Xuất huyết liềm não là gì

 Lo sợ bị đe dọa tính mạng nếu mắc bệnh, rất nhiều người muốn tìm hiểu xuất huyết não có chữa được không. Xuất huyết não hay xuất huyết nội sọ là một dạng đột quỵ nguy hiểm và không may lại xảy ra khá nhiều. Vậy bị xuất huyết não có chữa được không?

1. Vậy xuất huyết não có chữa trị được không ?

Tình trạng này cần được điều trị theo hướng cấp cứu ngay lập tức, trong đó một số người có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân sẽ bị thương tật vĩnh viễn, thậm chí có nguy cơ tử vong dù được điều trị kịp thời. 

Biến chứng do xuất huyết não có thể bao gồm đột quỵ, mất chức năng não, chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các tác dụng phụ của thuốc hoặc phương pháp điều trị.

Bệnh xảy ra khi máu đột nhiên tràn vào mô não, gây tổn thương não. Khi máu từ tổn thương kích thích các mô não thì sẽ gây ra phù não, máu tập trung thành một khối gọi là tụ máu. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng tiêu diệt các tế bào não.

Chảy máu có thể xảy ra bên trong, giữa và màng bao bọc não, giữa các lớp màng não hoặc giữa hộp sọ và phần bao ngoài của não.

2. Những biểu hiện của tình trạng xuất huyết não:

Để biết rõ xuất huyết não có chữa được không, trước hết cần nhận biết các triệu chứng báo hiệu bệnh sau đây:

-Nhức đầu dữ dội và đột ngột

-Yếu một cánh tay hoặc chân

-Buồn nôn, nôn mửa

-Mất tỉnh táo, hôn mê

-Khó nói hoặc khó hiểu được lời nói

-Khó nuốt, có vị lạ trong miệng

-Khó đọc hoặc viết

-Có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt

-Chóng mặt, mất thăng bằng và không thể phối hợp vận động

-Mê sảng, lú lẫn

3. Nguyên nhân nào gây xuất huyết não?

Có khá nhiều lý do dẫn đến tình trạng xuất huyết não, bao gồm:

-Chấn thương vùng đầu: Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trong não ở những người dưới 50 tuổi.

-Tăng huyết áp: Tình trạng này làm suy yếu thành mạch máu. Tăng huyết áp dễ trở thành nguyên nhân chính gây xuất huyết não nếu không điều trị kịp thời.

-Phình động mạch: gây suy yếu thành mạch máu, khiến chúng có thể vỡ và chảy máu vào não, dẫn đến đột quỵ.

-Dị dạng động tĩnh mạch: Sự suy yếu các mạch máu trong và xung quanh não có thể xuất hiện từ lúc sơ sinh, nhưng chỉ có thể phát hiện được khi có triệu chứng.

-Bệnh mạch máu dạng bột: Sự bất thường của các thành mạch máu, đôi khi xảy ra cùng với sự lão hóa và tăng huyết áp.

-Rối loạn đông máu: Số lượng tiểu huyết cầu có thể bị giảm sút do bệnh hemophilia và bệnh hồng cầu hình liềm – các vấn đề của rối loạn đông máu gây ra.

-Bệnh gan, u não

4. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao?

Bệnh xuất huyết não cực kỳ phổ biến và có thể ảnh hưởng bệnh nhân ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên có một số đối tượng dễ mắc bệnh hơn bao gồm:

-Người mắc bệnh về tim mạch [tăng huyết áp, tai biến mạch máu não…]

-Nam giới mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ.

-Người trẻ tuổi và trung niên.

5. Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị xuất huyết não?

-Chẩn đoán: Ngoài việc chẩn đoán bệnh dựa vào các biểu hiện bên ngoài của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Trong đó bao gồm chụp CT [giúp phát hiện xuất huyết nội hoặc máu tụ] hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện khám thần kinh hoặc khám mặt để giúp phát hiện tình trạng phù dây thần kinh thị giác.

-Điều trị: Có một số phương pháp điều trị khác nhau cho căn bệnh này, áp dụng cách nào sẽ tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, tình trạng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bao gồm:

+Phẫu thuật: Mục đích của phẫu thuật điều trị xuất huyết não là giảm phù và ngăn chặn, phòng tránh tình trạng chảy máu. Có thể thực hiện phẫu thuật mở sọ hoặc chọc hút theo hướng dẫn của quang tuyến tùy thuộc vào vị trí của cục máu đông. 

+Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể được chỉ định bao gồm thuốc giảm đau, corticoid hoặc thuốc lợi tiểu giúp giảm phù, hoặc thuốc chống co giật để kiểm soát co giật.

-Điều trị hỗ trợ dài hạn: Điều trị lâu dài là cần thiết nhằm khắc phục tổn thương não. Người bệnh có thể được tập vật lý trị liệu, tập nói và một số liệu pháp khác theo chỉ định của bác sĩ.

-Không tự ý dùng thuốc, nếu cần dùng hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

6. Cần chế độ sinh hoạt nào để hỗ trợ điều trị xuất huyết não?

Chế độ sinh hoạt tốt cho bệnh nhân xuất huyết não cần hướng vào mục tiêu kiểm soát tốt huyết áp. Bởi tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết não. Việc kiểm soát huyết áp được thực hiện thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc.

Người bệnh cần chú ý:

-Nếu bị bệnh tiểu đường, cần đảm bảo kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

-Không hút thuốc lá, tránh xa các chất kích thích, đặc biệt chất độc hại như cocaine vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

-Lái xe cẩn thận, nếu mệt mỏi không nên cầm lái. Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

-Sinh hoạt, ăn uống điều độ, khoa học

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

This post is also available in: English [English]

Xuất huyết não hay xuất huyết nội sọ [ICH] là một loại đột quỵ, xảy ra khi máu đột nhiên tràn vào mô não, gây tổn thương não. Khi máu từ tổn thương kích thích các mô não thì sẽ gây ra phù não, máu tập trung thành một khối gọi là tụ máu. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng giết chết các tế bào não. Câu hỏi đặt ra là: xuất huyết não có nguy hiểm không?

Xuất huyết não là gì?

Chảy máu có thể xảy ra bên trong, giữa và màng bao bọc não, giữa các lớp màng não hoặc giữa hộp sọ và phần bao ngoài của não.

Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì cần điều trị ngay lập tức. Hầu hết người mắc bệnh sẽ bị thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nào đó, một số người có cơ hội hồi phục hoàn toàn.

Biến chứng có thể bao gồm đột quỵ, mất chức năng não, tác dụng phụ của thuốc hoặc phương pháp điều trị. Bạn có nguy cơ tử vong dù được điều trị kịp thời.

Những triệu chứng bệnh xuất huyết não [xuất huyết nội sọ]

Các triệu chứng xuất huyết não phổ biến là:

  • Nhức đầu dữ dội và đột ngột
  • Yếu một cánh tay hoặc chân
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Mất tỉnh táo, hôn mê
  • Khó nói hoặc khó hiểu được lời nói
  • Khó nuốt, có vị lạ trong miệng
  • Khó đọc hoặc viết
  • Có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt
  • Mất thăng bằng và phối hợp vận động, chóng mặt
  • Bất tỉnh, lú lẫn, mê sảng

Bạn có thể gặp các dấu hiệu xuất huyết não khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân xuất huyết não là gì?

  • Chấn thương đầu. Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trong não ở những người dưới 50 tuổi.
  • Tăng huyết áp. Tình trạng mãn tính này làm suy yếu thành mạch máu, nếu không điều trị, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân chính gây xuất huyết não.
  • Chứng phình động mạch. Đây là sự suy yếu thành mạch máu, có thể vỡ và chảy máu vào não, dẫn đến đột quỵ.
  • Mạch máu bất thường [dị dạng động tĩnh mạch]. Sự suy yếu các mạch máu trong và xung quanh não có thể xuất hiện lúc mới sinh và chỉ có thể chẩn đoán được khi có triệu chứng.
  • Bệnh mạch máu dạng bột. Đây là sự bất thường của các thành mạch máu, đôi khi xảy ra cùng với sự lão hóa và tăng huyết áp. Tình trạng này có thể gây ra các vi xuất huyết khó nhận biết trước khi gây ra xuất huyết nặng.
  • Rối loạn đông máu. Hemophilia và bệnh hồng cầu hình liềm có thể góp phần giảm số lượng tiểu huyết cầu.
  • Bệnh gan. Tình trạng này có liên quan đến chảy máu nghiêm trọng nói chung.
  • U não.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh xuất huyết não [xuất huyết nội sọ]?

Bệnh xuất huyết não cực kỳ phổ biến và có thể ảnh hưởng bệnh nhân ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não [xuất huyết nội sọ]?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não, chẳng hạn như:

  • Bệnh tim, ví dụ như tăng huyết áp.
  • Giới tính: bệnh xuất huyết não xảy ra ở đàn ông thường xuyên hơn phụ nữ.
  • Tuổi tác: bệnh xuất huyết não xảy ra phổ biến hơn ở người trẻ tuổi và trung niên Mỹ gốc Phi và Nhật Bản.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xuất huyết não [xuất huyết nội sọ]?

Bác sĩ có thể xác định phần nào của não bị ảnh hưởng dựa trên các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị một loạt các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT để phát hiện xuất huyết nội hoặc máu tụ hoặc phương pháp MRI.

Phương pháp khám thần kinh hoặc khám mặt có thể giúp phát hiện được phù dây thần kinh thị giác. Chọc dò tủy sống thường không được thực hiện, vì phương pháp này có thể gây nguy hiểm và làm cho bệnh tình trở nặng hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị xuất huyết não [xuất huyết nội sọ]?

Điều trị xuất huyết não phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân và mức độ xuất huyết. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để làm giảm phù và ngăn ngừa chảy máu.

Tùy thuộc vào vị trí của các cục máu đông, bác sĩ sẽ phẫu thuật mở sọ hoặc chọc hút theo hướng dẫn của quang tuyến. Một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định, bao gồm thuốc giảm đau, corticoid hoặc thuốc lợi tiểu để làm giảm phù, thuốc chống co giật để kiểm soát co giật.

Bạn sẽ cần được điều trị dài hạn để khắc phục triệu chứng do tổn thương não. Tùy thuộc vào các triệu chứng, điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu, tập nói và một số liệu pháp khác.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh xuất huyết não?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Điều trị tăng huyết áp: nghiên cứu cho thấy 80% bệnh nhân xuất huyết não có tiền sử tăng huyết áp. Bạn phải kiểm soát huyết áp thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc.
  • Không hút thuốc.
  • Hãy cẩn thận với một số chất như cocaine vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
  • Lái xe cẩn thận và thắt dây an toàn.
  • Nếu bạn đi xe máy, hãy luôn đội mũ bảo hiểm.
  • Hãy cẩn thận với Coumadin®, còn gọi là warfarin. Nếu bạn sử dụng thuốc này thì cần được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng để tránh rối loạn đông máu.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Duy trì lối sống lành mạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề