Amata là gì

Trong báo cáo cập nhật về ngành bất động sản khu công nghiệp gần nhất, Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đánh giá việc kiểm soát thành công dịch Covid-19 giúp Việt Nam trở thành điểm đến của dòng vốn dịch chuyển. Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ hút vốn FDI, sau 11 tháng năm 2020 đạt hơn 26,4 tỉ USD – vượt mức thu hút vốn FDI của cả năm 2018.

Việc đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp bỗng trở thành xu hướng, thu hút nhiều nhà phát triển khu công nghiệp tham gia cuộc đua, tích luỹ quỹ đất.

CTCP Phát triển Công nghiệp BW đã nâng tổng diện tích quỹ đất công nghiệp lên 500ha tại 10 địa điểm ở các thành phố lớn. Vingroup đã đầu tư hơn 400 triệu USD để phát triển 2 khu công nghiệp có quy mô 200 ha tại Nam Tràng Cát và 319 ha tại Thủy Nguyên [KKT Đình Vũ].

Trong khi đó, KBC dự kiến sẽ bổ sung 238 quỹ đất từ KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh [Bắc Ninh] vào cuối 2021. CTCP TIZCO và CTCP Quản Lý KCN Sáng Tạo Việt Nam [VNIP] tham gia đầu tư góp vốn vào Khu công nghiệp Việt Phát với tổng diện tích 1.800 ha tại Long An.

Lĩnh vực khu công nghiệp tại Việt Nam đã là con đường mà Tập đoàn Amata lựa chọn đầu tư từ cách đây ngót nghét 3 thập kỷ, với sự ra đời của CTCP Đô thị Amata Biên Hoà [Amata Biên Hoà] vào tháng 12/1994.

Khi ấy, khu công nghiệp Amata rộng 513ha tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai [KCN Amata Biên Hoà] cũng bắt đầu đi vào hoạt động, với thời hạn 50 năm.

Trên trang chủ, tập đoàn đến từ Thái Lan dẫn lời CEO Somhatai Panichewa, khẳng định việc mở rộng sang Việt Nam là do nhận thấy cơ hội phát triển khu công nghiệp đẳng cấp quốc tế ở đây.

Hiện, tỉ lệ lấp đầy tại KCN Amata Biên Hoà đã đạt gần 100%. Dữ liệu của VietTimes cho thấy, doanh thu thuần của Amata Biên Hoà [công ty mẹ] có xu hướng chững lại trong các năm 2018 – 2019, song biên lợi nhuận luôn được duy trì ở mức cao, trên 20%.

Năm 2017, công ty này ghi nhận doanh thu thuần ở mức 434,3 tỉ đồng, báo lãi 155,6 tỉ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận ở mức 35,8%. Năm 2018, doanh thu của Amata Biên Hoà tăng trưởng 11%, lên mức 482,7 tỉ đồng, song công ty này chỉ báo lãi 103,4 tỉ đồng, giảm tới 33% so với năm trước.

Bước sang năm 2019, doanh thu thuần của Amata Biên Hoà chỉ tăng trưởng 2%, lên mức 492,6 tỉ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận của công ty này được cải thiện rõ rệt với khoản lãi 208,4 tỉ đồng, cao gấp đôi so với năm 2018.

Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Amata Biên Hoà đạt mức 3.762,4 tỉ đồng, cao gấp 6 lần so với quy mô vốn chủ sở hữu.

Amata Biên Hoà hiện còn là công ty mẹ của CTCP Thành phố Amata Long Thành [Amata Long Thành]. Sau 2 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2019, Amata Long Thành bắt đầu báo lãi 16,5 tỉ đồng. Tính đến ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của công ty này đạt mức 1.403,8 tỉ đồng.

Quỹ đất ‘khủng’ của Amata tại Việt Nam

Những kết quả kinh doanh tích cực tại Amata Biên Hoà có thể là động lực thúc đẩy đại gia bất động sản Thái Lan phát triển thêm các dự án, quỹ đất mới.

Amata Biên Hoà hiện còn triển khai tới 4 dự án trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Các dự án này bao gồm: Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành; Dự án Thành phố Amata Long Thành; Dự án đô thị dịch vụ Long Thành 1; Long Thành 2.

Được biết, dự án Khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành đã được cấp phép đầu tư từ tháng 6/2015, có tổng mức đầu tư 300 triệu USD, quy mô 410ha. Dự án hiện đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được gần 242ha. Còn 3 dự án khu đô thị đều được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tháng 8/2019, Tập đoàn Amata đã đề xuất nghiên cứu đầu tư, xây dựng thành phố thông minh Amata Hạ Long với tổng diện tích 1.720ha tại tỉnh Quảng Ninh. Trước đó từ cuối năm 2018, tập đoàn này đã triển khai dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Sông Khoai, thị xã Quảng Yên với diện tích 714ha, tổng vốn hơn 155 triệu USD.

Còn trong báo cáo thường niên 2019, Amata cho biết đang thúc đẩy đầu tư 4 dự án tại Việt Nam. Ngoài dự án Thành phố Amata Long Thành [Amata City Long Thanh], đại gia bất động sản khu công nghiệp của Thái Lan còn muốn đầu tư dự án Amata Service Township Long Thanh [107ha], Amata Township Long Thanh [753 ha] và Amata City Halong [714ha]./.

Ai đưa ra cái tên mà tôi tâm đắc nhất sẽ được thưởng 50.000 bạt! Mọi người rất hăng hái tham gia, nhưng mãi chưa có cái tên nào làm tôi vừa ý.

Bản thân tôi cũng không ngừng suy nghĩ. Thời gian cứ trôi đi, và cái tên Bang Pakong càng trở nên quen thuộc, cổ đông Nhật trong công ty cũng không muốn thay đổi tên vì bên Nhật cũng bắt đầu quen với tên này, dù một số người nước ngoài phát âm nó không chính xác. Chẳng hạn có một ông khách Việt Nam thường đến nhà tôi ăn cơm, mỗi khi nhắc đến tên “Bang Pakong” thì ông phát âm kiểu người Việt đọc tiếng Anh thành “Pơla Kapong” [tiếng Thái có nghĩa là “cá hồng”]. Quả thật, cái tên “Bang Pakong” rất khó phát âm đối với người nước ngoài, và nếu mỗi người đọc một kiểu, thì ý nghĩa của nó sẽ hoàn toàn thay đổi.

Một hôm, trong dịp đi khảo sát thành lập khu công nghiệp tại Thượng Hải, trên đường trở về khách sạn cùng với vài người bạn, đột nhiên anh Chitrakorn nhắc đến chuyện Khách sạn Amari tại Bangkok, lập tức trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ sửa cái tên “Amari” thành “Amata” vì phát âm nghe rất hay, lại ngắn gọn và có ý nghĩa. Amata là tiếng Thái cổ nhưng không lỗi thời, nói lên tính chất bền vững, lâu dài rất thích hợp để đặt tên cho sản phẩm là Khu công nghiệp mà sau này sẽ biến thành thành phố.

Tôi nói với Chitrakorn, “Khi trở về Thái Lan, anh giúp tôi kiểm tra xem trong cuốn niên giám Trang vàng, đã có ai dùng tên “Amata” hay chưa?”. Sau khi trở về Thái Lan, Chitrakorn báo với tôi rằng trong cuốn trang vàng không có tên đó. Tôi vội cử nhân viên đến Bộ Thương mại để kiểm tra tên các tổ chức có tư cách pháp nhân đã đăng ký. Sau khi kiểm tra không thấy có ai đăng ký tên đó, tôi cho người đến Phòng đăng ký doanh nghiệp để đăng ký trước tên đó, rồi sau đó làm thủ tục đổi tên công ty theo đúng quy định.

Như vậy, ngày 13 tháng 6 năm 2000, công ty Bang Pakong đã được đổi thành “Công ty Amata” [Amata Coporation]. Việc đổi tên này đã được thực hiện mà không cần hỏi thầy địa lý, hay xem tướng số, ngày giờ gì cả mà chỉ lấy mục tiêu, ý nghĩa, và tính hợp lý của nó làm nền tảng.

Tên gọi “Amata” [xuất xứ từ tiếng Bali và tiếng Phạn, có nghĩa là “bất diệt”, “vĩnh cửu”- ND] có ý nghĩa rất hay, mang truyền thống của Thái Lan, lại dễ đọc, dễ nhớ, dễ viết bằng tiếng Thái cũng như tiếng Anh vì chỉ có 3 âm tiết. Người Nhật nghe tên gọi này thì liên tưởng đến tiếng Nhật, còn người trong khu vực [chịu ảnh hưởng nền văn hóa Ấn Độ- ND] nghe tên gọi này thì hiểu ngay ý nghĩa của nó là “sự bất diệt”, “vĩnh cửu” hay “trường tồn”, còn người Phương Tây thì đọc tên này rất dễ dàng, chính xác, không gây nhầm lẫn khó chịu, và rất thuận tiện trong giao dịch tại Thái Lan cũng như ở nước ngoài.

Từ đó tên của các dự án cũng được thay đổi từ “Khu công nghiệp Bang Pakong II” thành “ Khu Công nghiệp Amata Nakorn” và “Khu công nghiệp Amata City” tại tỉnh Rayong. Còn dự án khu công nghiệp tại Việt Nam thì có tên là “Khu công nghiệp Amata [Việt Nam]”.

Các công ty con khi thành lập đều mang tên “Amata”, như nhà máy điện “Amata Power”, nhà máy nước “Amata Water”, nhà máy phân phối khí đốt “Amata NGD”, hay sân gôn “Amata Spring”. Nhiều công ty khác trong tập đoàn đều mang tên “Amata” với cùng logo, chỉ khác ở tên sản phẩm đứng sau mà thôi. Điều đó tạo ra cảm giác như chúng tôi đều nằm trong một đại gia đình gắn bó chặt chẽ với nhau, một tổ chức chung có tên là “Amata”.

Tất cả các công ty mà chúng tôi góp vốn đều mang tên “Amata”, về lâu dài tôi đặt ra mục tiêu sẽ có khoảng 100 công ty như vậy. Tôi tin rằng rồi đây Amata sẽ trở thành một tập đoàn lớn trên thế giới, xứng đáng với cái tên “Amata” của nó. Ngoài ra, tôi còn cho đăng ký nhãn hiệu “Amata” và tên công ty tại tất cả các nước mà chúng tôi đã và sẽ đầu tư.

Tôi còn giao cho Văn phòng luật của giáo sư Sanguon Lewmanomont, chuyên trách theo dõi việc bảo vệ nhãn hiệu và tên công ty, nếu có ai vi phạm luật bản quyền và nhãn hiệu thì phải xử lý ngay. Chẳng hạn có công ty bán thức ăn làm sẵn lấy tên là “Amata Inter” để gây nhầm lẫn trong dư luận họ là công ty con của Tập đoàn Amata. Sau khi chúng tôi kiện ra tòa, họ buộc phải từ bỏ cái tên đó.

Nhân đây xin nói thêm một chuyện vui nhỏ. Có người thắc mắc không hiểu có phải vì tôi quá hâm mộ James Bond hay không nên đã dùng con số 007 để làm số hiệu riêng. Xin trả lời là tôi không hề muốn bắt chước James Bond, chỉ vì ngẫu nhiên mà tôi sinh vào ngày 17 lúc 00:00 giờ, khi đảo lại sẽ là con số 007. Do đó con số 007 được coi là số hiệu riêng của tôi từ lúc sinh ra. Tôi chọn biển số xe cũng là 0007, để khi đón khách họ dễ nhớ.

Tôi bắt đầu sưu tầm biển số xe từ hơn 20 năm nay, đến nỗi xe của công ty và xe riêng đều có con số 0007 ở cuối, tổng cộng là 30 chiếc. Ngoài các biển số xe thì số điện thoại của các công ty trong Tập đoàn Amata cũng đều có các con số cuối cùng giống nhau là 0007, chỉ có 3 con số đầu là thay đổi.

Hiện tại, số điện thoại của cấp lãnh đạo và nhân viên trong công ty, tổng cộng là 50 số, cũng đều có số tận cùng giống nhau, kể cả số điện thoại của các văn phòng công ty và số điện thoại nhà ở trong khu công nghiệp Amata Nakorn. Điện thoại cầm tay của các nhân viên Amata cũng thường mang số 0007. Như vậy con số 0007 trở thành số hiệu chung của “dòng họ Amata”, một biểu tượng chung, dễ nhớ.

Ý tưởng dùng số điện thoại có số tận cùng giống nhau này, tôi học từ chuỗi khách sạn Hilton, số điện thoại của tất cả các khách sạn Hilton trên toàn thế giới đều có số tận cùng giống nhau là 1234, từ đó tôi đã đem áp dụng cho Amata.

VIKROM KROMADIT

Video liên quan

Chủ Đề