh tế thì Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ
với 11, 8 % tổng sản phẩm thế giới.
Trung Quốc thực sự là “người khổng lồ”đang thức dậy vì nước
này hiện có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, trung bình 8 % mỗi
năm, có năm còn cao hơn, với tổng GDP hơn 1000 tỷ đồng. Hàng năm
Trung Quốc xuất khẩu một lượng hàng khổng lồ trị giá hơn 250 tỷ đô la
chiếm hơn 11, 8 % tổng xuất khẩu thế giới. Người ta thường so sánh sự
phát triển của kinh tế Trung Quốc với kinh tế Nhật Bản thời kỳ bùng nổ
1955 – 1985 và với kinh tế các “ con hổ châu á” trong các năm 1965 –
1995. Lúc đó các nước này cũng có tốc độ phát triển kinh tế rất cao.
Người ta thường lý giải thành công của kinh tế Trung Quốc là giá


nhân công rẻ. Tại nước này giá nhân công chỉ bằng 5% giá nhân công ở
Mỹ, chính vì giá nhân công rẻ nên Trung Quốc đặc biệt mạnh trong các
11
Nguyễn Thị Lan Phương
ngành đòi hỏi nhiều sức lao động giản đơn như dệt may, giày dép…Hiện
tại Trung Quốc là nhà xuất khẩu giày dép lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến
thành công của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo nước này đã đề ra các
chính sách kinh tế thích hợp đã tìm ra cách kích thích nhu cầu trong nước
nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư đồng thời áp dụng chính sách xuất
khẩu. Trung Quốc có nguồn đầu tư dồi dào từ các nhà đầu tư người Hoa ở
các vùng lãnh thổ lân cận như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và một
số nước khác. Sau khi gia nhập WTO, môi trường ngoại thương của
Trung Quốc thuận lợi hơn, các xí nghiệp vốn ngoại đã mạnh dạn đưa
nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại vào Trung Quốc và bán ra thị trường
quốc tế ngày càng nhiều sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc
Mét chuyên gia kinh tế của hãng Morgan Stanley, Hồng Công,
Ông Andy xe, dự đoán năm 2005 giá trị hàng hoá xuất khẩu của Trung
quốc sẽ vượt Nhật Bản, Ông này cho rằng Trung Quốc là nguyên nhân
của tình trạng giảm phát tại một số nước vì họ đã làm giảm giá các mặt
hàng trên thế giới và làm lợi nhuận của các nước giảm theo.
Trung Quốc thực sự là một thị trường rộng lớn , và còn nhiều
h\khoảng chống để các doanh nghiệp thâm nhập vào
Văn hoá.
Trung Quốc là nước gần Việt Nam và có nền văn hóa tương đồng
nền văn hoá Việt Nam, người tiêu dùng Trung Quốc nhất là các vùng
12
Nguyễn Thị Lan Phương
biên giới với Việt Nam có kinh tế chưa phát triển mấy cũng có thãi quen
tiêu dùng như người Việt Nam.Điều này rất thuận tiện cho hàng hoá của


Việt Nam xâm nhập vào thi trường này.
Hơn nữa, Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ tương đối dễ tính,
có thể tiêu thụ cả hàng hoá của Việt Nam không đủ tiêu chuẩn về bao gói
ở châu Âu bị trả lại nên hàng Việt Nam có thể thâm nhập vào.
Người tiêu dùng ở đây có thãi quen thích mua sắm, dễ thu hót bởi
sự mới lạ và sự khác biệt về sản phẩm, điều này phù hợp với khả năng
cung cấp của Biti’s và công ty có một khối lượng hàng hoá lớn với hơn
5000 chủng loại sản phẩm và mỗi năm công ty lại cho ra đời hơn 30 mẫu
mã mới.
2.2.1.3. Môi trường cạnh tranh.
+ Trung Quốc là quốc gia sản xuất giày dép lớn nhất thế giới.
Với sản lượng giầy dép xuất khẩu hàng năm khoảng 6tỷ đôi –
bằng một nửa tổng sản xuất của cả thế giới. Số lượng sản xuất của Trung
Quốc chiếm 50% về giá trị xuất khẩu giầy dép của thế giới. Một trong
những thành công của các nhà sản xuất giày dép Trung Quốc là sự thay
đổi mẫu mốt nhanh chóng, và kịp thời theo xu hướng hiện đại của thị
trường.
Sù cạnh tranh giữa hai nước, theo ý kiến của hầu hết các nhà quản
lý Việt Nam chính là sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Các nhà quản
lý sản xuất của Việt Nam đã thừa nhận rằng giầy dép Trung Quốc giá rất
13
Nguyễn Thị Lan Phương
rẻ, xét cả về chất lượng và giá cả, các nhà sản xuất giầy dép Trung Quốc
vẫn còn vượt xa các nhà sản xuất Việt Nam trong cả chi phí sản xuất lẫn
thâm nhập thị trường. Sở dĩ như vậy là vì giá nhân công của Trung Quốc
rẻ chỉ khoảng 0, 4 đô la Mỹ mỗi giê chưa bằng một phần ba giá nhân
công giầy dép của Mexico.
+Trình độ kỹ thuật cao và luôn được đổi mới.
Trung Quốc cũng là một nước có nền kinh tế tương đối phát triển,
trình độ kỹ thuật của nước này được xếp và mức trung bình và hiện đại


của thế giới nhất là những ngành mà Trung quốc có thế mạnh như ngành
giầy dép thì trình độ kỹ thuật của nước này lại càng có thế mạnh.
Hơn nữa do Trung Quốc là nước xuất khẩu giầy dép lớn nhất thế
giới nên công nghệ luôn được cải tiến ngày càng hiện đại hơn phù hợp
với thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng
Trung Quốc còn có nguồn đầu tư dồi dào từ các nhà đầu tư người
Hoa ở các vùng lãnh thổ lân cận như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và
một số nước khác. Sau khi gia nhập WTO, môi trường ngoại thương của
Trung Quốc thuận lợi hơn, các xí nghiệp vốn ngoại đã mạnh dạn đưa
nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại vào Trung Quốc nên công nghệ có
điều kiện để ngày càng được đổi mới .
+ Mẫu mã đẹp, chủng loại sản phẩm đa dạng phong phó.
Tuy một số hàng của Trung Quốc được đánh giá là có chất lượng
không cao, nhưng Trung Quốc luôn được coi là có chủng loại sản phẩm
14
Nguyn Th Lan Phng
a dng v phong phỳ. Lng sn phm phong phỳ ny ngoi vic c
nghiờn cu phỏt trin ra cũn cú mt phn khụng nh ca nhỏi li cỏc kiu
dỏng mu mó ca cỏc sn phm cú mt trờn th trng m ch c ci
tin mt cỏch chỳt nh, ngi ta nhn thy rng hng hoỏ c tung ra
th trng ngay ngy hụm trc thỡ ngy hụm sau sn phm ca Trung
Quc vi mu mó v kiu dỏng ó c sn xut v c tung ra th
trng .Hn na hng nm Trung Quc luụn cú nhng bui l trao gii
thng nhng sỏng to trong nm nờn nú ó kớch thớch kh nng tung sn
phm mi ra th trng v ngy cng cú nhiu sn phm mi ca Trung
Quc c sn xut ra.
Do ú Trung Quc l mt i th nng ký cho bt k mt nh sn
xut no mun thõm nhp vo õy.
Trờn th trng Trung Quc ngoi i th cnh tranh l nh sn
xut Trung Quc, cụng ty Biti's cũn phi i mt vi cỏc i th cnh


tranh ln nh: cỏc cụng ty giy dộp Thỏi Lan, cỏc thng hiu ni ting
Nike, Adidas, cỏc thng hiu giy da ca ý, Mv c cụng ty Bitas
ca Vit Nam Trung Quốc , công ty Biti's còn phải đối mặt với các
đối thủ cạnh tranh lớn nh: các công ty giày dép Thái Lan, các thơng hiệu
nổi tiếng Nike, Adidas, các thơng hiệu giày da của ý, Mỹvà cả
công ty Bitas của Việt Nam
Sn phm Bita's ang ngy cng thõm nhp mnh vo th trng
Trung Quc m phn ln l thụng qua mng li tiờu th sn cú ca
15
Nguyễn Thị Lan Phương
Biti's. Đây là một bật lợi cho việc thâm nhập sản phẩm Biti's vào thị
trường Trung Quốc. Người tiêu dùng ở đây dễ chấp nhận sản phẩm Bita's
vì cho rằng Bita's thuộc công ty Biti's và có chất lượng như Biti's. Bita's
có chính sách kinh doanh khá linh động: không qui định tỷ giá, không cần
lên hợp đồng đặt hàng và đặt cọc, chỉ cần gọi hàng là được đáp ứng.
Hàng Biti's chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nên buộc các tổng kinh tiêu
này phải lấy thêm hàng Bita's.
+ Sản phẩm của Trung Quốc chưa bao phủ hết thị trường.
Tuy môi trường cạnh tranh của Trung Quốc là rất khó khăn nhưng
theo các nhà kinh tế Việt Nam nếu các nhà kinh doanh Việt Nam biết tìm
“ngách” thì vẫn có the “chen” chân vào thị trường này và thực tế Biti’s đã
làm được điều đó. Biti’s đã tìm ra được hai điểm có thể tận dụng để
“chen” chân vào:
Thứ nhất về vị trí địa lý : Việc vận chuyển giao lưu buôn bán giữa
các tỉnh phía đông có nền kinh tế phát triển với các tỉnh phía Tây của
Trung Quốc diễn ra không thuật lợi do điều kiện về giao thông cách trở
nên thị trường phía tây còn nhiều khoảng chống để Biti’s có thể thâm
nhập vào.
Thứ hai: Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất thế giới, do vậy
việc đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh chóng, điều này đã làm cho các


nhà sản xuất Trung Quốc bỏ qua nhu cầu tiêu dùng của người dân ở một
số vùng trong nước, đặc biệt các tỉnh phía tây, nơi có mức sống thấp hơn
16
Nguyễn Thị Lan Phương
các tỉnh phía đông, nhưng rất cần các sản phẩm có chất lượng cao .Nhu
cầu này hoàn toàn phù hợp với sản phẩm được sản xuất trên chất liệu eva
mà công ty đang có thế mạnh .Chính vì điều đó Biti’s đã xúc tiến hoạt
động tại thị trường này, công ty đã đặt văn phòng đại diện tại Hà Khẩu,
20 tổng kinh tiêu và 200 đại lý, và công ty đã đăng ký bảo hộ thương hiệu
tại thi trường này.
Bên cạnh đó Biti’s cũng biết cách thâm nhập vào thị trường này. Sản
phẩm của Biti’s không trùng mẫu mã, chủng loại với hàng Trung Quốc để
tránh cạnh tranh trực tiếp không có lợi cho ta .
Công ty này đã sản xuất được nhiều sản phẩm thích hợp với mùa
nóng, trong khi ở Trung Quốc, các sản phẩm thích hợp với mùa lạnh lại
nhiều hơn
Vì vậy nếu biết khai thác các lợi thế này thì Biti’s sẽ dạt được thành
công như mong muốn khi thâm nhập vào đây.
2.2.2. Môi trường bên trong.
2.2.2.1 Khả năng vượt trội của Biti's.
Kết quả kinh doanh của công ty Biti's trong 3 năm qua (2000, 2001,
2002) được thể hiện qua10 chỉ tiêu về hoạt động của công ty:
Biti's có một thương hiệu uy tín.
Trong 447 doanh nghiệp vừa được người tiêu dùng trong cả nước
bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao 2003. Biti's được xếp hàng thứ
17
Nguyễn Thị Lan Phương
2 trong tốp 10 doanh nghiệp đầu tiên.Trong đó Biti's đã 7 năm liền đạt
danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
Bà Phạm Chi Lan – Phó chủ tịch phòng thương mại CNVN nói:


“Nếu người Nhật tự hào và ủng hộ với các sản phẩm Sony, Honda…thì
người Việt Nam cũng có thể tự hào với các sản phẩm của Việt Nam như
Vinamilk, Biti's.”
Thực tế cho thấy, những sản phẩm của các doanh nghiệp trên
không chỉ khẳng định được thương hiệu mạnh dưới mắt người tiêu dùng
Việt Nam, mà còn khẳng định được ở thị trường nước ngoài, trong đó có
thị trường Mỹ. Biti's đã 7 năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất
lượng cao.
Nhờ có uy tín mà lãnh đạo tỉnh Lào Cai chọn Tổng Công ty Biti's
làm chủ đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại quốc tế cửa khẩu Lào
Cai vì biti's là một doanh nghiệp làm việc có trách nhiệm, uy tín, sản
phẩm của biti's đã có mặt ở 40 nước trên thế giới. Không những Biti's
được nhiều doanh nghiệp trong nước tín nhiệm, mà còn được sự tín
nhiệm của chính phủ và các ban ngành ở trung ương. Quan trọng hơn
nữa, Biti's có uy tín với người Vân Nam nói riêng và Trung Quốc nói
chung. Biti's không những là cầu nối với các nhà doanh nghiệp Việt Nam
mà còn là cầu nối của các nhà doanh nghiệp Trung Quốc với Việt Nam.
Xây dựng trung tâm thương mại quốc tế cửa khẩu Lào Cai không phải để
18
Nguyễn Thị Lan Phương
nhằm kinh doanh toà nhà, mà để khai thác toà nhà này thành trung tâm
xúc tiến thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc.
Biti's đã được tổ chức trade leaderss club và các cơ quan biên tập
Office ( TâyBan Nha) tặng giải thưởng nhãn hiệu uy tín nhất năm 1997.
Năm 2001, công ty đã được tổ chức BVQI của Vương quốc Anh và
Quacert của tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam cấp giấy chứng nhận
chất lượng quốc tế ISO 9001.
Đối với thị trường xuất khẩu chất lượng cao, mẫu mã hợp thời
trang, phục vụ tốt, sản phẩm của Biti's đã được xuất khẩu ngày càng
nhiều sang hơn 40 nước trên thế giới.ở thị trường Trung Quốc sản phẩm


của công ty đã luôn được bán hết do có được uy tín và niềm tin có người
tiêu dùng.
Doanh thu liên tục tăng, năm 2002, doanh thu xuất khẩu của công
ty đạt 168, 8 tỷ, tăng 6, 3 % so với 2001 và liên tục tăng trong 3 năm gần
đây. Thương hiệu Biti's đã và đang từng bước vươn ra thị trường thế giới
và đã có những bước thành công nhất định.
Sản phẩm phong phú và đa dạng.
Mẫu mã và chủng loại sản phẩm rất đa dạng và phong phú, đáp
ứng những nhu cầu khác nhau của mọi thành phần, lứa tuổi khách hàng
trên cả phương tiện tiêu dùng cũng như làm đẹp.
Các nhóm sản phẩm của Biti's gồm có:
 Nhóm sản phẩm xốp eva(ethyl vinyl acetat)
19
Nguyễn Thị Lan Phương
 Nhóm dép lưới, công nghệ và nguyên liệu chính là eva và
vải lưới.
 Nhóm sản phẩm PU(poly urethane)
 Nhóm giầy thể thao dùng kỹ thuật tiên tiến về lưu hoá, Ðp
muộn và phun .Nguyên liệu chính là cao su tổng hợp, da, giả
da và các loại vải .
Bên cạnh những nguyên liệu chính công ty còn sử dụng vật tư.
nguyên liệu, phụ liệu. Mục đích là tạo sự phong phú về chất liệu và mỹ
thuật, tạo nên sự đa dạng của sản phẩm để phục vụ tốt nhu cầu người tiêu
dùng.
Hệ thống kênh phân phối phát triển mạnh.
Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty Biti's cửa hàng đại lý,
điểm bán phủ rất nhiều vùng rộng lớn. Hiện nay, tiếp tục phát triển thêm
các đại lý mới tại các khu vực thị trường còn trống.Nhìn vào số lượng của
mỗi kênh là khá mạnh so với các đối thủ khác trong nước cũng như các
đối thủ nước ngoài. Toàn công ty có hơn 3500 đại lý.


Công tác phát triển thị trường đang thực hiện khá tốt, thể hiện:
+ Mức độ bảo phủ thị trường về mặt địa lý rộng khắp: hiện nay tại
các khu vực trọng điểm mạng lưới đại lý Biti’s đã có mặt tại hầu hết đến
các tuyến huyện. Đối với các khu vực vùng sâu vùng xa thì các chi nhánh
đã tập trung phát triển được các đại lý tới các khu vực thị trấn, trung tâm
của tỉnh.
20
Nguyễn Thị Lan Phương
+ Riêng thị trường Trung Quốc công ty đã có 20 tổng đại lý và hơn
200đại lý tiêu thụ và 3 văn phòng đại diện, và Biti’s còn đang có kế
hoạch xây dựng thêm các đại lý tiêu thụ ở khu vực miền Đông để khai
thác thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này.
Biti's có một đội ngò cán bộ trẻ năng động đầy nhiệt tình.
Biti’s là một công ty tư nhân lớn và ngày càng phát triển, công ty
hiên có 7000 cán bộ công nhân viên trong đó có hơn 10% có trình độ đại
học và sau đại học, và ngày càng được tuyển dụng cẩn thận và đào tạo
một cách kỹ lưỡng. Phương châm đào tạo của Biti’s là “Người mới hãy
mau cũ, Người cũ hãy mau cũ hơn” nhờ vậy mà những người mới rất
mau có tay nghề, trình độ quản lý tốt. Để từ đó “mới” lên những sáng
kiến kỹ thuật, có bước tiến công đột phá.
Công ty đã xây dựng một mái nhà chung trong đó mọi thành viên
đều tâm niệm “hãy làm việc để công ty cần chúng ta, chứ không phải
chúng ta cần công ty” .Trong công việc, trong hưởng thụ Biti’s luôn tạo
sự công bằng hoàn hảo, bất kỳ ai cũng có điều kiện làm việc được khen
thưởng một cách chính đáng nên đã thúc đẩy tinh thần làm việc rất cao để
tạo ra nhiều sáng kiến nhằm phát triển sản phẩm, điều đó thể hiện một
chủng loại sản phẩm khổng lồ với hơn 5000 chủng loại và hàng năm công
ty còn tạo ra hơn 30 mẫu sản phẩm mới.
21
Nguyễn Thị Lan Phương


Biti's có dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan và
Hàn Quốc.
Ngay từ khi mới thành lập người sáng tạo ra Biti’s ông Vưu Khải
Thành đã sang Hàn Quốc học hỏi kinh nghiệm sản xuất giầy dép ở đây để
thay thế cho công nghệ sản xuất thủ công .Riêng công ty DoNa Biti’s cố
có nghệ sản suất hoàn toàn của Đài Loan do được chuyển giao từ công ty
liên doanh của Biti’s với công ty Pouchen của Đài Loan
Về loại hàng dép xốp cho đến nay, Biti’s vẫn được coi là nhà cung cấp
dép xốp độc quyền trên thị trường Việt Nam vì gần như chỉ có một mình
công ty là có công nghệ sản xuất dép xốp.
Nhờ được sản xuất bằng công nghệ hiện đại và nguyên liệu ngoại nhập
nên giầy dép Biti’s có thể đảm bảo được các tiêu chuẩn quốc tế về chất
lượng. Điều này được khẳng định bằng việc Biti’s đạt được chứng chỉ
ISO 9001 do tổ chức BVQI của Vương Quốc Anh và Quacert của tổng
cục đo lường chất lượng Việt Nam cấp. Điều này rất Ýt các doanh nghiệp
giầy dép trong nước đạt được (Công ty Thượng Đình mới chỉ đạt chứng
chỉ ISO 9002 do Quacert cấp).
2.2.2.2. Điểm yếu.
Song song với kết quả bước đầu đạt được như trên, vẫn còn đó
những yếu kém, tồn tại của tất cả các đơn vị trên toàn hệ thống kinh
doanh nội địa & biên mậu, mặc dù tuỳ lúc, tuỳ nơi những yếu kém này đã
bộc lé ở mức khác nhau song chúng có cùng tính chất, bản chất giống
22
Nguyễn Thị Lan Phương
nhau, làm kìm hãm, suy yếu sức phát triển mà lẽ ra thành quả sau 8 năm
cải cách phải cao hơn nhiều. Để vững mạnh hơn, năng động hơn và khỏe
mạnh hơn, hệ thống kinh doanh nội địa và biên mậu phải tiếp tục cải cách
triệt để đạt chất lượng toàn diện. Các yếu kém tồn tại, cụ thể là:
Nguyên vật liệu phải nhập khẩu nhiều.
Cùng nằm trong tình trạng giầy dép Việt Nam, sản phẩm của công ty


cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu nhiều. theo thống kê tỷ lệ nội địa
hoá trên mỗi sản phẩm giầy da của Việt Nam là rất thấp chỉ vào khoảng
20% đến 30%.chính vì thụ động trong nguyền nguyên liệu nên đã gây
khó khăn cho công ty trong việc thay đổi mẫu mã kiểu dáng.
Năng lực marketing còn chưa cao, hoạt đông marketing chưa thường
xuyên còn chưa rõ nét.
Các hình thức chiêu thị của Biti's còn quá đơn giản, Ýt thay đổi, thiếu
tính sáng tạo, lại lặp đi lặp lại một cách định kỳ nên đối thủ cạnh tranh dễ
nhận biết và đưa ra các chương trình chiêu thị nhằm hạn chế khả năng thu
hót sức mua của công ty Biti's. Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh cũng
nghiên cứu và đánh Biti's thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Công tác chiêu thị còn thụ động, chủ yếu là trông chờ vào các
chương trình khuyến mại định kỳ, quảng cáo truyền hình, báo chí, Pano
mà không chủ động tìm hiểu các đặc thù khu vực để có các chương trình
tiếp thị vào đối tượng tiềm năng là trẻ em, học sinh còn chưa triệt để, còn
tâm lý sợ chi phí các nhân viên tiếp thị bán hàng khu vực chưa được nâng
23
Nguyễn Thị Lan Phương
tầm đạt tính chuyên nghiệp và tự chủ, tự ý thức trách nhiệm nhằm đủ khả
năng thực hiện các chương trình tại địa bàn mình quản lý cũng như
đương đầu với việc cạnh tranh trên thị trường.
Nguồn nhân công chưa có tính chuyên ngiệp cao.
Tình trạng yếu kém của công nhân thể hiện trên một số mặt sau:
 Năng lực và tính chuyên nghiệp trong làm việc của cán bộ nhân
viên hệ thống kinh doanh nội địa và biên mậu trong các năm qua có nâng
cao nhưng vẫn chưa đạt được tính chuyên nghiệp.
 Chất lượng nhân sự còn yếu về ý thức, tinh thần, trách nhiệm,
năng lực và tố chất, điều này do công tác tuyển dụng ban đầu còn tuỳ
tiện, chưa chính xác. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng chưa được tốt, bố
trí chưa đúng người, đúng việc, còn tuỳ tiện, cảm tính, thụ động nên


không phát huy được sở trường của từng cán bộ công nhân viên dẫn đến
kết quả làm việc kém.
 Ý thức các cán bộ nhân viên làm việc còn xảy ra tình trạng "lánh
xa tìm gần - lánh nặng tìm nhẹ" cần phát hiện và xử lí triệt tiêu thay vào
đó là các ý thức tự giác cao và có trách nhiệm trong việc phát triển và
chiếm lĩnh thị trường trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay làm điều kiện
cho việc nâng cao doanh số bán, nâng cao thị phần, chủ động cạnh tranh.
2.2.2.3 Hoạt động tạo giá trị.
Hoạt động chủ yếu .
* Hoạt động sản xuất
24
Nguyễn Thị Lan Phương
Biti’s là một công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô lớn, được thể
hiện bằng một hệ thống gồm 4 công ty. Với 4000 kênh phân phối và hơn
5000 chủng loại sản phẩm. Mỗi năm năng lực sản xuất của công ty Biti’s
thành phố HCM là 10 triệu đôi, của công ty DONA Biti’s là 3 triệu đôi,
của công ty liên doanh Sơn Quán- TP.HCM là 3 triệu đôi.(năm 2001)
Công ty có một nguồn lực tài chính mạnh tạo điều kiện cho hoạt
động sản xuất được chủ động
* Phát triển chủng loại sản phẩm.
Tuy sản phẩm của Biti’s được đánh giá là phong phú về chủng loai
nhưng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng công ty không
ngừng đổi mới. Công ty còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đặc biệt bằng
chứng là công ty đã mặt hàng giầy dép y tế .Mặt hàng này sẽ là một sự
đột phá cho việc quảng bá thương hiệu của Biti’s và mở rộng mạng lưới
tạo Ên tượng cho người tiêu dùng bởi tính năng chữa bệnh của nã
Màu sắc cũng tạo nên sự đa dạng của sản phẩm nhận thức được điều
này, Công ty Biti’s cũng đã chú trọng vào việc thiết kế ra những đôi giầy,
đôi dép kiểu dáng thời trang. Sản phẩm đã được thiết kế với nhiều đường
nét đẹp, được thiết kế theo các catalogue mới nhất của các hãng sản xuất


giầy dép nổi tiếng thế giới, thích hợp với mọi lứa tuổi. Bằng các hình
thức như thêu, in lụa, bế hình, Ðp, …, Biti’s đã tạo cho sản phẩm của
mình nhiều mẫu mã đa dạng và phong phó.
* Marketing và bán hàng.
25

7 bài học kinh nghiệm trong kinh doanh cần nắm vững

  • Kinh doanh

Có thể nói, bài học kinh nghiệm trong kinh doanh là vô vàn. Đây là điều không thể nói hết trong sách vở mà nó chỉ được đúc rút từ thực tế.

Trong cuộc sống, để có được những thành tích cao, thành công ắt hẳn mỗi người đều phải trải qua những thất bại, sự cố để lấy đó làm bài học. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh thì sự thất bại là điều không thể tránh khỏi.

Điều quan trọng là bạn biết rút ra những bài học kinh nghiệm trong kinh doanh sau những lần vấp ngã đó để tạo nên thành công trong những lần kinh doanh tiếp theo.

Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp việt nam

  • doc
  • 36 trang

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Đa phần các doanh nghiệp của nước ta những năm về trước thời cơ chế
bao cấp có các mặt hàng do nhà nước quy định hoặc chủ yếu là nhập khẩu. Vì
thế hàng hóa của họ không mang tính cạnh tranh nên các doanh nghiệp thực hiện
công tác nghiên cứu thị trường là rất hạn chế. Nhưng trong những năm trở lại
đây, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, khoa học kỹ thuật lại rất phát
triển nên số lượng hàng hóa sản xuất ra nhiều cùng chủng loại thì vô cùng phong
phú. Để doanh nghiệp thành công thì các doanh nghiệp cần thực hiện công tác
nghiên cứu thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường có tốt thì mới tạo điều
kiện để doanh nghiệp có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu thị trường và tạo
ra khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp một cách vững
chắc, và có hiệu quả.
Vậy việc quan trọng hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp nước ta là công tác nghiên cứu thị trường. Vì thế em xin chọn
đề án “Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam” để
nghiên cứu.
Đề án được chia làm ba phần chính như sau:
Phần I: Lý thuyết chung về công tác nghiên cứu thị trường.
Phần II: Thực trạng về công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt
Nam.
Phần III: Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường ở các
doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng do sự hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức
thực tiễn, sự hạn chế về nguồn tài liệu nên đề án của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và phê bình của các thầy cô
để em có thể hoàn thiện hơn đề án này.
Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô
giáo Nguyễn Thu Thủy đã giúp em hoàn thiện đề án này.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ
TRƯỜNG.
1. Khái lược về nghiên cứu thị trường
1.1 Khái niệm về thị trường
1.1.1 Khái niệm:
Theo khái niệm căn bản của marketing, thị trường là tập hợp những người
mua hàng hiện có và sẽ có. Để tìm hiểu bản chất của thị trường, chúng ta giả
định nền kinh tế giản đơn gồm bốn thành phần: một ngư dân, một thợ săn, một
thợ gốm và một nông dân. Bốn thành phần này tìm cách thỏa mãn nhu cầu của
mình theo ba phương thức khác nhau:
+ Tự cung tự cấp
+ Trao đổi phân tán
+ Trao đổi tập trung
Sự phát triển của thị trường gắn liền với sự phát triển của sản xuất và đến
lượt nó thị trường phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thị trường là địa
điểm cụ thể nhưng người mua và người bán không nhất thiết phải gặp nhau.
Theo định nghĩa mới nhất của Luật cạnh tranh đưa ra, thị trường là một
môi trường được xác định bởi hai yếu tố: sản phẩm( hàng hóa, dịch vụ) và khu
vực địa lý của sản phẩm. Sản phẩm bao gồm toàn bộ hàng hóa, dịch vụ mà cơ
quan quản lý cạnh tranh xem xét. Khu vực địa lý của sản phẩm là khu vực ở đó
các điều kiện cung và cầu của các sản phẩm nói trên được coi là đồng nhất.
1.1.2 Đặc điểm chung của thị trường
Thị trường hoạt động theo các quy luật kinh tế khách quan của nó như là
quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá cả, giá trị cơ chế này được gọi là cơ chế tự
điều tiết. Nó diễn ra tự nhiên. Bên cạnh sự vận động khách quan của các quy
luật kinh tế trên thị trường còn có sự tác động tham gia của các cơ quan quản lý
nhà nước bao gồm chính phủ các bộ ngành địa phương, các đơn vị trung gian.
Sự tham gia của các cơ quan này nhằm khắc phục những mặt trái của cơ chế thị
trường tự điều tiết phát sinh ra.
Thị trường luôn luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác
nhau. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn nắm bắt kịp thời sự
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

biến động của thị trường, trên cơ sở hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng và tác động,
mức độ tác động của các nhân tố này để điều chỉnh phương án, kế hoạch kinh
doanh cho thích hợp với mọi thời điểm khác nhau.
Thị trường ngày được mở rộng làm cho thị trường khu vực gắn liền với
thị trường thế giới, thị trường quốc gia gắn liền với thị trường quốc tế. Tuy nhiên
phải có sự khác biệt về hàng hóa giữa các quốc gia do yêu cầu đòi hỏi của người
tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau.
1.2 Khái niệm nghiên cứu thị trường
1.2.1 Khái niệm
Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình thu thập, xử lý và phân tích
số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định Quản Trị.
Đó chính là quá trình nhận thức một cách khoa học, có hệ thống mọi nhân tố tác
động của thị trường mà doanh nghiệp phải tính đến khi ra các quyết định kinh
doanh, phải điều chỉnh các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường và tìm
cách ảnh hưởng tới chúng.
Cũng có thể hiểu đơn giản nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, lưu
giữ và phân tích thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường một
cách có hệ thống.
1.2.2 Mục đích của nghiên cứu thị trường
Một mặt, mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là xác định thực trạng
của thị trường theo các tiêu thức có thể lượng hóa được. Mặt khác, nghiên cứu
thị trường phải giải thích các ý kiến về cầu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp
cũng như những lý do người tiêu dùng mua( không mua) sản phẩm, lý do về tính
trội hơn của việc cung cấp sản phẩm trong cạnh tranh. Đây là cơ sở để ban hành
các quyết định cần thiết về sản xuất và tiêu thụ.
Nghiên cứu thị trường không giới hạn ở thị trường hiện tại mà phải chú ý
tới thị trường tương lai của doanh nghiệp mà trước hết là thị trường doanh
nghiệp muốn chinh phục. Để tạo ra và xử lý các thông tin cần thiết phải đặc biệt
chú ý sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học, tâm lý học, toán học và
thống kê học.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

Nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn hay
sự khao khát của khách hàng và đó chính là chìa khóa để mở rộng một thị
trường đầy tiềm năng khác. Đây là mục tiêu đáng để phấn đấu của các doanh
nghiệp dù rất khó nắm bắt. Nền kinh tế của chúng ta ngày càng tinh vi và có tính
cạnh tranh cao. Chúng ta có nhiều lựa chọn để đáp ứng được nhiều hơn những
nhu cầu, mong muốn thiết yếu của khách hàng. Ta đã đề cập đến vấn đề khai
thác những thứ có thể sẽ là một nhu cầu lớn nhằm mục đích duy trì sự cạnh
tranh và đó cũng không chỉ nhằm khẳng định mục tiêu “ tạo dựng thương hiệu”
độc nhất. Nếu như hơn 90% tổng sản phẩm không thể bán được thì những nhà
nghiên cứu thị trường phải chịu trách nhiệm. Những sản phẩm đó tiếp tục có
những dấu hiệu giống nhau và không có sự phân biệt rõ ràng vì những chiến
thuật dùng để nghiên cứu thị trường thông thường là những điều đã quá cũ.
2. Nội dung chủ yếu của nghiên cứu thị trường
2.1 Nghiên cứu cầu
Cầu về một loại sản phẩm phản ánh một bộ phận nhu cầu có khả năng
thanh toán của thị trường về sản phẩm đó. Nghiên cứu cầu nhằm xác định được
các dữ liệu về cầu trong hiện tại và khoảng thời gian tương lai xác định nào đó.
Nghiên cứu cầu của sản phẩm thông qua các đối tượng có cầu: các doanh
nghiệp, gia đình và tổ chức xã hội khác.
Để nghiên cứu cầu có thể phân thành hai loại là sản phẩm và dịch vụ.
Trên cơ sở đó lại tiếp tục phân chia sản phẩm thành vật phẩm tiêu dùng hay tư
liệu sản xuất, dịch vụ thành nhiều loại dịch vụ khác nhau. Về bản chất, nhiều
nhà quản trị học cho rằng dịch vụ cũng thuộc phạm trù vật phẩm tiêu dùng.
Khi xác định cầu vật phẩm tiêu dùng cần chú ý đến đối tượng sẽ trở thành
người có cầu. Những người có cầu cần phải được phân nhóm theo các tiêu thức
cụ thể như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập,... Đối với nhiều loại
vật phẩm tiêu dùng mức thu nhập là nhân tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất.
Việc nghiên cứu cầu còn dựa trên cơ sở phân chia cầu theo khu vực tiêu thụ, mật
độ dân cư, các thói quen tiêu dùng cũng như tính chất mùa vụ.
Với sản phẩm là tư liệu sản xuất sẽ phải nghiên cứu số lượng và quy mô
của các doanh nghiệp có cầu, tính chất sử dụng sản phẩm hiện đại và khả năng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

thay đổi trong tương lai. Trong nghiên cứu thị trường nói chung và nghiên cứu
cầu nói riêng cần chú ý nghiên cứu sản phẩm thay thế.
Việc thường xuyên nghiên cứu nhằm xác định thay đổi cầu do tác động
của các nhân tố như mốt, sự ưa thích, sản phẩm thay thế, thu nhập và mức sống
của người tiêu dùng. Đồng thời, phải giải thích phản ứng cụ thể của người tiêu
dùng trước các biện pháp quảng cáo, các phản ứng thay đổi của đối thủ cạnh
tranh trước những chính sách bán hàng mới của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên
cứu thị trường còn nhằm giải thích những thay đổi do sự phát triển của toàn bộ
ngành kinh tế- kỹ thuật, nguyên nhân mùa vụ hay suy thoái kinh tế.
Nghiên cứu thị trường không chỉ có nhiệm vụ tạo ra các cơ sở dữ liệu về
thị trường mà hơn thế, còn phải tìm ra các khả năng có thể ảnh hưởng tới cầu.
Đó chẳng hạn là giá cả sản phẩm, giá cả các sản phẩm thay thế, thu nhập của
người tiêu dùng, các biện pháp quảng cáo cũng như co dãn của cầu đối với từng
nhân tố tác động tới nó…
2.2 Nghiên cứu cung
Nghiên cứu cung để hiểu rõ các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai.
Sự thay đổi trong tương lai gắn với khả năng mở rộng( thu hẹp) quy mô các
doanh nghiệp cũng như sự thâm nhập mới( rút khỏi thị trường) của các doanh
nghiệp hiện có.
Nghiên cứu cung phải xác định được số lượng đối thủ cạnh tranh hiện tại
và tiềm ẩn, phân tích các nhân tố có ý nghĩa đối với chính sách tiêu thụ của đối
thủ như thị phần, chương trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và chính sách
khác biệt hóa sản phẩm, chính sách giá cả, phương pháp quảng cáo và bán hàng,
chính sách phục vụ khách hàng cũng như các điều kiện thanh toán và tín dụng.
Mặt khác, phải làm rõ khả năng phản ứng của đối thủ trước các giải pháp về giá
cả, quảng cáo, xúc tiến bán hàng,… của doanh nghiệp.
Trong thực tế, trước hết doanh nghiệp phải quan tâm nghiên cứu các đối
thủ mạnh, chiếm thị phần cao trong thị trường. Cần chú ý là không phải mọi
doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm đều trở thành đối thủ cạnh tranh
của doanh nghiệp vì khả năng cạnh tranh còn phụ thuộc vào yếu tố khu vực,

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

điều kiện giao thông cũng như các yếu tố gắn với khả năng giao lưu thương mại
khác.
Nghiên cứu cung không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu các đối thủ cạnh
tranh mà còn phải quan tâm đến các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế
cũng như những ảnh hưởng này đến thị trường tương lai của doanh nghiệp. Việc
nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sản phẩm thay thế gắn với việc xác định hệ
số co giãn chéo của cầu. Trong điều kiện hiện nay, nghiên cứu cung không thể
không chú ý đến các đối thủ cũng như hàng hóa thay thế tiềm ẩn từ các nước
trong khu vực ASEAN, rồi đến các nước thuộc tổ chức WTO.
2.3 Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ
Tốc độ tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu mà
còn tùy thuộc rất lớn vào việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Việc tổ chức mạng
lưới tiêu thụ cụ thể thường phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật, chiến
lược kinh doanh, chính sách và kế hoạch tiêu thụ…của doanh nghiệp. Khi
nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ phải chỉ rõ các ưu điểm, nhược điểm của từng
kênh tiêu thụ của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh, phải biết lượng hóa
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả tiêu thụ cũng như phân tích các
hình thức tổ chức bán hàng cụ thể của doanh nghiệp, cũng như của các đối thủ
cạnh tranh.
2.4 Nghiên cứu giá cả
Giá cả là một bộ phận không thể thiếu của thị trường. Giá cả đóng vai trò
quyết định trong việc mua hay không mua hàng của người tiêu thụ. Giá cả và thị
trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Thị trường
không những chi phối đến sự cấu tạo và mức độ hình thành giá cả mà ngày cũng
gây nên sự biến động gắt gao cả về hình thức và cường độ đối với thị trường.
Đối với các doanh nghiệp giá cả được xem như những tín hiệu đáng tin cậy,
phản ánh tình hình biến động của thị trường. Thông qua giá cả các doanh nghiệp
có thể bắt được sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như khả năng cạnh tranh của
mình trên thị trường.
Trên thị trường tuy người sản xuất và tiêu dùng đối lập nhau trong việc
thực hiện các chức năng riêng biệt của mình nhưng trong quan hệ trao đổi mua
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

bán họ vừa có quan hệ hợp tác và đấu tranh với nhau về giá, để cuối cùng các
bên đều đi đến chấp nhận hình thành nên một mức giá nào đó gọi là giá thị
trường.
2.5 Nghiên cứu cạnh tranh
Cạnh tranh là bất khả kháng, là linh hồn sống của cơ chế thị trường. Cạnh
tranh là động lực để phát triển kinh doanh. Cạnh tranh trong cơ chế thị trường là
cuộc chạy đua không đích giữa các nhà sản xuất kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại cả ba trạng thái cạnh tranh: Cạnh tranh giữa
những người bán với nhau, cạnh tranh giữa những người mua với những người
bán, cạnh tranh giữa những người mua.
Đồng thời với cạnh tranh về giá các doanh nghiệp còn cạnh tranh nhau
bằng chất lượng sản phẩm, bằng các phương thức thanh toán…Khi đó, các
doanh nghiệp nào không đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ bị đào thải khỏi thị
trường. Mọi doanh nghiệp phải chịu sức ép không ngừng hoàn thiện giá trị sử
dụng, tăng cường các hình thức dịch vụ. Do vậy cạnh tranh kinh tế là phương
thức vận động để phát triển nền kinh tế thị trường, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận
tối đa của doanh nghiệp. Qua đó lợi ích của người tiêu dùng và của xã hội được
nâng cao hơn.
2.6 Nghiên cứu mối quan hệ cung, cầu và giá cả
Các bộ phận cấu thành thị trường là: cung, cầu. giá cả và cạnh tranh.
Chúng không tồn tại độc lập riêng rẽ với nhau mà chúng luôn tác động qua lại
lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất, đó là thị trường.
Trên thị trường, mỗi hàng hóa đều có một hàm cung và một hàm cầu tuân
theo quy luật cung và quy luật cầu. Kết hợp hai quy luật này ta có quy luật cung
cầu. Theo quy luật cung cầu thì một hàng hóa sẽ được bán theo giá vừa phối hợp
với cung lại vừa phối hợp với cầu tức là ở đó, cung và cầu gặp nhau. Tại mức
giá thấp hơn mức giá cân bằng cầu sẽ lớn hơn cung, khi đó giá cả sẽ tăng lên để
đạt điểm cân bằng. Ngược lại, khi giá cả ở mức trên giá cân bằng cung sẽ lớn
hơn cầu, khi đó xuất hiện dư thừa hàng hóa. Người bán
muốn bán được hàng thì phải giảm giá cho đến khi mức giá lại trở về cân bằng.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

3. Các phương pháp nghiên cứu thị trường
3.1 Phương pháp nghiên cứu chung
3.1.1 Nghiên cứu chi tiết thị trường
Nghiên cứu chi tiết thị trường là việc nghiên cứu cụ thể từng thị trường bộ
phận được giới hạn bởi không gian và các tiêu thức cụ thể khác nhau. Nghiên
cứu chi tiết phải giải thích được cơ cấu thị trường tại một thời điểm nào đó và
phục vụ cho việc xác định cầu có khả năng và có hiệu quả cũng như những vấn
đề có ý nghĩa đối với việc tiêu thụ và mở rộng tiêu thụ.
3.1.2 Nghiên cứu tổng hợp thị trường
Nghiên cứu tổng hợp thị trường theo dõi diễn biến phát triển và thay đổi
của toàn bộ thị trường mỗi loại sản phẩm cụ thể. Nghiên cứu tổng hợp đem lại
cho người nghiên cứu cái nhìn toàn cục về thị trường và chỉ ra những nguyên
nhân của những thay đổi đồng thời diễn ra trên thị trường.
3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu trực tiếp
Đây là phương pháp trực tiếp tiếp cận thị trường để nghiên cứu thông qua
các hình thức điều tra tại chỗ, phỏng vấn, quan sát,…Nghiên cứu trực tiếp được
tiến hành qua các bước cụ thể như xác định đối tượng, phương tiện, mẫu nghiên
cứu trên các cơ sở mục đích, nhiệm vụ cũng như ngân quỹ dành cho công tác
nghiên cứu, chuẩn bị phương tiện nghiên cứu, các bảng hỏi, phiếu điều tra thích
hợp, chuẩn bị lực lượng và hướng dẫn nghiệp vụ, triển khai lực lượng điều tra,
xử lý số liệu điều tra và đưa ra các kết luận về thị trường.
Để điều tra nghiên cứu trực tiếp có hiệu quả, khâu chuẩn bị đóng vai trò
rất quan trọng: chuẩn bị đối tượng, nội dung cần nghiên cứu, xác định phương
pháp điều tra, chuẩn bị phiếu hỏi,…Phương pháp điều tra trực tiếp đòi hỏi hao
phí nhiều lao động, phương tiện và do đó chi phí kinh doanh cho hoạt động này
là lớn. Mặt khác, việc nghiên cứu trực tiếp không thể bao quát toàn bộ thị trường
mà phải theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Độ chính xác của các kết luận đưa
ra phụ thuộc rất lớn vào chất lượng công tác phân mẫu và sử dụng các kiến thức
phân tích lý thuyết xác suất thống kê.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

Để tăng tính hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đối tượng điều tra phải dựa
trên cơ sở kiến thức tâm lý học, xã hội học,… cũng như những hình thức điều
tra phong phú như: phỏng vấn( trực tiếp, qua điện thoại), phiếu thăm dò( tại chỗ,
gửi qua bưu điện) hay thu hút họ tham gia vào các trò chơi có thưởng( thăm dò
giá cả),… Tùy theo nội dung điều tra của hình thức cụ thể mà tiến hành chuẩn bị
các điều kiện cần thiết. Với hình thức phỏng vấn trực tiếp công việc chuẩn bị
bao gồm chuẩn bị đối tượng, phân nhóm đối tượng và chuẩn bị sẵn hệ thống câu
hỏi phỏng vấn thích hợp. Câu hỏi càng ngắn gọn, dễ hiểu bao nhiêu càng có khả
năng hấp dẫn đến kết quả mong muốn. Trong quá trình phỏng vấn phải sử dụng
các kiến thức, nghệ thuật giao tiếp, lái bị. Khi điều tra bằng phiếu thăm dò, mẫu
phiếu thăm dò phải được chuẩn bị chu đáo, ngắn gọn và đánh trúng tâm lý đối
tượng thăm dò, lôi cuốn họ quan tâm đến vấn đề người điều tra đang quan tâm.
Để quan sát thị trường người nghiên cứu cần trực tiếp tham gia vào quá trình
quan sát. Bằng các thiết bị quan sát đã chuẩn bị trước, người nghiên cứu quan
sát khách hàng: theo dõi cử chỉ, thái độ của khách hàng để phân tích và rút ra kết
luận cần thiết.
Nhìn chung nghiên cứu trực tiếp là phương pháp tốn kém và không đưa ra
được các kết luận đại diện cho thị trường. Vì vậy, chỉ nên sử dụng phương pháp
này bổ sung cho phương pháp gián tiếp, làm sáng tỏ các kết luận nhất định mà
bộ phận nghiên cứu thấy cần kiểm tra thêm trên thị trường.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu gián tiếp
Theo phương pháp này, việc nghiên cứu thị trường có thể dựa trên cơ sở
các dữ liệu do doanh nghiệp tạo ra như số liệu của kế toán tài chính, tính chi phí
kinh doanh, thống kê tiêu thụ sản phẩm, thống kê kết quả quảng cáo, báo cáo
của bộ phận bán hàng, phục vụ khách hàng,…Bên cạnh đó, còn sử dụng các dữ
liệu có ở bên ngoài doanh nghiệp như số liệu của các cơ quan thống kê, các số
liệu công bố trên báo chí, tạp chí cũng như số liệu công bố của các hiệp hội kinh
tế, các cơ quan nghiên cứu thị trường,… Nghiên cứu gián tiếp được tiến hành
thông qua các bước trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ cũng như ngân sách
dành cho nghiên cứu thị trường mà xác định đối tượng nghiên cứu, chuẩn bị lực
lượng và huấn luyện họ, tổ chức thu thập tài liệu, xử lý tài liệu và phân tích đưa
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

ra các kết luận về thị trường. Thị trường càng phát triển, phương pháp bàn giấy
càng đóng vai trò quan trọng.
Một số hình thức thăm dò:
STT
1
2
3
4
5
6

Tiêu thức
Phương pháp
Hình thức
Cách thức tiến hành

Các hình thức thăm dò
Thực nghiệm – không thực nghiệm
Viết – gọi điện – phỏng vấn
Theo khuôn mẫu – không theo khuôn

Tính chất
Đối tượng

mẫu
Trực tiếp – Không trực tiếp
Chuyên gia – thương gia – người tiêu

Hướng thăm dò

dùng
Thăm dò chuyên sâu – thăm dò rộng

4. Một số kỹ thuật chủ yếu sử dụng để phục vụ công tác nghiên cứu thị
trường.
4.1 Kỹ thuật thu thập và xử lý số liệu
Có thể phân chia quá trình thu thập số liệu thành hai giai đoạn: thu thập số
liệu ban đầu và quan sát chỉnh lý số liệu.
Càng ngày càng phát triển nhiều hình thức thăm dò khác nhau. Dù thu thập số
liệu bằng hình thức nào thì việc thiết kế câu hỏi thăm dò cũng đóng vai trò quan
trọng. Việc thiết kế câu hỏi đúng đắn, phù hợp đối tượng và đầy đủ
nội dung cần nghiên cứu luôn là điều kiện không thể thiếu để thu thập thông tin
về thị trường.
Trong giai đoạn thu thập số liệu ban đầu thì thăm dò ý kiến là phương
pháp có vai trò quan trọng bậc nhất. Có thể có các hình thức thăm dò ý kiến theo
một số tiêu thức phân loại trình bày như dưới biểu đồ sau:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

Câu hỏi
Câu hỏi đóng

Câu hỏi mở
Câu hỏi lựa
chọn

Dạng thông
thường

Câu hỏi đúng
sai

Dạng đặc
biệt
Câu hỏi kiểu
đối thoại
Câu hỏi
chung chung

Câu hỏi chọn
lọc

Dạng thông
thường

Số không
giới hạn

Dạng đặc
biệt
Câu hỏi kiểu
thang bậc
Số có giới
hạn

Ở phương thức
không xác định

Giới hạn dưới

Ở phương
thức xác định

Giới hạn trên

Người làm công tác thu thập số liệu phải lựa chọn hình thức thu thập số
liệu ban đầu thích hợp. Trong thực tế việc tập hợp số liệu thường dựa trên cơ sở
“nghiên cứu mẫu”. Để tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mẫu có hiệu quả
vấn đề chọn mẫu đóng vai trò rất quan trọng. Để sử dụng các số liệu thu thập
ban đầu phải xử lý số liệu thu thập được nhằm loại bỏ những số liệu cá biệt,
không mang tính quy luật, có thể do những nguyên nhân bất thường gây ra.
Muốn xử lý số liệu thu thập ban đầu phải thông qua nghiên cứu tổng hợp thị
trường. Có thể có nhiều hình thức nghiên cứu tổng hợp thị trường.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

4.2 Phân tích số liệu
Sau khi đã tập hợp được các số liệu cần thiết sẽ phải tiến hành phân tích
số liệu. Có thể sử dụng phương pháp ma trận để phân tích số liệu. Trong ma trận
phân tích số liệu các dòng mô tả các nhân tố và các cột mô tả các đặc trưng của
các nhân tố.
Cần phân biệt các phương pháp phân tích số liệu theo số lượng các biến
số nghiên cứu. Có thể phân tích và nghiên cứu các nhân tố chỉ theo một cột số
liệu, tức là chỉ một biến số( phương án) nào đó, cũng có thể phân tích và nghiên
cứu các nhân tố theo mọi biến số có thể của chúng. Càng nghiên cứu nhiều biến
số của các nhân tố thì các kết luận đưa ra càng có cơ sở vững chắc hơn.
Khi phân tích số liệu phải biết loại bỏ những nhân tố mang tính chất ngẫu
nhiên, cá biệt. Kết quả của phân tích số liệu là đưa ra bức tranh cụ thể về thị
trường tiêu thụ từng loại sản phẩm ở từng thị trường khu vực, trong từng khoảng
thời gian,…
Ngoài ra, phải biết dựa trên co sở các kết quả phân tích và các kết quả dự
báo sự thay đổi các nhân tố, yếu tố thị trường mà dự báo các kết quả tiêu thụ
trong tương lai làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Vấn đề khác nhau giữa các doanh nghiệp khi nghiên cứu thị trường chủ
yếu là ở tính chất cụ thể khi phân đoạn thị trường để nghiên cứu và đáp ứng cầu
thị trường: “ Công ty Fingerhut có khoảng 1400 đề mục thông tin về mỗi khách
hàng gồm nhóm dân số, kiểu sống và hoạt động mua bán trong quá khứ của
đương sự. Công ty ấy có thể cho ta biết một khách hàng cụ thể là đáng tín nhiệm
không và đã phân khách hàng của mình thành cả ngàn nhóm. Công ty sẽ dựa vào
đó để dự đoán họ sẽ mua gì trong lần tới nếu đưa ra đúng mẫu quảng cáo lọt vào
mắt họ”.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ
TRƯỜNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.
1. Thực trạng thị trường và hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt
Nam.
1.1 Thực trạng về thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam
Vấn đề lớn nhất của DN ở thời điểm này là đang rất thiếu thông tin về thị
trường, bao gồm thị phần của từng loại sản phẩm trên thị trường, sức mua của
thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng...Đáng lẽ ra, đây là công việc mà doanh
nghiệp phải tiến hành nghiên cứu để có được chiến lược kinh doanh phù hợp.
Song, vì doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ cũng như nguồn lực hạn chế, nên
họ chưa thể tìm hiểu kỹ được thị trường nội địa. Lần này, với đề án đang triển
khai, Nhà nước sẽ hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp có được cái nhìn khá toàn diện
về thị trường của một số mặt hàng”.
Theo đó, các mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất trong nước gồm nông
sản chế biến, may mặc, da giày và đồ dân dụng sẽ được chú ý để nghiên cứu kỹ.
Nhóm các mặt hàng này được tiến hành nghiên cứu trước hết là bởi đây là các
mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước có khả năng sản xuất những
mặt hàng này khá tốt. Thông tin cụ thể từ việc nghiên cứu thị trường với các sản
phẩm nói trên sẽ cung cấp cho doanh nghiệp được cái nhìn khá toàn diện về mức
tiêu thụ của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng... tại những vùng miền cụ
thể. “Đây là những thông tin mồi giúp cho doanh nghiệp có được chiến lược
kinh doanh tốt hơn tại thị trường nội địa trong thời gian tới”.
Điều này được lý giải rằng, từ những thông tin mà cơ quan chuyên môn
cung cấp, các doanh nghiệp sẽ rút ra được những kinh nghiệm về việc tổ chức
sản xuất, xây dựng hệ thống phân phối, nhận dạng thị trường rõ hơn. Từ đó,
doanh nghiệp sẽ khai thác hiệu quả thị trường nội địa. Các chuyên gia cho biết
thêm, sau khi đã làm tốt các mặt hàng này, các nghiên cứu sẽ tiến hành với
những mặt hàng khác để tăng thêm lượng thông tin cho doanh nghiệp.
Một nội dung lớn nữa là trong thời gian tới, sẽ diễn ra những hội chợ
chuyên đề bán hàng Việt Nam. Thông qua việc tổ chức các hội chợ này, doanh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

nghiệp cũng sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý cho việc ứng xử với người
tiêu dùng và thị trường. Việc tổ chức tuần lễ bán hàng Việt Nam về nông thôn
chính là giúp doanh nghiệp thực hiện công việc này. Xen kẽ những chương trình
này là các hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp
cũng như các tổ chức về vấn đề thị trường nội địa, thị trường nông thôn và các
vấn đề có liên quan.
Kế hoạch quảng bá, truyền thông để nâng cao nhận thức của người tiêu
dùng cũng như nhận thức của doanh nghiệp đối với hàng Việt Nam và thị trường
nội địa, nhất là thị trường nông thôn, cũng đang được chuẩn bị triển khai. Nếu
chương trình này được tổ chức hiệu quả, người tiêu dùng trong nước có thể sẽ
thay đổi hành vi mua sắm khi chú ý tới hàng sản xuất trong nước nhiều hơn.
Doanh nghiệp cũng sẽ nghiên cứu kỹ thị trường để phục vụ nhu cầu của
người tiêu dùng. Từ chính sách “mồi” này, các doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn
đầy đủ nhất về thị trường để ứng xử hợp lý nhất, phát huy lợi thế ngay trên “sân
nhà”.
1.2 Thực trạng về hoạt động Marketing của các doanh nghiệp Việt Nam
1.2.1 Thực trạng về hoạt động marketing trong những năm qua ở các doanh
nghiệp Việt Nam
Một số điểm khác giữa hoạt động marketing của các doanh nghiệp nước ngoài
và doanh nghiệp Việt Nam:
Thông thường các thương hiệu nước ngoài khi họ thâm nhập thị trường
Việt Nam, đối với họ việc này được xem như là việc phát triển thêm một thị
trường mới bên cạnh những thị trường mà họ đã sẵn có trong khu vực. Họ không
xuất phát như là một doanh nghiệp mới bắt đầu phát triển kinh doanh, xây dựng
một thương hiệu mới như đa số các doanh nghiệp Việt Nam.
Một điểm khác biệt cơ bản khác giữa những doanh nghiệp nước ngoài so
với đa số các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nước ngoài vào thị
trường Việt Nam với một chiến lược trung, dài hạn. Ngay từ đầu họ đã sẵng
sàng bỏ ra một ngân sách đầu tư cần thiết, và thậm chí sẵn sàng chấp nhận lỗ lã
từ 3-5 năm đầu tiên để thâm nhập thị trường và chiếm thị phần đa số. Trong khi
các doanh nghiệp Việt Nam thường được cho là thiếu tầm nhìn chiến lược, bị
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

hạn chế bởi khả năng quản trị và trình độ chuyên môn, họ không đủ sự tự tin và
trình độ chuyên môn để đánh giá xu hướng, cũng như tiềm năng của thị trường
để mà có thể vạch ra một chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp của mình.
Khả năng tài chính hạn hẹp cũng là một trong những điểm hạn chế cơ bản
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Điểm hạn chế này chính là sức
ép làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động với ưu tiên là có thể tồn tại
trong giai đoạn trước mắt hơn là nhằm đến phát triển bền vững lâu dài trong
tương lai.
Các doanh nghiệp nước ngoài thường đưa sang Việt Nam những nhân
viên có bề dày kinh nghiệm từ các thị trường gần gũi với Việt Nam như
Philippines, Thái Lan, Indonesia và họ tuyển dụng những nhân viên địa phương
am hiểu thị trường địa phương để phối hợp với những nhân viên nước ngoài có
trình độ chuyên môn cao. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ có
thể sử dụng nguồn nhân lực có sẵn từ địa phương, nguồn nhân lực vốn thích hợp
và quen thuộc với nền kinh tế bao cấp hơn là thị trường cạnh tranh tự do.
Các thương hiệu đã vào thị trường Việt Nam trên 5 năm hiện đã trải qua
giai đoạn thăm dò và thâm nhập thị trường, hầu hết đã chiếm được vị trí khá
vững chắc trên thị trường (CocaCola, Pepsi, Unilever, P&G, Toyota,BP, ICI,...)
và đã tạo ra lợi nhuận.
Qua quan sát có thể định hướng chiến lược chung của các doanh nghiệp
này như sau:
- Củng cố vị trí thị trường, duy trì độ nhận biết thương hiệu cao.
- Mở rộng thương hiệu để gia tăng quy mô kinh doanh và hiệu quả giá trị
- Ngân sách marketing được cân đối hiệu quả để đảm bảo mục tiêu lợi
nhuận.
Hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam:
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, marketing được xem như là một
công cụ hỗ trợ hoạt động bán hàng chủ yếu nhằm đạt mục tiêu bán hàng trong
năm hơn là một định hướng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp đa dạng hoá nghành nghề kinh doanh một cách tuỳ tiện, phát triển

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

thành tập đoàn gồm nhiều nghành nghề không liên quan gì với nhau mà lại
không có sự nghiên cứu chu đáo. Bước đi chiến lược này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nhiều doanh nghiệp chỉ nhìn phần nổi của tảng băng marketing. Họ chỉ
tập trung vào truyền thông đại chúng (ATL) mà không quan tâm và đầu tư thích
đáng vào các hoạt động marketing khác như, truyền thông BTL, kênh phân phối,
chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, chiến lược giá, R&D và logistics.
Ngoài ra ngay cả đối với các chiến dịch truyền thông ATL, nhiều doanh nghiệp
triển khai một cách thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp với các hoạt động
marketing khác. Hệ quả của việc làm này là:
- Doanh nghiệp không đạt kết quả mong muốn trong mốc thời gian đề ra.
- Doanh nghiệp nghi ngờ tính hiệu quả của những khoảng ngân sách đầu tư vào
thương hiệu.
- Chỉ chú trọng vào những mục tiêu trước mắt, nhất thời (bán được sản phẩm).
- Thiếu quan tâm thích đáng đến những mục tiêu mang tính chiến lược của
thương hiệu (định vị, quan hệ thương hiệu - người tiêu dùng, cá tính, điểm khác
biệt nổi trội của thương hiệu…
Nhiều doanh nghiệp thiếu tự tin, và có phần nào mang tính tự ti mặc cảm
(chẳng hạn như thương hiệu mới, doanh nghiệp nhỏ, thiếu nhân lực, khả năng tài
chính hạn hẹp, công nghệ lạc hậu, thiếu hiểu biết thị trường và khách hàng, thiếu
v.v.) nên không dám mạnh dạn đặt ra các mục tiêu to lớn, chỉ hoạt động cầm
chừng do vậy để vụt mất cơ hội.
1.2.2 Những chuyển biến quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động marketing của
doanh nghiệp:
WTO mở ra nhiều cơ hội và thị trường tiềm năng cho thương hiệu Việt
với môi trường cạnh tranh sòng phẳng hơn. Đồng thời cũng mở cửa thị trường
Việt Nam cho nhiều thương hiệu nước ngoài từ các nước trong khu vực và thế
giới. Áp lực cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp phải tập trung vào những thị
trường trọng điểm để bảo vệ thị phần.
Sự phát triển của các phân khúc cao: Nhờ kinh tế phát triển, thu nhập
tăng, người tiêu dùng ngày nay bắt đầu chuyển từ “có chổ trú thân, ăn no, mặc
ấm” sang “ăn ngon, mặc đẹp và chổ ở tiện nghi”. Sự gia tăng bùng nổ nhu cầu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

tiêu dùng cao cấp mở ra nhiều phân khúc thị trường giá trị cộng thêm. Một số
doanh nghiệp đã kịp thời nắm bắt những nhu cầu nầy và đã phát triển sản phẩm,
dịch vụ để đáp ứng. Bên cạnh các sản phẩm nội địa như Phở 24, Cà phê
Highland, Spa, Trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế … các thương hiệu cao
cấp của nước ngoài như Luis Vouton, Milano, Mango… cũng đã phát triển mạng
lưới phân phối thâm nhập vào thị trường VN để đáp ứng những nhu cầu này.
Cán cân thương hiệu nội-ngoại: Sức cạnh tranh của một số thương hiệu
Việt trong thời gian gần đây đã tạo ra sự chuyển biến và thu hẹp nhận thức của
người tiêu dùng về sự khác biệt giữa thương hiệu ngoại và thương hiệu
Việt( Kinh Đô, Bia Sài Gòn, Vissan…)
Thương hiệu và chứng khoán: Thị trường chứng khoán khẳng định giá trị
và sự đóng góp của thương hiệu đối với giá trị của doanh nghiệp và quyền lợi
của cổ đông. Những doanh nghiệp quan tâm và làm tốt công tác marketing hơn,
cổ phiếu thường được đánh giá cao hơn những doanh nghiệp có chỉ số PE cao
hơn nhưng không quan tâm thích đáng đến công tác marketing và thương hiệu.
Cổ phần hoá: Cổ phần hoá cắt đứt sự bảo bọc của nhà nước đặt doanh
nghiệp vào thế phải tự chèo chống và cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đã xác
định “đổi mới hay là chết”, phải tái cấu trúc bộ máy doanh nghiệp để nâng cao
tính hiệu quả và để có thể cạnh tranh tốt hơn. Cổ phần hóa cũng tạo ra những sự
chuyển đổi sợ hữu ngoạn mục. Đây cũng là những cơ hội làm ăn lớn cho những
ai biết nắm bắt.
Môi trường cạnh tranh: Việc nhà nước quyết định tách các doanh nghiệp
quốc phòng và doanh nghiệp Đảng làm kinh tế đơn thuần sang thành doanh
nghiệp kinh tế cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các
thành phần kinh tế.
An toàn vệ sinh và môi trường: Các yếu tố an toàn, vệ sinh và môi trường
đã được nhà nước quan tâm hơn, người tiêu dùng ý thức hơn, cũng tạo ra những
chuyển biến trên thị trường và hoạt động marketing. Người tiêu dung ngày nay
quan tâm hơn đến yếu tố vệ sinh và an toàn, họ chấp nhận trả giá cao hơn để
mua những sản phẩm vệ sinh hơn, an toàn hơn. Diễn biến nầy của thị trường

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, cơ hội marketing sản phẩm.
1.2.3 Dự báo xu hướng marketing của các doanh nghiệp Việt Nam:
Vai trò của thương hiệu: Vai trò của thương hiệu và marketing ngày càng
được khẳng định như là một công cụ cạnh tranh không thể thiếu trong nền kinh
tế thị trường.
Hoạt động marketing đi vào chiều sâu: Trong một thị trường có nhiều sản
phẩm cạnh tranh, khách hàng hàng ngày tiếp xúc với quá nhiều thông điệp
marketing và có quá nhiều sự chọn lựa, thì một độ nhận biết cao đối với một
thương hiệu không thôi là chưa đủ, khách hàng muốn biết cụ thể thương hiệu đó
mang lại lợi ích ưu việt gì so với các sản phẩm khác, có phù hợp với tôi
không…
Thị trường phân khúc: Nhu cầu của mảng thị trường giá trị cộng thêm, thị
trường phân khúc cao sẽ ngày càng phát triển và định hình rõ hơn, thị trường
đặc dụng ngày càng tăng về tỉ lệ so với thị trường đồng dạng.
Điểm bán hàng: Nhờ tiêu chuẩn sống được nâng cao, người tiêu dùng
ngày càng quan tâm đến sức khoẻ hơn, yếu tố vệ sinh, an toàn sẽ trở thành
“những điểm bán hàng” hay thông điệp định vị quan trọng.
Doanh nghiệp tái cơ cấu: Sau làn sóng đa dạng hoá ngành nghề sẽ là làn
sóng tối ưu hoá nghành nghề. Một số doanh nghiệp đi vào những nghành nghề
mà không có lợi thế cạnh tranh có thể sẽ phải tái cơ cấu hoặc sẽ phải trả giá.
Thương hiệu và thị trường chứng khoán: Bên cạnh các khách hàng truyền
thống, các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán sẽ phải có những
chiến lược truyền thông đặc biệt nhằm đến các nhà đầu tư, nhằm có thể duy trì
giá chứng khoán cao.
2. Thực trạng về công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt
Nam
Để điều hành công việc kinh doanh tốt, bạn phải biết rõ thị trường.
Nghiên cứu thị trường tốt sẽ cung cấp cho bạn hàng loạt thông tin về khách
hàng, ngành công nghiệp của bạn và các đối thủ cạnh tranh.
Trong thời kỳ thành lập công ty, nó sẽ giúp bạn xác định được quan điểm
kinh doanh khả thi cho công ty. Khi công việc kinh doanh mở rộng, bạn có thể

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

nghiên cứu để thực hiện chương trình marketing, đặt mục tiêu và phân biệt sản
phẩm hay dịch vụ của bạn và tìm kiếm cơ hội phát triển, v.v.
Thách thức với nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ là thực hiện nghiên cứu thị
trường trong nguồn kinh phí hạn hẹp. Đây là năm phương pháp tiết kiệm chi phí
mà các doanh nghiệp đã và đang có xu hướng áp dụng nhiều:
- Nói chuyện trực tiếp với khách hàng và khách hàng tiềm năng: Mặc dù việc
gửi trực tiếp bằng đường bưu điện bảng câu hỏi, chiến dịch marketing trực tiếp
thông qua điện thoại, các buổi thảo luận tập trung và các thủ thuật khác là các
biện pháp hữu hiệu để khảo sát khách hàng và khách hàng tiềm năng, chúng
thường khá tốn kém. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một số kiểu không chính
thức cua các biện pháp này.
Ví dụ, thay vì tập hợp một nhóm khách hàng mục tiêu để đánh giá xem họ
phản ứng như thế nào đối với một sản phẩm hay dịch vụ mới của bạn, bạn có thể
tổ chức một cuộc họp mặt không chính thức để lấy số liệu. Mời khoảng 5-10
khách hàng đi ăn trưa và trình bày với họ là bạn đang muốn biết những đánh giá
không chính thức của họ về một sản phẩm hay dịch vụ mới của bạn. Để họ phát
biểu và hỏi về nguồn thông tin của họ. Tương tự, bạn có thể gọi điện cho khoảng
15 hay 20 khách hàng và hỏi họ các câu hỏi khảo sát tương tự. Mặc dù bạn
không có kết quả mang tính khoa học nhưng bạn có được một số thông tin về xu
hướng chung và thận chí có thể có được một số ý tưởng mới từ nhu cầu thực tế
của khách hàng.
- Sử dụng sinh viên: Liên lạc với khoa marketing của trường cao đẳng hay đại
học tại địa phương và đề nghị liệu có thể có một số lớp hay các cá nhân sinh
viên marketing quan tâm tới việc thực hiện một dự án nghiên cứu thị trường.
Những dự án này thường được sinh viên rất ủng hộ để họ thu nhận được thêm
kinh nghiệm hay có được tín chỉ đặc biệt của khoá học.Ngoài việc tiết kiệm
được chi phí, làm việc với sinh viên cũng có thể giúp bạn thu được những ý kiến
hoàn toàn mới về việc thiết kế hay thực hiện một cuộc nghiên cứu thị trường.
Khi liên hệ với trường cao đẳng hay đại học, đưa ra lời đề nghị trực tiếp với lãnh
đạo nhà trường hay khoa marketing hay phòng quản lý sinh viên.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Đề án môn học: Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam

- Tận dụng thư viện của bạn: Các thủ thư tham khảo là một trong những nguồn
tài liệu chưa được khai thác lớn đối với chủ các doanh nghiệp nhỏ. Thư viện
công cộng rất phong phú về sự kiện và số liệu sẵn có trong các cuốn sách hướng
dẫn của các ngành công nghiệp, các bản tóm tắt sách của chính phủ hay các sách
hướng dẫn tham khảo khác.Tới các khu vực giành cho sách tham khảo và nói
chuyện với thủ thư ở đó. Giải thích rõ ràng những thứ bạn đang cần và người thủ
thư sẽ hướng dẫn bạn tìm những nguồn tài liệu phù hợp. Một số các thư viện
công cộng ở địa phương không có các tin tức kinh doanh chuyên sâu mà bạn
đang tìm kiếm. Trong trường hợp đó hãy đến thử tìm ở thư viện của các trường
cao đẳng và đại học ở địa phương để có số liệu đó. Cuối cùng, Trung tâm Phát
triển Doanh nghiệp nhỏ có các thư viện nghiên cứu tập trung cụ thể vào nhu cầu
của các doanh nghiệp nhỏ. Hãy tìm các trung tâm gần nhất với bạn, để biết them
thông tin.
- Gọi điện đến hiệp hội doanh nghiệp: Các hiệp hội doanh nghiệp thường xuyên
thu lượm các thông tin về các ngàngh công nghiệp tương ứng và sẵn sàng cung
cấp thông tin cho các thành viên của hiệp hội. Các cuộc khảo sát này thường tập
trung vào các vấn đề như chi phí cơ bản hoạt động công ty, các xu hướng phát
triển của ngành công nghiệp, các cơ hội thị trường mới, v.v…Các báo cáo
nghiên cứu này thường chỉ được cung cấp cho các thành viên của hiệp hội, do
vậy bạn phải tham gia hiệp hội thì mới có những thông tin đó.
- Đọc tạp chí thương mại: Đọc tạp chí thương mại, báo và tạp chí ngành luôn là
cách tốt để biết được về xu hướng của ngành và đi đúng trào lưu. Các tạp chí và
báo này thường đưa tin về các xu hướng và các vấn đề mấu chốt khác của ngành
trước khi đưa chúng ra các báo thông thường. Bạn cũng có thể có được nhiều
thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, các ấn phẩm thương mại
thường viết các bài báo về số liệu nghiên cứu gần đây (để nhận số liệu về các xu
hướng hay thậm chí còn thực hiện nghiên cứu thị trường độc quyền.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh. Lớp: QTKD Tổng hợp 49A

Tải về bản full

4 Bài Học Rút Ra Từ Sự Thất Bại Của Các Thương Hiệu Lớn

Bài học kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường

1. Bắt đầu từ chính những người xung quanh

Hãy tận dụng những mối quan hệ xung quanh bạn để bắt đầu cho quá trình nghiên cứu thị trường. Họ có thể là bạn bè, người thân trong gia đình, hay hàng xóm…. Đó cũng là một trong những khách hàng lâu dài.

Cũng từ họ bạn có thể khai khác mối quan hệ xung quanh họ, hãy tưởng tượng giống mô hình cây mà bạn đã từng thấy. Từ những nhánh lớn sẽ chia nhỏ dần ra, và sau đó là sự bao phủ lớn của các tán cây.

Bắt đầu từ những điều đơn giản này sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí nghiên cứu cho bạn.

Đọc thêm: Bí quyết khảo sát thị trường cho ý tưởng sản phẩm của bạn

Bài học kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị trường