3 bệnh nhân nặng là ai

Theo ghi nhận thực tế của các bác sĩ, hầu hết những biến chứng hậu COVID-19 không gây nguy hiểm tử vong, mà chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Không giống một số bệnh lý khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, hậu COVID-19 có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ. Thậm chí trong thời gian mắc bệnh, họ không có triệu chứng thì vẫn có thể bị hậu COVID-19. Ở nhóm bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng, người ta thấy có thể gặp 10-35%. Nhóm bệnh nhân nặng có bệnh nền có thể gặp tới 80% di chứng.

1. Hậu COVID-19 là gì?

Tháng 10/2021, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] công bố định nghĩa chính thức về hậu COVID-19. Hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Về mặt lâm sàng, các triệu chứng sau COVID-19 chia thành 2 giai đoạn. Những triệu chứng kéo dài 4-12 tuần sau khi mắc bệnh gọi là tình trạng COVID-19 kéo dài còn các triệu chứng kể từ khi mắc COVID-19 kéo dài sau 3 tháng thì gọi là hậu COVID-19.

Theo WHO, hậu COVID-19 có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. WHO ước tính 10 – 20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh.

2. Biểu hiện của hội chứng hậu COVID?

Hội chứng hậu COVID có biểu hiện rất đa dạng. Có khoảng 200 triệu chứng xuất hiện sau khi bệnh nhân khỏi COVID-19, làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

– Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

Mệt mỏi hay cảm giác yếu sức [gặp ở 2/3 bệnh nhân]

Khó thở, nhất là khó thở khi gắng sức

Ho kéo dài

Đau ngực hay khó chịu vùng ngực

– Các triệu chứng ít gặp hơn: nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, đau khớp, đau cơ, mất mùi vị, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, mất ngủ, rụng tóc.

– Các triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục sau đợt COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.

Thăm khám cho bệnh nhân hậu COVID.

3. Tại sao phải quan tâm khám hậu COVID?

– Tùy vào nghiên cứu ở các quốc gia, có khoảng 1/3 đến 4/5 bệnh nhân mắc ít nhất một trong các triệu chứng của hội chứng hậu COVID sau 4 tuần nhiễm bệnh.

– Những triệu chứng của hội chứng hậu COVID tuy không có nguy cơ gây tử vong nhưng sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong một khoảng thời gian [thường là 3-6 tháng, có thể kéo dài đến 12 tháng] sau khi bệnh COVID-19, gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bệnh nhân, làm sụt giảm nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân hậu COVID.

– Theo nghiên cứu, khoảng 40-60% bệnh nhân COVID-19 không thể trở lại các hoạt động sống bình thường sau khi xuất viện. Đối với bệnh nhân COVID-19 nhẹ [điều trị tại nhà] cũng có khoảng 10-35% bệnh nhân không thể trở lại tình trạng sức khỏe ban đầu và bị suy giảm chất lượng cuộc sống.

4. Những ai hay gặp hội chứng hậu COVID?

– Đối tượng nữ sẽ có nguy cơ hơn nam, thường gặp ở tuổi trung niên và lớn tuổi [trên 35 tuổi], và có thể gặp cả ở trẻ em. Những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh đi kèm, hút thuốc. Bệnh nhân mang thai, có Markers viêm cao, giảm bạch cầu, thiếu oxy máu kháng trị

Mặc dù bệnh COVID-19 mức độ nặng để lại nhiều di chứng tàn phá cơ thể hơn, tuy nhiên không có sự tương quan chính xác giữa mức độ bệnh COVID-19 và mức độ của hội chứng hậu COVID. Do đó nhóm đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 nhẹ cũng có thể bị tác động bởi hội chứng hậu COVID, hay nói cách khác ai cũng có nguy cơ mắc hội chứng hậu COVID.

Hậu COVID-19 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, ở trẻ em hậu COVID-19 thường nhẹ và ít hơn người trưởng thành. Biến chứng hậu COVID-19 đáng lo ngại nhất ở trẻ em là hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ [Multisystem Inflammatory Syndrome in Children: MIS-C], tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu….

Trong khi với bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nặng/nguy kịch, cần can thiệp y tế nhiều trong giai đoạn điều trị chính của bệnh [như nhập vào các khoa hồi sức tích cực, cấp cứu] thì các vấn đề về hậu COVID-19 sẽ nhiều và trầm trọng hơn.

Với người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn… khi COVID-19 xảy ra trên nền bệnh đó có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn.

5. Không nên quá lo lắng

Khi thấy có những biểu hiện, triệu chứng hậu COVID-19 trên đây, người dân nên tìm đến nhân viên y tế. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh, hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết. Hiện nay, việc điều trị tình trạng hậu COVID-19 là điều trị không đặc hiệu, bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng.

Theo ghi nhận thực tế của các bác sĩ, hầu hết những biến chứng hậu COVID-19 không gây nguy hiểm tử vong, mà chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Các triệu chứng phổ biến như trầm cảm, mất ngủ, lo âu kéo dài… Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ sẽ tư vấn kết hợp vật lý trị liệu để điều chỉnh cải thiện tình trạng.

Với trẻ nhỏ, thực tế từ các phòng khám hậu COVID-19 cho thấy, trẻ thường được đến khám cùng bố mẹ [gia đình có nhiều người mắc bệnh], ít có các triệu chứng hậu COVID-19 hơn người trưởng thành. Nhiều trẻ em khám hậu COVID-19 nhưng không cần chụp chiếu, lấy máu xét nghiệm vì các em chỉ mắc ở mức độ rất nhẹ, thời gian mắc ngắn, khám lâm sàng không thấy dấu hiệu khó thở, ho trong khi năng lượng hoạt động các em vẫn rất tốt.

Sau khi cân nhắc lợi ích – nguy cơ thì bác sĩ cho rằng không cần phải lấy máu xét nghiệm hay chụp chiếu, chỉ dặn bố mẹ theo dõi sát, nếu trẻ có triệu chứng sẽ tái khám và làm xét nghiệm liên quan triệu chứng. Tuy nhiên, nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện hội chứng MIS-C sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt.

6. Bạn nên làm gì khi bị hội chứng hậu COVID?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các di chứng hậu COVID là phòng ngừa tránh mắc bệnh COVID-19. Đối với những người không có chống chỉ định tiêm phòng COVID-19, hãy tiêm vaccine chống lại COVID-19 ngay khi có thể là cách tốt nhất để phòng tránh COVID-19 và cũng có thể giúp những người xung quanh nguy cơ mắc bệnh này.

Nếu chẳng may bạn bị mắc COVID-19 bạn hay tuân thủ điều trị theo hướng dẫn điều trị của nhân viên y tê, đặc biệt không tự ý mua và dùng thuốc trôi nổi trên thị trường.

Khi bạn thấy có những biểu hiện của hội chứng hậu COVID-19, bạn hãy đến cơ sở y tế có uy tín. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết. Hiện nay, việc điều trị tình trạng hậu COVID-19 là điều trị không đặc hiệu, điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện và phục hồi chức năng. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu xem tại sao một số người lại mắc tình trạng hậu COVID, trong khi đa số không mắc, cơ chế bệnh sinh dẫn đến tình trạng này ra sao và cách xử trí điều trị tốt nhất.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Hà Nội F0 tiếp tục giảm

Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 28-3, Hà Nội ghi nhận thêm 9.328 ca Covid-19mới, giảm thêm gần 300 ca so với ngày trước đó.

Bệnh nhân phân bố tại 421 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông [1.244]; Hoàng Mai [649], Long Biên [527], Thanh Trì [500], Sóc Sơn [402].

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 [từ ngày 29-4-2021] đến nay là 1.450.118 ca. Tính đến hết ngày 27-3, Hà Nội có 238.072 bệnh nhân đang điều trị, theo dõi [giảm 7.000 ca], trong đó chỉ còn 1.675 người điều trị tại viện; 192 người điều trị tại cơ sở thu dung quận, huyện, thị xã; số còn lại hơn 236.200 người theo dõi cách ly tại nhà.

Những ngày gần đây, số ca tử vong do Covid-19 trong ngày ở Thủ đô chỉ khoảng 1-3 người. Tổng số người tử vong do Covid-19 [từ 27-4-2021 đến nay] là 1.320 người.

Về tiêm vắc xin Covid-19, 87% người dân từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 3 nhắc lại, bên cạnh đó, có gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm.

Số ca mắc Covid-19 ở Hải Dương giảm mạnh

Ngày 28-3, Hải Dương có 1.365 người mắc Covid-19, giảm 413 người so với một ngày trước đó; 5.488 bệnh nhân khỏi bệnh.Đây là ngày thứ 4 liên tiếp số ca mắc Covid-19 giảm. Đáng chú ý, hơn một nửa số ca mắc mới trong ngày 28.3 được phát hiện qua xét nghiệm ho sốt và sàng lọc cộng đồng. Ngoài ra còn có 530 F1, 47 trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc tại các cơ sở y tế, 3 nhân viên y tế.
Toàn tỉnh hiện chỉ còn gần 10.700 F0 đang điều trị, trong đó có 159 trường hợp đang điều trị tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh.

Đo huyết áp kiểm tra sức khỏe cho người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh minh họa: TTXVN

Bắc Giang ghi nhận 4.186 ca mắc mới

Ngày 28-3, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 4.186 ca mắc Covid-19 mới; 6.602 ca mắc điều trị khỏi. Hiện có 49.167 ca mắc đang điều trị, trong số này có 48.649 trường hợp cách ly, điều trị tại nhà [chiếm 98,9%]. Trong đó, 24 bệnh nhân nặng phải thở ô xy; 3 bệnh nhân thở HFNC; 18 bệnh nhân thở ô xy mask], 126 bệnh nhân mức độ vừa; 16.457 bệnh nhân mức độ nhẹ; 32.560 ca mắc không triệu chứng.

Về tiêm vắc xin Covid-19, trong ngày, toàn tỉnh tiêm 1.590 liều vắc xin. Đến nay, toàn tỉnh đã tiêm 4.125.401 liều. Trong đó, số người được tiêm mũi 3 vắc xin là 1.240.118 người đạt tỷ lệ 96,8% người dân từ 18 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn tỉnh.

Về đánh giá cấp độ dịch, toàn tỉnh cấp độ 3 và 10/10 huyện, thành phố cấp độ 3.

Thanh Hóa ghi nhận 602 bệnh nhân mắc Covid-19

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa, ngày 28-3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 602 bệnh nhân mắc Covid-19 mới.

Cụ thể, Quảng Xương: 42; Thạch Thành: 41; Thành phố Thanh Hóa: 38; Hoằng Hóa: 38; Yên Định: 37; Nga Sơn: 33; Nông Cống: 33; Nghi Sơn: 30; Thiệu Hóa: 27; Mường Lát: 27; Triệu Sơn: 26; Bá Thước: 25; Thọ Xuân: 23; Vĩnh Lộc: 23; Bỉm Sơn: 23; Ngọc Lặc: 22; Như Thanh: 22; Thường Xuân: 19; Quan Sơn: 19; Hậu Lộc: 19; Lang Chánh: 14; Đông Sơn: 12; Sầm Sơn: 7; Cẩm Thủy: 1; Như Xuân: 1.

Tính từ ngày 27-4-2021 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 131.404 bệnh nhân Covid-19 cộng dồn; 129.192 người điều trị khỏi. Trong ngày ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 74 bệnh nhân.

Nghệ An ghi nhận 3.818 ca mắc Covid-19

Ngày 28-3, Nghệ An ghi nhận 3.818 ca mắc Covid-19, trong đó có 972 ca cộng đồng; một bệnh nhân tử vong do Covid-19.

Số địa phương có số bệnh nhân cao nhất trong 12 giờ qua: TP Vinh, Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn... Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận386.160 ca mắc Covid-19.Lũy kế số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 320.171 bệnh nhân. Lũy kế số bệnh nhân tử vong: 164 bệnh nhân. Số bệnh nhân hiện đang điều trị: 65.825 bệnh nhân.

Hà Tĩnh có 826 ca mắc Covid-19

Ngày 28-3, 13 địa phương trên toàn tỉnh có thêm 826 người mắc Covid-19. Trong đó, một số địa phương có số ca mắc cao như: Huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê, Hương Sơn, Nghi Xuân...

Lũy kế từ ngày 4-6-2021 đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 40.175 ca mắc Covid-19; 35.092 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh, ra viện, trong đó có 80 bệnh nhân tuyến trên, 35.012 bệnh nhân tại Hà Tĩnh; số bệnh nhân tử vong: 41 người; số bệnh nhân hiện đang theo dõi, cách ly tại nhà 4.646 người.

Đắk Lắk thêm 2.716 F0

Ngày 28-3, Đắk Lắk ghi nhận thêm 2.716 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và 4 bệnh nhân Covid-19 tử vong. Trong số ca bệnh ghi nhận mới trong ngày có 2.342 trường hợp trong cộng đồng, 373 trường hợp cách ly tại nhà và 1 trường hợp ghi nhận qua sàng lọc.

Các trường hợp trong cộng đồng ghi nhận tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, TP. Buôn Ma Thuột 734 trường hợp; huyện Lắk 35 trường hợp; huyện Krông Bông 137 trường hợp; huyện Krông Búk 70 trường hợp; huyện Ea H’leo 102 trường hợp; huyện Krông Pắc 169 trường hợp; huyện Krông Ana 64 trường hợp; huyện Cư M’gar 151 trường hợp; huyện Ea Súp 137 trường hợp huyện M’Drắk 100 trường hợp; huyện Krông Năng 198 trường hợp; huyện Ea Kar 158 trường hợp; huyện Buôn Đôn 119 trường hợp; huyện Cư Kuin 123 trường hợp và thị xã Buôn Hồ 45 trường hợp.

Như vậy, tính đến chiều 28-3, toàn tỉnh đã ghi nhận 134.178 trường hợp mắc Covid-19, trong đó đang điều trị 76.069 trường hợp, 182 trường hợp tử vong và 57.927 bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh.

Khánh Hòa ghi nhận 403 ca mắc Covid-19 mới

Ngày 28-3, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 361 ca mắc mới [giảm 42 ca so với ngày trước đó]. Theo đó, tại TP Nha Trang 88 ca, thị xã Ninh Hòa 108 ca, huyện Vạn Ninh 44 ca, huyện Diên Khánh 26 ca, TP Cam Ranh 26 ca, huyện Khánh Vĩnh 11 ca, huyện Khánh Sơn 43 ca, huyện Cam Lâm 15 ca. Trong số ca mắc mới, có 142 ca ghi nhận trong cộng đồng.

Kể từ đầu dịch [1-2020] đến nay, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 114..688 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng đợt dịch thứ 4 [từ ngày 23-6-2022] ghi nhận 114.355 ca. Toàn tỉnh đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 6.610.142 lượt người; RT-PCR cho 1.670.660 lượt người. Trong ngày, có 828 bệnh nhân mắc Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh, nâng số ca đã khỏi bệnh từ ngày 22-7-2021 đến nay lên 109.240 ca [chiếm hơn 95% số ca mắc], có 350 trường hợp tử vong liên quan đến Covid-19. Hiện nay, số bệnh nhân đang điều trị là 5.098 người.

Tây Ninh thêm 970 ca mắc Covid-19 mới

Ngày 28-3, Tây Ninh ghi nhận 970 ca dương tính với SARS-CoV-2 qua test sàng lọc, tăng 98 ca so với ngày 27-3. Từ đầu vụ dịch đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 137.305 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Trong ngày, có 1.506 bệnh nhân Covid-19 xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi từ đầu mùa dịch đến thời điểm này lên 123.193 người. Hiện có 13.252 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị; 14.158 người cách ly tại nhà. Trong ngày không ghi nhận ca tử vong; luỹ kế, số ca tử vong do Covid-19 đến ngày 28.3 là 860 ca.

Tiền Giang ghi nhận 1.615 ca dương tính với SARS-CoV-2

Ngày 28-3,tỉnh Tiền Giang ghi nhận1.615ca dương tính với SARS-CoV-2 [tăng 204 ca so với ngày hôm trước], trong số này có 4 trường hợp phát hiện qua kết quả RT-PCR và 1.611 ca ghi nhận qua test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.

Tổng số người dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh là 157.973 người, trong đó có 35.988 ca phát hiện qua kết quả RT-PCR và 121.985ca ghi nhận qua test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.

THÁI SƠN

Video liên quan

Chủ Đề