Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Như lời một bài hát nào đó:" Quê hương ai cũng có một dòng sông..." có lẽ bất cứ ai đã được sinh ra ở vùng nông thôn Việt nam thì có lẽ lẽ hình ảnh những con sông quê khó có thể phai mờ trong tâm tưởng vì nó gắn liền với hầu hết những kỷ niệm của thời chăn trâu cắt cỏ, đúng không các bạn?
Bài thơ: " Nhớ con sông quê hương " của nhà thơ Tế Hanh là một trong những bài thơ quá hay về những hình ảnh như tôi đa nói ở trên. Và con sông mà nhà thơ miêu tả ở đây theo tôi nghĩ nó không chỉ đơn thuần là một con sông quê mà nó còn là một con sông lớn đó chính là hình ảnh của Đất nước hình chữ S của chúng ta!
Đây là bài thơ tôi rât thích, xin có đôi dòng bình luận như vậy và cũng xin góp một bài Lục bát do chính tôi sáng tác về một con sông nơi tôi đang sống và công tác. Rất mong mọi người góp ý, xin cảm ơn!
ngày 08.12.2009
Trần Tâm


SÔNG NẬM MỨC
--------------------

Con sông Nậm mức hiền hòa
Đẹp như một dải lụa hoa sắc màu
Bốn mùa nước chảy trắng phau
Khi mùa mưa đến thêm màu phù sa
Nên sông đẹp đến kiêu sa
Như người thiếu nữ mặn mà vùng cao
Những con gió cũng lao xao...
Dừng chân ngắm nghía, quên chào nắng trưa
Sông nguồn từ bản người thưa
Mang tên Nậm Mức xa xưa lắm rồi
Nơi dòng nước bỗng chia đôi
Từ dòng nước lớn êm trôi Sông Đà

Những nơi sông đã chảy qua
Từ vùng Sá Tổng mượt mà Trẩu, Thông ...
Rồi Pa Ham cũng ngóng trông
Đón dòng nước mát của sông thỏa lòng
Qua Hừa ngài lại xuôi dòng
Na Sang bản Thái rộng lòng đón sông
Mường mươn nước mát ruộng đồng
Tung tăng cá lượn, ngô trồng tốt tươi
Hòa cùng dòng nước mát tươi
Nậm Mươn suối nhỏ gọi mời từ lâu
Mường Chà huyện nhỏ vùng sâu
Có Sông Nậm Mức nặng sâu ngĩa tình...
Sá Tổng, ngày 12.6.2009
T/giả: Trần Tâm


Note:
Sông Nậm Mức là một nhánh nhỏ của Sông Đà, đoạn chảy qua tỉnh Điện Biên. Tại bản nhỏ Nậm Mức thuộc xã Sá Tổng, nơi có bạt ngàn những rừng Thông, rừng Trẩu xanh ngát dòng nước Sông Đà qua đây bỗng nhiên chia đôi. Nhánh chảy qua huyện Mường Chà tạo thành con sông Nậm Mức, từ Sá Tổng chảy qua Pa Ham, xuống Hừa Ngài, Na Sang và Cuối cùng sông chảy qua xã Mường Mươn. Trước khi ra khỏi địa bàn huyện Mường Chà, sông hòa cùng dòng nước suối nhỏ Nậm Mươn để tạo thành một dòng nước lớn hơn và mạnh hơn.
Chúng tôi, những người làm công tác: Trồng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và quản lý bảo vệ rừng, phòng hộ cho con sông Nậm Mức hơn ai hết am hiểu tường tận, yêu quý và thấy được tầm quan trọng cũng như vẽ đẹp, nét thơ mộng của con sông này.
Bài thơ: Sông Nậm Mức là đôi lời giới thiệu của tôi về con sông này, đấy cũng là sự bày tỏ lòng yêu mến của không chỉ tôi mà còn của cả những con người đang sống, làm việc tại đây đối với sông Nậm Mức./.

Video liên quan

Chủ Đề