Xvii la the kỷ bao nhiêu

Đầu thế kỷ là những năm đầu của năm bắt đầu của thế kỷ, Cuối thế kỷ là những năm cuối của thế kỷ bạn có thể xem năm đầu và năm cuối thể kỷ tại đây từ đó bạn tự trả lời được đầu thế kỷ XIX là năm nào: Ví dụ đầu thế kỷ 19 là những nằm từ 1801, 1802, 1803… và cuối thế kỷ 19 là những năm 1900, 1899, 1898.. 

Mỗi thế kỷ bắt đầu từ 1/1 của năm bắt đầu và kết thúc vào 31/12 của năm kết thúc thế kỷ

Thế kỷ 22 – XXII: Từ năm 2101 – Đến năm 2200
Thể kỷ 21 – XXI: Từ năm 2001 – Đến năm 2100
Thể kỷ 20 – XX: Từ năm 1901 – Đến năm 2000
Thế kỷ19 – XIX Từ năm 1801 – Đến năm 1900
Thế kỷ 18- XVIII Từ năm 1701 – Đến năm 1800
Thế kỷ 17 – XVII Từ năm 1601 – Đến năm 1700
Thế kỷ 16 – XVI Từ năm 1501 – Đến năm 1600
Thế kỷ 15 – XV Từ năm 1401 – Đến năm 1500
Thế kỷ 14- XIV Từ năm 1301 – Đến năm 1400
Thế kỷ 13 – XIII Từ 1201 – Đến 1300
Thế kỷ 12- XII Từ 1101 – Đến 1200
Thế kỷ 11- XI Từ 1001 – Đến 1100
Thế kỷ 10- X Từ 901 – Đến 1000
Thế kỷ 9- IX Từ 801 – Đến 900
Thế kỷ 8- VIII Từ 701 – Đến 800
Thế kỷ 7 – VII Từ 601 – Đến 700
Thế kỷ 6- VI Từ 501 – Đến 600
Thế kỷ 5- V Từ 401 – Đến 500
Thế kỷ 4- IV Từ 301 – Đến 400
Thế kỷ 3- III Từ 201 – Đến 300
Thế kỷ 2 – II Từ 101 – Đến 200
Thế kỷ 1- I Từ 1 – Đến 100

Công thức tính năm bắt đầu của Thế kỷ là: Thế kỷ n bắt đầu từ năm 100×n – 99   

Thế kỷ 1 được bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 100. Thế kỷ 2 bắt đầu từ năm 101 và cứ như vậy theo công thức Thế kỷ n bắt đầu từ năm 100×n – 99, vì vậy thế kỷ 20 kết thúc chính xác là vào ngày 31 tháng 12 năm 2000 chứ không phải ngày 31 tháng 12 năm 1999.

  • lanhuong

    0

    2021-11-26T08:16:39+00:00

    Rất nhiều bạn chắc thắc mắc giống mình sao từ năm 2001 lại thuộc thế kỷ 21 mà không là thế kỷ 20. Rồi tại sao lại bắt đầu từ năm 2001 mà không phải từ năm 2000…. từ phân vân của mình sau khi tìm hiểu mình muốn chia sẻ lại với các bạn.

    – Theo lịch Gregory mà chúng ta đang sử dụng thì thế kỷ 1 bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 100,

    Đảm bảo rằng 1 thế kỷ là 100 năm. Sau đó thế kỷ 2 bắt đầu từ năm 101 đến hết năm 200.

    Và công thức chung là Thế kỷ n bắt đầu từ năm 100 x n – 99.

    Đây là điều mà hồi nhỏ khi đi học tiểu học chúng ta đã được dạy. Bây giờ áp dụng cho thế kỷ 20, chúng ta sẽ thấy rằng thế kỷ 20 bắt đầu từ năm 100 x 20 – 99 = 1901 và kết thúc vào cuối năm 2000.

    Vì vậy, mãi tới hết năm 2000, bắt đầu năm 2001 thì chúng ta mới thật sự sống trong thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ 3. Tương tự để hiểu các năm khác thuộc thế kỷ khác cũng thế khi chúng ta nhớ theo cách này sẽ ko bị nhầm.

    Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi [năm1428], Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế tại Đông Kinh, khôi phục lại tên nước Đại Việt, khai sáng ra triều đại nhà Lê [thường gọi là Lê sơ hay Hậu Lê để phân biệt với thời Tiền Lê thế kỷ X]. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ chia cả nước làm năm đạo, gồm bốn đạo cũ [Đông, Tây, Nam, Bắc] và thêm đạo Hải Tây [từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa]. Tuyên Quang thuộc Tây Đạo. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đất Tuyên Quang ở thời điểm này có vị trí “Đông và Bắc giáp Cao, Lạng. Tây và Nam giáp Sơn, Hưng; có 1 lộ phủ, 1 thuộc huyện và 5 châu, 282 xã”.

    Năm Quang Thuận thứ 7 [1466], Lê Thánh Tông chia cả nước làm 12 đạo Thừa tuyên. Tuyên Quang trở thành một đạo Thừa tuyên gồm 1 phủ, 2 huyện, 5 châu. Một số đơn vị trung gian như trấn, lộ bị bãi bỏ để đơn giản bớt hệ thống tổ chức chính quyền, đồng thời tăng cường thêm quyền chi phối của chính quyền Trung ương. Năm Hồng Đức thứ 21 [1490], Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 xứ và phủ Phụng Thiên. Thừa tuyên Tuyên Quang đổi thành xứ Tuyên Quang. Tháng 5 năm Hồng Đức thứ 27 [1496], Lê Thánh Tông hạ chiếu tuyển chức quan ở Hiến sát sứ ty và chức quan ở phủ, huyện, châu. Theo lời tâu của quan Ngự sử đạo Sơn Nam, triều đình cho phép các châu huyện vùng dân tộc thiểu số có thể chọn những người địa phương làm việc tại các nha môn.

    Năm 1533, khi cuộc chiến tranh Lê - Mạc bắt đầu, trong hơn nửa thế kỷ nội chiến, miền đất Tuyên Quang do họ Vũ cát cứ và ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Năm 1551 thời Lê Trung Tông, Vũ Văn Uyên và em là Vũ Văn Mật theo lệnh nhà Lê, mang quân phối hợp với tướng nhà Mạc mới về hàng nhà Lê là Lê Bá Ly tiến đánh Thăng Long. Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật đem quân xuống lấy các phủ Tam Đái, Bắc Hà rồi sai người đi phủ dụ dân Thái Nguyên, Lạng Sơn. Quân Lê Bá Ly tiến sát kinh thành, Mạc Tuyên Tông bỏ chạy về Kim Thành, để Mạc Kính Điển ở lại chống giữ. Năm 1557, Lê Anh Tông lên ngôi, Thái sư Trịnh Kiểm cất quân đánh Mạc, theo đường Thiên Quan ra Hưng Hóa, tới Tuyên Quang. Vũ Văn Uyên ra đón, Trịnh Kiểm rất mừng, cho ông trấn giữ Đại Đồng. Vì có nhiều công giúp vua Lê, ông được ban quyền thế tập trấn giữ Tuyên Quang.

    Vũ Văn Uyên chết không có con nối nghiệp, em là Vũ Văn Mật nối quyền, xưng là Gia quốc công. Vũ Văn Mật xây thành đắp lũy trên gò Bầu. Từ đó nhân dân thường gọi ông là “Chúa Bầu” hoặc “Vua Bầu”. Các đời sau hùng cứ một vùng ở thành Bầu đều được gọi chung là chúa Bầu. Các thành mà ông xây dựng như thành Nghị Lang ở Lương Sơn - Lục Yên; thành Cát Tường ở Khánh Vân - Lục Yên; thành Bắc Pha ở xã Đà Dương - Lục Yên; thành Bình Ca ở Hàm Yên [nay thuộc xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang]; thành Việt Tĩnh ở Diên Gia - Châu Thu [Lục Yên, Yên Bình - trước đây thuộc tỉnh Tuyên Quang, nay thuộc tỉnh Yên Bái] về sau đều được gọi chung là thành nhà Bầu.

    Sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn ghi, quân của Vũ Văn Mật đóng làm 11 doanh: “Huyện Phù Yên có doanh Phù Yên; châu Thu Vật có doanh Yên Thắng; châu Lục Yên có doanh An Bắc; châu Vị Xuyên [trước kia thuộc tỉnh Tuyên Quang, nay thuộc tỉnh Hà Giang] có các doanh Bình Di, Bình Man, Trần Uy, Yên Biên, Nam Đương; châu Đại Man [sau đổi là huyện Chiêm Hóa] có doanh Nghi; châu Bảo Lạc [xưa kia thuộc tỉnh Tuyên Quang, nay thuộc 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng] có doanh Bắc Kiệm và Trung Mang”. Vũ Văn Mật lấy Đại Đồng [Tuyên Quang] làm trung tâm xây thành đắp lũy, chiêu tập những người lưu vong trở về xây dựng Đại Đồng thành một nơi trù mật, đông đúc. Lê Anh Tông sai ông cùng các tướng trấn nơi khác sửa đường sá từ Thiên Quang tới Hưng Hóa, Tuyên Quang để vận tải lương tiến công quân Mạc. Khi Vũ Văn Mật chết, con là Vũ Công Kỷ nối nghiệp cha, được phong Nhân quốc công. Năm 1573, Trịnh Tùng cầm quyền ở Nam triều, nhà Hậu Lê lấy Thái phó Vũ Công Kỷ làm hữu tướng. Cùng năm đó, ông được sai đem quân bản bộ về giữ Đại Đồng để yên dân địa phương. Vũ Công Kỷ đã từng nhiều lần cầm quân đánh Mạc và lập công lớn.

    Cùng với tình hình chính trị, việc phát triển kinh tế cũng được các triều đại phong kiến quan tâm phát triển. Tuyên Quang là tỉnh có nhiều tài nguyên, sản vật, rất thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp và phát triển nghề khai mỏ. Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí và Quốc dụng chí cũng chép về một số vùng đất có hầm mỏ bấy giờ, trong đó có Tuyên Quang: xứ Hưng Hóa sản xuất ra bạc, đồng, thiếc; xứ Tuyên Quang: châu Bảo Lạc sản xuất ra vàng, bạc, sắt, thiếc; châu Lục Yên thì sản xuất ra chì, đồng, diêm tiêu... Nhờ sự phát triển của nghề khai mỏ ở Tuyên Quang nói riêng và các châu miền núi phía Bắc nói chung mà năm 1450, nhà Lê đã giải quyết được nạn thiếu tiền đồng vào buổi đầu thời Lê sơ [vì thời nhà Hồ và thời Minh đô hộ chỉ dùng tiền giấy, sau cuộc kháng chiến chống Minh số tiền đồng “trăm phần chỉ còn độ một”]. Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi sản vật của Tuyên Quang thời đó ngoài các khoáng sản còn có dầu, nến, trầm hương, răng voi, áo cỏ. Đặc biệt nghề dệt khá phát triển ở vùng này: “người Thổ dệt vải vàng ánh, thêu xanh, trông rất đẹp”.

    Thế kỷ XVI, XVII và đầu XVIII có nhiều mỏ được khai thác, Tuyên Quang có nguồn lợi về mỏ là mỏ đồng [Tụ Long]. Có hai hình thức khai mỏ: một là do Nhà nước bỏ vốn khai thác; hai là cho tư nhân đứng ra khai thác. Những mỏ do tư nhân đứng ra khai thác lại chia thành ba nhóm: Chủ mỏ người dân tộc, chủ yếu là các tù trưởng, họ thường huy động nhân công là những người sống trong các vùng mình cai quản và khai thác bằng một kỹ thuật thấp kém và phương thức đơn giản; một số chủ mỏ là người Việt, họ là những quan chức ở miền xuôi nhận với triều đình xin thầu và thuê người Việt lên khai thác; chủ mỏ là người Hoa thường đưa nhân công từ Trung Quốc sang, sản phẩm thu được một phần nộp cho Nhà nước Lê - Trịnh, còn lại chở về Trung Quốc.

    Từ nửa sau thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, tình hình chính trị tạm thời ổn định, Nhà nước có điều kiện quan tâm thích đáng và đầu tư vào công cuộc khai thác. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển của nghề khai mỏ, đặc biệt ở giai đoạn thế kỷ XVIII. Nhà nước bắt đầu quản lý chặt chẽ các trường mỏ từ khâu khai thác, sản xuất, vận chuyển, mua bán... Chế độ quản giám bắt đầu được thực hiện từ năm 1760. Thành phần của quản giám thuộc ba tầng lớp: Các vương hầu, quý tộc; các quan lại trong triều đình tự nguyện xin làm; các thổ tù quan lại địa phương có các mỏ khoáng sản [theo Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học].

    Năm 1728, bằng việc đấu tranh ngoại giao kết hợp với quân sự, triều đình Lê Trịnh đã đòi lại được mỏ đồng Tụ Long ở vùng Tuyên Quang bị nhà Thanh chiếm vào những năm cuối của thế kỷ XVII. Đây là mỏ đồng quý có trữ lượng lớn nhất ở thời bấy giờ. Sau một thời gian bị đình trệ, khoảng từ năm 1756 trở đi, ngành khai thác mỏ được phục hồi. Năm 1757, biên thú châu Vị Xuyên là Hoàng Văn Kỳ xin khai lại mỏ đồng Tụ Long. Chúa Trịnh cử thêm quan giám đương ở Hộ phiên và quan lưu thủ Tuyên Quang cùng trông nom việc khai thác ở đây. Mức thuê Nhà nước quy định cho mỏ đồng Tụ Long là 1 vạn cân mỗi năm [theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn]. Đây là mức thuế cao nhất cho trường mỏ có trữ lượng và năng suất lớn nhất ở nước ta thời đó.

    Mối lợi tự nhiên của các loại mỏ khoáng sản đã đóng góp một phần không nhỏ cho nền tài chính quốc gia ở thế kỷ XVII, XVIII. Phan Huy Chú đã từng nhận xét về điều này: “Mối lợi về hầm mỏ phần nhiều là các xứ Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Các mỏ vàng, bạc, đồng, thiếc, đáng giá không biết bao nhiêu của. Việc chi dùng của Nhà nước sở dĩ được dồi dào là do ở thuế các mỏ nộp đầy đủ...” [theo Lịch triều hiến chương loại chí, Quốc dụng chí của Phan Huy Chú]. 

    Trong đời sống xã hội, từ thế kỷ XVI đến XVIII trong khi Nho giáo không còn giữ địa vị thống trị như trước nữa thì Phật giáo lại có điều kiện phát triển. Nhiều chùa mới được xây dựng, có không ít chùa là do hoàng thân, hoàng tộc họ Lê - Trịnh và các quan lại các cấp góp tiền của. Tuyên Quang thời kỳ này cũng có một số ngôi chùa được xây dựng như chùa Hương Nghiêm [hay còn gọi là chùa Hang] ở dưới chân núi Hương Nghiêm, thuộc xóm Phúc Thọ ở xã An Khang, thành phố Tuyên Quang; chùa An Vinh có tên chữ là “An Vinh thiền tự” thuộc phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang. Trong lĩnh vực khoa cử, tại Tuyên Quang thời Lê Thánh Tông [thế kỷ XV] có ông Tạ Thông thôn Yên Hưng, xã Yên Hưng, huyện Sùng Yên [nay là Hàm Yên] nổi tiếng thần đồng, thi đình đỗ Tiến sĩ khoa Ất Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 6 [1475], làm quan đến chức Đô Ngự sử [Đô Ngự sử là Trưởng quan của Ngự sử đài, đây là chức rất trọng. Ngự sử đài là cơ quan có chức năng giám sát trăm quan và các địa phương].  

    Xuyên suốt dòng chảy của lịch sử dân tộc, giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII là một giai đoạn có nhiều biến động. Bởi, sau một giai đoạn phát triển thịnh vượng, các triều đại phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong với sự mâu thuẫn xuất phát từ trong bộ máy triều đình. Tuy nhiên, vượt qua sự khủng hoảng về chính trị thì tình hình kinh tế- xã hội vẫn có sự phát triển nhất định. Và xã hội của Tuyên Quang cũng không nằm ngoài sự biến động đó.

    Nguyễn Văn Đức

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1- Địa chí Tuyên Quang, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2014.

    2- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xác định thời điểm  thành lập tỉnh Tuyên Quang, Nxb khoa học xã hội, năm 2012.

    Thế kỉ XVII là thế kỷ bao nhiêu?

    Thế kỷ 18 [tức thế kỷ XVIII] là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1701 đến hết năm 1800, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

    Thế kỷ XIII là thế kỷ bao nhiêu?

    Thế kỷ 13 khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1201 đến hết năm 1300, nghĩa bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

    Thế kỷ 15 kéo dài từ năm bao nhiêu đến năm bao nhiêu?

    Thế kỷ 15 [XV] là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1401 đến hết năm 1500, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

    Năm 1900 thuộc thế kỷ thứ mấy?

    Thế kỷ 19 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1801 đến hết năm 1900, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory [tức là lịch cổ]. Nhưng theo Lịch thiên văn, Thế kỷ 19 được bắt đầu từ ngày 1/1/1800 và kết thúc vào ngày 31/12/1899.

  • Chủ Đề