Tại sao khi nhiệt độ cơ thể lên cao quá 42 độ c phải hạ nhiệt độ ngay?

"Bác sĩ ơi, con em mỗi lần nó bị sốt là em và cả nhà lo sốt vó. Bà ngoại bà nội là lo nhất, vì sợ sốt lên não là con em nó tiêu luôn. Mẹ của em còn kể với em về một đứa hàng xóm bằng tuổi em, chỉ bị sốt cao một ngày mà ngày hôm sau nó nhập viện bác sĩ nói não nó bị hư luôn rồi, mấy ngày sau nó chết cả nhà nó khóc quá trời. Lúc đó em được 10 tuổi, vẫn còn nhớ, và còn sợ cho đến bây giờ. Có thật là sốt gây chết người như vậy không ạ và nếu vậy thì em phải làm gì để con em đừng sốt nữa?"

Trẻ bị sốt cao. [Ảnh minh họa]

Đây là một nỗi lo sợ chung ở nhiều gia đình, khi liên hệ các sự kiện được nhìn thấy, và tự tìm mối liên kết dễ thấy nhất, mà không có bằng chứng y khoa. Sốt là một triệu chứng dễ nhận biết nhất khi trẻ bị bệnh, và vì vậy, bị đổ lỗi rất nhiều, mặc dù hoàn toàn không chính xác. 

Nguyên nhân gây sốt

Một điều chúng ta nên nhớ, đó là khi trẻ bị bệnh vì nhiễm siêu vi, vi trùng, sốt là phản ứng đầu tiên của cơ thể, để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại nhiễm trùng xâm nhập. Vì vậy, trên nền tảng khoa học mà nói, đây là một phản ứng tốt của cơ thể. Trong não bộ của người, có một trung tâm điều khiển sốt, để có thể tự điều chỉnh giảm lại phản ứng sốt nếu sốt lên quá cao. Vì vậy, có thể hiểu được tại sao, sốt trong các bệnh lý, thường chỉ lên được tối đa 40 - 41 độ C mà thôi và không bao giờ lên quá 42 độ C cả. 
Những trường hợp bị tổn thương não, hoặc tử vong nhanh chóng sau khởi phát sốt như trường hợp vừa đề cập, không phải do sốt gây ra, mà do bệnh nền gây sốt gây ra. Những bệnh nguy hiểm có thể là viêm não, viêm màng não, hoặc nhiễm trùng huyết nặng gây tổn thương đa cơ quan....Những bệnh này diễn ra bên trong cơ thể, và những bằng chứng viêm não, viêm màng não, tổn thương não bộ chỉ có thể thấy được gián tiếp qua các hình ảnh chụp CT não, MRI não, hoặc thấy trực tiếp khi giải phẫu tử thi khi bệnh nhân đã tử vong mà thôi. Người ngoài nhìn vào, chỉ ghi nhận được việc trẻ sốt, và sau đó có thể không được giải thích kĩ càng bệnh sinh, nên liên hệ hai yếu tố này lại với nhau một cách vội vàng. 

Nếu thân nhiệt quá cao, có thể ảnh hưởng não bộ hay không?

Câu trả lời là có!

Người ta thấy rằng, ở nhiệt độ cơ thể từ 42 độ C trở lên, có thể gây tổn thương não bộ. Tuy nhiên, chỉ khi nhiệt độ môi trường nóng cực độ, thì cơ thể trẻ mới có thể đi đến nhiệt độ như thế. Một trong những ví dụ hiếm gặp, là nếu trẻ bị để quên trong xe hơi đóng kín cửa trong nhiều giờ và xe đang đậu ngoài trời trong thời tiết rất nóng nực. Tại các nước phát triển, như Mỹ, Úc, Canada... đã có những trường hợp trẻ tử vong vì bị ba mẹ để quên trong xe hơi như thế này, và may mắn là, tại Việt Nam chúng ta vẫn chưa phải ghi nhận trường hợp nào như thế. 

Vì vậy, có thể nói rằng, sốt do bệnh nhiễm siêu vi, vi trùng....không ảnh hưởng gì đến não bộ con người cả, mà lại có tác dụng tốt cho cơ thể. Chỉ có bệnh nền mới có thể gây ảnh hưởng đến não bộ [nếu có] mà thôi. Cũng vì lý do này, mà hiện nay, các khuyến cáo về xử trí sốt khuyến khích ba mẹ không tập trung vào kiểm soát sốt nữa, chỉ cần cho uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao > 38.3 - 38.5 độ C, và trẻ có triệu chứng đau, khó chịu. Đồng thời các khuyến cáo cũng đề nghị ba mẹ tập trung vào theo dõi các triệu chứng KHÁC của bệnh, để có thể đánh giá, nhận biết các triệu chứng nguy hiểm của bệnh một cách đúng lúc, để trẻ có thể được tái khám và điều trị kịp thời khi cần thiết.Nguồn tham khảo: 1. Myths about Fever; Schmitt B.D; Seattle Children’s Hospital; America, 2015. 2. Clinical report: Fever and antipyretic use in children; American Academy of Pediatrics; Pediatrics; 127[3]; 2011.3. Febrile Child; Clinical practice guidelines; The Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia, 2016.

Lịch sử của bệnh nên bao gồm cường độ và thời gian sốt và phương pháp đo nhiệt độ. Cơn sốt rét run [nghiêm trọng, rung lắc, hai hàm răng đập vào nhau- không chỉ có cảm giác lạnh] cho thấy sốt do nhiễm trùng nhưng không đặc hiệu. Đau là một đầu mối quan trọng xác định vị trí nhiễm trùng; bệnh nhân nên được hỏi về đau ở tai, đầu, cổ, răng, cổ họng, ngực, bụng, sườn, trực tràng, cơ và khớp.

Các triệu chứng cục bộ khác bao gồm ngạt mũi và/hoặc chảy dịch, ho, tiêu chảy và các triệu chứng tiết niệu [tần số, mót tiểu, chứng khó tiểu]. Sự có mặt của phát ban [bao gồm cả tự nhiên, vị trí, và thời điểm bắt đầu có liên quan đến các triệu chứng khác] và hạch bạch huyết có thể giúp ích.

Nên xác định sự tiếp xúc với nguồn lây và chẩn đoán của họ.

Khám toàn thể giúp xác định các triệu chứng của bệnh mãn tính, bao gồm cơn sốt hồi quy, đổ mồ hôi ban đêm và giảm cân.

Tiền sử bệnh nên đặc biệt bao gồm những điều sau đây:

  • Các điều kiện được biết đến có xu hướng gây nhiễm [ví dụ như nhiễm HIV, tiểu đường, ung thư, ghép tạng, bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn van tim - đặc biệt nếu có van nhân tạo]

  • Các rối loạn khác có thể gây sốt [ví dụ, thấp khớp, SLE, gout, bệnh sarcoidosis, cường giáp, ung thư]

Hỏi về du lịch gần đây bao gồm địa điểm, thời gian kể từ khi trở về, địa phương [ví dụ ở nước láng giềng, chỉ ở các thành phố], tiêm chủng trước khi đi du lịch, và bất kỳ sử dụng thuốc chống sốt rét dự phòng [nếu cần].

Tất cả bệnh nhân cần được hỏi về các yếu tố phơi nhiễm. Các ví dụ bao gồm thực phẩm không an toàn [ví dụ như sữa và các sản phẩm sữa không được khử trùng, thịt sống hoặc chưa nấu chín, cá, động vật có vỏ] hoặc nước, côn trùng cắn, tiếp xúc động vật, tiếp xúc với nghề nghiệp hoặc thể thao dưới nước [ví dụ như săn bắn, đi bộ đường dài, thể thao dưới nước].

Cần lưu ý tới lịch sử tiêm vắc xin, đặc biệt là chống lại viêm gan A và B và chống lại các sinh vật gây viêm màng não, cúm, hoặc nhiễm khuẩn phế cầu.

Lịch sử dùng thuốc nên bao gồm các câu hỏi cụ thể về các vấn đề sau:

  • Thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh [ví dụ, corticosteroid, thuốc chống TNF, hóa trị liệu và thuốc chống trầm cảm, các thuốc ức chế miễn dịch khác]

  • Sử dụng bất hợp pháp các loại thuốc tiêm [gây ra viêm nội tâm mạc, viêm gan, nhiễm trùng tắc mạch phổi, da và các mô mềm]

Sốt là một trường hợp tăng thân nhiệt, do nhiều nguyên nhân mà ra và có những căn nguyên nếu không được phát hiện kịp thời để xử trí thì sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe. Vậy có hiện tượng sốt 37 độ không?

1. Nhiệt độ của cơ thể - những vấn đề cần lưu ý

Cơ thể của mỗi người đều có khả năng tự điều hòa thân nhiệt theo môi trường sống, thời gian trong ngày và hoạt động của cá nhân. Trong đó, tuổi càng cao thì thân nhiệt càng thấp. Nhiệt độ trung tâm của con người là nhiệt độ ở các phần sâu bên trong cơ thể như não, gan, tạng,… thường ở khoảng 36.5 - 37.1 độ C.

1.1. Các yếu tố tác động tới nhiệt độ cơ thể

- Tuổi tác: người càng lớn tuổi thì nhiệt độ cơ thể càng thấp hơn so với người trẻ.

- Giới tính: giữa kỳ kinh, thân nhiệt của nữ giới thường tăng lên khoảng 0.3 - 0.5 độ C, giai đoạn cuối thời kỳ thai nghén thân nhiệt tăng 0.5 - 0.8 độ C.

Vận động cơ nhiều là một trong những lí do khiến thân nhiệt tăng

- Vận động cơ càng tăng thì thân nhiệt càng lên.

- Nhiệt độ cơ thể tăng hoặc giảm theo tỷ lệ thuận với môi trường nóng hoặc lạnh.

- Bệnh lý: thân nhiệt tăng với bệnh lý nhiễm khuẩn và giảm ở những bệnh lý đang trong giai đoạn cấp tính.

1.2. Hiện tượng rối loạn nhiệt độ

- Nhiệt độ giảm

Khi cơ thể mất nhiều nhiệt dẫn tới tình trạng rối loạn thải nhiệt và sinh nhiệt thì nhiệt độ sẽ giảm xuống.

- Nhiệt độ tăng

Khi cơ thể có sự tích lũy nhiệt và hạn chế sự thải nhiệt hoặc tăng sinh nhiệt sẽ sinh ra tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng. Một số ít trường hợp tăng nhiệt độ là do sự phối hợp của cả 2 yếu tố này.

1.3. Nhiệt độ bất thường

Quan niệm chung của hầu hết chúng ta đều cho rằng nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng hoàn toàn vì không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì ở mức nhiệt độ ấy mà nó sẽ giao động trên dưới khoảng này một chút. Điều này cũng có nghĩa là nhiệt độ thân nhiệt ở mức 37 độ C không được xem là sốt.

Nhiệt độ cơ thể được xem là bất thường trong những trường hợp sau:

- Đối với người lớn:

+ Đo nhiệt độ trong miệng trên 37.5 độ C.

+ Đo nhiệt độ trong tai trên 38.1 độ C.

+ Đo nhiệt độ trong hậu môn trên 37.6 độ C.

- Đối với trẻ em:

+ Đo nhiệt độ ở hậu môn trên 38 độ C.

+ Đo nhiệt độ trong tai trên 38 độ C.

2. Có hay không hiện tượng sốt 37 độ?

2.1. Nguyên nhân gây sốt là gì?

- Nhiễm trùng

Khi nhiễm trùng ảnh hưởng đến cơ thể sẽ sinh ra hiện tượng sốt.

- Thuốc

Một số loại thuốc làm nhiệt độ cơ thể tăng và gây ra sốt như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, opioids,...

- Vấn đề khác: ung thư, cường giáp, viêm khớp, chấn thương, đột quỵ, tăng thân nhiệt, đau tim,...

2.2. Có hiện tượng sốt 37 độ không?

Sốt là trạng thái thân nhiệt tăng do rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt bởi sự tác động của những yếu tố gây hại. Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37.8 độ C [đo ở trực tràng] thì có thể gọi là sốt. Như vậy, không có hiện tượng sốt 37 độ.

Không có hiện tượng sốt 37 độ vì đây là nhiệt độ bình thường của cơ thể

Đối với người lớn, khi nhiệt độ đo được ở trực tràng hoặc tai là 38.1 độ C; nhiệt độ đo được ở miệng hoặc nách là 37.6 độ thì được xem là sốt. Đối với trẻ em, nếu đo nhiệt độ ở trực tràng từ 38 độ C trở lên hoặc đo nhiệt độ ở nách là 37.6 độ C trở lên thì có nghĩa là sốt.

Tuy nhiên, sốt trong những trường hợp sau thì cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay:

- Đối với trẻ em

+ Trẻ 3 - 6 tháng tuổi: có biểu hiện cáu gắt bất thường, bỏ bú kèm theo sốt trên 38.5 độ C.

+ Trẻ 6 - 24 tháng tuổi: sốt trên 38.5 độ C mà không có dấu hiệu hạ sốt dù đã dùng thuốc hạ sốt.

+ Trẻ 2 - 4 tuổi: cáu gắt, khó chịu, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, nhiệt độ trên 38.5 độ C.

+ Trẻ trên 4 tuổi: nhiệt độ lên quá 38.9 độ C kèm theo khó chịu, cơn sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc dùng thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng.

- Đối với người lớn

Sốt liên tục trên 39 độ C hoặc trong 3 ngày liên tục sốt không hạ và không có dấu hiệu đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Riêng với trẻ em, cần lưu ý rằng thân nhiệt của trẻ luôn cao hơn so với người lớn khoảng 0.5 độ C nên mức nhiệt độ bình thường của trẻ thường dao động trong khoảng 37 - 37.5 độ C. Nhiều người vẫn cho rằng sốt 37 độ là hiện tượng xảy ra ở trẻ em nhưng đây là quan niệm sai lầm. Khung nhiệt độ này với trẻ vẫn là hoàn toàn bình thường.

Sốt cũng có nhiều mức độ, cần phải xem khung nhiệt độ của trẻ như thế nào để xử trí cho phù hợp chứ không thể tùy tiện dùng thuốc hạ sốt trong mọi trường hợp, như vậy dễ gây ngộ độc thuốc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể: 37.5 - 38.5 độ C với trẻ là sốt nhẹ; 38.5 - 39 độ C với trẻ là sốt vừa; 39 - 40 độ C với trẻ được xem là sốt cao; trên 40 độ C với trẻ là sốt rất cao.

2.3. Lưu ý biến chứng do sốt cao

Sốt cao kéo dài nếu không được xử lý đúng đắn và kịp thời có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến một loạt biến chứng nguy hại cho sức khỏe, điển hình như:

Sốt cao kéo dài có thể khiến tim đập nhanh gây nguy hại cho sức khỏe

- Mất điện giải.

- Co giật.

- Tăng huyết áp, tim đập nhanh, hệ tuần hoàn có sự rối loạn.

- Giảm thể tích máu gây khó khăn cho hoạt động của hệ tuần hoàn.

- Tế bào tăng tiêu thụ oxy.

- Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: táo báo, chậm nhu động ruột, biếng ăn,...

- Tâm thần thay đổi với biểu hiện: suy luận kém, nói linh tinh, mê sảng,...

- Tổn thương não gây viêm não, xuất huyết não,...

- Giảm hồng cầu.

- Suy yếu cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Bởi vậy, nhận thức được đúng mức độ sốt là vô cùng quan trọng. Nếu thấy sốt kèm theo những hiện tượng như đã nói đến ở trên, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để nói cho bác sĩ biết những bất thường đang xảy ra, nhờ đó mà bác sĩ mới có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả nhất.

Mong rằng với những chia sẻ này bạn đọc đã giải tỏa được băn khoăn về hiện tượng sốt 37 độ và biết sốt như thế nào là nguy hiểm để có biện pháp kịp thời ngăn chặn hệ lụy xấu cho sức khỏe của mình. Nếu còn thắc mắc nào khác hay cần tư vấn thêm, các bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng giải đáp cặn kẽ.

Video liên quan

Chủ Đề