Ankin ch3 2ch c ch có tên gọi là gì

Danh pháp của Ankin

Theo IUPAC ankin CH3-C≡C-CH2-CH3 có tên gọi là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến danh pháp của Ankin. Cũng như đưa ra các nội dung liên quan đến Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp Ankin. Từ đó giúp bạn đọc vận dụng tốt vào trả lời các câu hỏi bài tập liên quan.

Theo IUPAC ankin CH3-C≡C-CH2-CH3 có tên gọi là

A. pent-2-in

B. etylmetylaxetilen

C. pent-1-in

D. pent-3-in

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Theo IUPAC ankin CH3-C≡C-CH2-CH3 có tên gọi là pent-2-in

Đáp án A

Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp Ankin

1. Đồng đẳng Ankin

Ankin là hiđrocacbon mạch hở chứa 1 liên kết ba C≡C trong phân tử.

Ankin đơn giản nhất là C2H2 [CH≡CH]

Công thức phân tử chung của dãy đồng đẳng ankin là: CnH2n-2 [n ≥ 2].

2. Đồng phân Ankin

Hiện tượng đồng phân là do mạch C khác nhau và do vị trí nối ba khác nhau.

Ankin từ C4 trở đi có đồng phân vị trí liên kết bội, từ C5 trở đi có thêm đồng phân mạch C

Ví dụ: Ankin C4H6 có 2 đồng phân: CH≡C–CH2–CH3 và CH3–C≡C–CH3

Ankin C5H8 có 3 đồng phân: CH≡C–CH2–CH2–CH3; CH3–C≡C–CH2–CH3; CH≡C-CH[CH3]CH3

Ankin không có đồng phân hình học-

3. Danh pháp Ankin

a] Tên thông thường: CH≡CH: axetilen; R-C≡C-R’: tên R, R’+axetilen [viết liền]

VD:

CH3-C≡C-C2H5: etylmetylaxetilen;

CH≡C-CH=CH2: vinylaxetilen

b] Theo IUPAC: Quy tắc gọi tên ankin tương tự như gọi tên anken, nhưng dùng đuôi in để chỉ liên kết ba.

VD: CH≡CH: etin;

CH≡C-CH3: propin;

CH≡C-CH2CH3: but-1-in;

CH3C≡CCH3: but-2-in

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.Theo IUPAC ankin: CH3-C ≡ C-CH[CH3]-CH[CH3]-CH3 có tên gọi là :

A. 4-đimetylhex-1-in

B. 4,5-đimetylhex-1-in

C. 4,5-đimetylhex-2-in

D. 2,3-đimetylhex-4-in

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 2. Chất [CH3]C-C≡CH có tên theo IUPAC là:

A. 3,3,3-trimetylprop-1-in

B. tert-butyletin

C. 3,3-đimetylbut-1-in

D. 2,2-đimetylbut-3-in

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 3.Hiđro hoá hoàn toàn ankin X [xt Pd, PbCO3] thu được anken Y có CTPT là C5H10. Vậy Y không thể là anken nào sau đây?

A. 2-metylbut-1-en

B. 3-metylbut-1-en

C. pent-1-en

D. pent-2-en

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 4.Chất X có công thức: CH3 – CH[CH3] – C≡CH. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-2-en

B. 3-metylbut-1-in

C. 3-metylbut-1-en

D. 2-metylbut-3-in

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 5.Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết

tủa

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Xem đáp án

Đáp án B

Có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 => có nối 3 đầu mạch

CH≡C-CH2-CH2-CH3

[CH3]2CH-C≡CH

----------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Theo IUPAC ankin CH3-C≡C-CH2-CH3 có tên gọi là. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11,Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

1. Dãy đồng đẳng ankin

      Ankin là những hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba trong phân tử.

      Ankin đơn giản nhất là C2H2 [HC≡CH], có tên thông thường là axetilen. 

      Dãy đồng đẳng của axetilen có công thức chung là CnH2n-2  [n ≥2, với một liên kết ba].

Ví dụ : HC≡CH,  CH3–C≡CH,...

2. Đồng phân

* Ankin từ  C4 trở đi có đồng phân vị trí liên kết bội, từ C5 trở  có thêm đồng phân mạch cacbon [ tương tự anken].

*  Thí dụ:

C4H6: CH≡C–CH2–CH3 và CH3 – C ≡ C – CH3

C5H8: CH≡C–CH2–CH2 –CH3, 

          CH3–C≡ C–CH2 – CH3,

HC≡C-CH-CH3

            |

         CH3

3. Danh pháp

a] Tên thông thường

Tên gốc ankyl [nếu nhiều gốc khác nhau thì đọc theo thứ tự A, B, C]  liên kết với nguyên tử C của liên kết ba + axetilen.

Thí dụ:

CH≡C–CH2–CH3 etylaxetilen

CH3–C≡C– CH3  đimetylaxetilen

CH3–C≡ C–CH2 – CH3    Etylmetylaxetilen

 b] Tên thay thế [ Tên IUPAC].

* Tiến hành tương tự như đối với anken, nhưng dùng đuôi " in" để chỉ liên kết ba.

* Các ankin có liên kết ba ở đầu mạch [ dạng R - C≡CH] gọi chung là các ank -1-in.

Thí dụ:

CH≡C–CH2–CH3  but -1-in

CH3–C≡C– CH3    but-2 -in

CH3–C≡ C–CH2 – CH3  pent-2-in

HC≡C-CH-CH3              3-metylbut -1-in

            |

         CH3

II. Tính chất vật lí

III. Tính chất hoá học

1. Phản ứng cộng:

a] Cộng H2 với xúc tác Ni, t0:

CH≡CH + H2  →Ni, t°CH2=CH2

CH2=CH2+ H2 →Ni, t°CH3-CH3

- Với xúc tác Pd/PbCO3 hoặc Pd/ BaSO4 phản ứng dừng lại tạo anken.

CH≡CH+H2 →Pd/PbCO3 CH2=CH2

- Ứng dụng: phản ứng dùng để đ/c anken từ ankin.

 b] Cộng brom, clo:

CH≡CH + Br2 → CHBr = CHBr

                               1,2 - đibrometen

CHBr=CHBr+ Br2→CHBr2-CHBr2

                                 1,1,2,2-tetrabrometan

c] Cộng HX: [ X là OH, Cl, Br, CH3COO…]

+ Cộng liên tiếp theo hai giai đoạn:

CH≡CH + HCl → CH2=CHCl [Vinylclorua]

CH2=CHCl+ HCl →CH3-CHCl2  [1,1- đicloetan]

Nếu [xt] thích hợp phản ứng dừng lại ở sản phẩm chứa nối đôi [dẫn xuất monoclo của anken].

CH≡CH + HCl →HgCl2, 150°C CH2=CHCl [   Vinylclorua]

Quan trọng là: Phản ứng cộng H2O theo tỉ lệ: 1 : 1

CH≡CH +H2O →80°CHgSO4, H2SO4 [CH2=CH-OH] →  CH3-CH=O

                               Không bền          anđehit axetic

d] Phản ứng đime và trime hoá: [ Thuộc dạng cộng HX]

+ Phản ứng đime hoá:

   CH≡ CH +CH CH →xt, t° CH C-CH-CH2

+ Phản ứng trime hoá:

     3CH≡ CH →xt, t° Benzen

2. Phản ứng thế bằng ion kim loại:

      Nguyên tử H đính vào cacbon mang liên kết ba linh động hơn rất nhiều so với H đính với cacbon mang liên kết đôi và liên kết đơn, do đó nó có thể bị thay thế bằng nguyên tử kim loại.

      Ví dụ : Khi cho axetilen sục vào dung dịch AgNO3 trong amoniac thì xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt sau chuyển sang màu xám : 

CH≡ CH+2AgNO3+2NH3  → Ag–C≡ C–Ag↓  + 2NH4NO3

                                                Bạc axetilua

                                           [ Ag2C2 màu vàng]

Phản ứng tổng quát: 

R–C≡C–H  +  AgNO3  + NH3  → R–C≡C–Ag   +    NH4NO3  

b] Nhận xét:

+ Phản ứng thế của ank-1-in với dung dịch AgNO3/NH3 giúp phân biệt ank-1-in với các ankin khác

3. Phản ứng oxi hoá:

a] Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:

CnH2n -2 + [3n-1]2O2→  nCO2 + [n-1]H2O

nankin = nCO2-nH2O

Thí dụ

C2H2 + 5/2O2  → 2CO2 + H2O

b] Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:

 Các ankin dễ làm mất màu dung dịch brom và thuốc tím như các anken.

IV. Điều chế và ứng dụng:

1. Điều chế:

a. Trong PTN:

CaC2 + 2H2O→  C2H2 + Ca[OH]2

Đất đèn [ Canxi cacbua].

b.Trong CN: Từ metan.

2CH4    →1500°C  C2H2 + 3H2

 2. Ứng dụng:

+ Làm nhiên liệu: hàn cắt, đèn xì…

+ Làm nguyên liệu sản xuất hoá hữu cơ: sản xuất PVC, tơ sợi tổng hợp, axit hữu cơ, este…

Video liên quan

Chủ Đề