Xe ô to de lâu không nổ máy được

Nếu tài xế không tìm được nguyên nhân khiến ô tô không khởi động được máy, rất có thể sẽ mất một khoản tiền lớn để sửa chữa. Để giải quyết vấn đề này, nhiều bác tài có kinh nghiệm đã chia sẻ một số nguyên nhân thường gặp khiến xe không khởi động được.

Và chủ yếu được chia thành 2 trường hợp: động cơ không hoạt động hoặc động cơ hoạt động nhưng tắt lịm sau ít phút. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp sẽ có một cách chuẩn đoán bệnh như sau:

Trường hợp động cơ không hoạt động 

Vấn đề cốt lõi có thể đến từ hệ thống điện trong xe khiến khi mở chìa khóa hoặc nhấn nút khởi động mà động cơ vẫn không nổ máy:

Ắc quy yếu hoặc hỏng – Đây là bộ phận tích điện trên ô tô, sự sụt giảm điện tích là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới động cơ, khiến nó không khởi động được. Việc này thường xảy ra khi tắt động cơ nhưng một số thiết bị điện tử vẫn phải sử dụng một lượng điện nhỏ để hoạt động hoặc lưu trữ thông tin. Hoặc cũng có thể, khi đỗ xe mà quên tắt đèn pha cũng sẽ gây ra hiện tượng sụt giảm điện tích của ắc quy.

Hiện tượng này là bình thường đối với những xe thường xuyên đi lại, ắc quy sẽ được nạp đầy lại trong quá trình sử dụng hàng ngày. Nhưng với các xe để lâu ngày không sử dụng thì sẽ xuất hiện tình trạng sụt điện tích, do không được tái nạp nên dần dần không có điện để khởi động.

Lỗi kết nối của cực ắc quy – Các đầu cực ắc quy sẽ bị ăn mòn hoặc bám bẩn sau một khoảng thời gian sử dụng, dẫn đến khả năng dẫn nạp điện kém dần đi.

Chưa đặt đúng vị trí cần số - Thường dễ gặp đối với các tài xế mới học lái xe. Nếu xe không khởi động, đèn trên bảng điều khiển không nhấp nháy [hoặc báo sáng] thì rất có thể là do vị trí cần gạt số chưa được chuyển về vị trí P [trên số tự động] hoặc đang cài số và không đạp côn [đối với xe số sàn]. Còn với các xe khởi động bằng nút bấm Start/Stop thì rất có thể là do chưa đạp thắng khi khởi động. 

Lỗi hệ thống đề - Khi khởi động xe mà động cơ không hoạt động, kèm theo những tiếng lách tách ở bên trong. Rất có thể là do bị lỗi từ những ống nam châm điện bên trong hệ thống đề bị đóng và ngắt ngay lập tức nên xe không khởi động được.

Trường hợp động cơ hoạt động nhưng tắt lịm sau ít phút

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể liên quan đến vấn đề kỹ thuật:

Nhiên liệu cạn kiệt – Khi nhiên liệu cạn, động cơ vẫn sẽ khởi động nhưng không đủ khả năng để tiếp tục hoạt động. Do đó, hãy thường xuyên kiểm tra mức nhiên liệu để bổ sung kịp thời, tránh để cạn kiệt nhiên liệu rồi mới đổ. Nếu lặp lại quá nhiều lần tình trạng này, nó sẽ gây ảnh hưởng đến bơm xăng, lọc xăng và cũng như tuổi thọ của động cơ xe.

Hệ thống kim phun nhiên liệu bị tắc – Nguyên nhân có thể đến từ việc sử dụng nhiên liệu không đạt chuẩn hoặc xe hoạt động lâu ngày thì hệ thống kim phun, bộ lọc nhiên liệu hay bị tắc bởi cặn bẩn, khiến cho nhiên liệu không xuống được động cơ, làm nó không thể hoạt động. 

Bộ đề bị hỏng [lỗi cơ khí] – Sau khoảng thời gian sử dụng, các chi tiết như bánh răng, ổ trực hay vòng bi đều sẽ bị hư hỏng và gây ra tình trạng không khởi động được. Dễ dàng nhận biết bằng cách, vặn chìa khóa về OFF để đèn pha sáng, rồi bật lên vị trí Acc/on mà thấy đèn mờ đi. Tức là lúc này bạn cần thay bộ đề mới hoặc sửa chữa ngay lập tức để không xảy ra tình trạng này.

Không phát sinh tia lửa điện – Lỗi này do bu-gi và các bộ phận đánh lửa gặp vấn đề nên không phát sinh ra tia lửa điện hoặc phát sinh chậm. Về cơ bản, nếu không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện xuất không đúng thời điểm thì sẽ không thể khởi động.

Do đó, nếu bắt gặp tình trạng xe yếu dần đi hoặc khó khởi động thì đó là dấu hiệu cảnh báo, cần xem xét vấ nđề của bugi hay thời điểm đánh lửa.
 

Bỗng dưng 1 ngày đẹp trời mà bác không đề nổ được xe ô tô thì bác tài nào chả đau đầu lo lắng.

Nguyên nhân vì sao?

Có bị hỏng hóc nặng không?

Có tốn nhiều tiền sửa chữa không?….

Đặc biệt là đang ở vùng xa xôi, không tiện gara sửa chữa thì phải làm thế nào.

Vậy nên VoV xe chia sẻ 1 số những nguyên và cách khắc phục tạm thời với bác trong bài này. Tin chắc sẽ hữu dụng cho bác đấy.

10 nguyên nhân khiến không đề nổ được xe ô tô

1. Xe ô tô để lâu không nổ máy được do ắc quy

Đây là nguyên nhân điển hình của việc xe ô tô không nổ được máy.

Khi xe chạy thì ắc quy sẽ được máy phát điện nạp lại. Khi xe trong trạng thái nghỉ nhưng ắc quy vẫn phải cấp 1 lượng điện nhỏ để chạy 1 số thiết bị điện tử.

Vậy nên với những xe “nghỉ” lâu thì ắc quy không được nạp. Và nó sẽ quá yếu khiến không thể nổ được máy.

2. Do 2 cực ắc quy bị mòn

Có những chiếc xe mà 2 đầu cực đã bị ăn mòn nên khả năn dẫn điện bị kém đi. Và ắc quy cũng không thể nạp được điện tích trữ.

Đương nhiên lúc này nó sẽ bị hết điện và không thể duy trì khả năng hoạt động nữa.

3. Do cần số

Với xe số tự động thì cần số chưa về P.

Đối với xe số sàn thì vẫn đang ở 1 số nào đó và tài thì lại không đạp côn.

Đây là 2 nguyên nhân khiến bạn gặp trường hợp không đề nổ được xe ô tô. Và đèn trên bảng điều khiển không sáng hoặc không nháy luôn.

4. Do tính năng chống trộm an toàn

Trường hợp này thường gặp ở những xe đời mới. Có chìa khóa được mã hóa hoặc cài đồng bộ với xe. Để khi bác dùng chìa khóa để mở xe thì bộ mã hóa sẽ nhận diện, đúng mã mới mở được.

Tuy nhiên đôi khi bộ mã hóa bị “ngáo” và nhận diện “nhầm” khiến bác không thể đề nổ được.

5. Xe ô tô đề không nổ kêu tạch tạch do đề

Nếu khi đề mà bác nghe tiếng tạch tạch bên trong thì khả năng cao là đề bị lỗi.

Những ống nam châm điện trong hệ thống đề nóng và ngắt ngay nếu có hiện tượng đó.

6. Do rơ le và bơm xăng

Nếu rơ le và bơm xăng có vấn đề thì sẽ khiến động cơ không nhận đủ nhiên liệu. Mà nhiên liệu lại có tác dụng làm mát động cơ.

Vậy nên khi không nhận đủ nhiên liệu thì động cơ sẽ nóng lên, không hoạt động được và cực nhanh hỏng.

7. Xe ô tô đề dài mới nổ do hết nhiên liệu

Cực kỳ nhiều bác tài có thói quen để cạn xăng mới đổ thêm.

Nhưng đây là thói quen không hề tốt. Bởi nó sẽ khiến bác khó đề nổ xe, thậm chí là không nổ luôn.

Nếu bác cứ để trường hợp này lặp đi lặp lại thì sẽ nhanh chóng làm hỏng bơm xăng, lọc xăng và tuổi thọ động cơ nữa đấy.

8. Do không có tia lửa điện

Để có thể đề nổ được xe thì cần có: nhiên liệu, tia lửa điện, nén nhiên liệu và thời gian. Nếu các bộ phận đánh lửa mà không sinh được tia lửa điện thì cũng làm xe dề không nổ.

9. Do hệ thống kim phun nhiên liệu bị tắc

Để sử dụng được xe thì bắt buộc bác phải đổ xăng dầu. Nhưng trong xăng dầu lại có tạp chất, nếu lâu ngày chủ xe không vệ sinh bảo dưỡng thì dẫn đến việc bị tắc, cặn bẩn trong đường ống và kim phun.

Và bác sẽ không đề được.

10. Xe ô tô để qua đêm khó nổ do thời tiết

Khi thời tiết lạnh, đặc biệt là vùng núi vào mùa đông. Thì sẽ khiến cho

  • Nhiên liệu bốc hơi ít nên cản trở quá trình đốt nhiên liệu
  • Dầu đặc lại do quá lạnh, kết tủa trên bề mặt và bịt kín lọc dầu. Cũng làm cho nhiên liệu khó vào buồng đốt
  • Ắc quy cũng giảm hiệu quả hoạt động khi trời lạnh.

Thì đều sẽ làm cho bác gặp tình trạng không đề nổ được xe ô tô.

Cách xử lý khi xe ô tô không đề được

Để xử lý được vấn đề không đề nổ được xe cũng khô khó. Bác có thể chủ động

  • Bảo dưỡng chăm sóc xe của mình cẩn thận và định kỳ.
  • Đổ xăng khi xăng còn gần hết chứ đừng để hết sạch mới đổ nhé.
  • Thủ sẵn dây câu điện hoặc 1 bộ pin dự phòng kích nổ ô tô. Khi ắc quy yếu, không có gara, không có xe hỗ trợ thì mình vẫn hoàn toàn chủ động để xử lý.
  • Thường xuyên tháo kẹp, lau chùi cực ắc quy và siết kẹp lại dây điện.
  • Có thể sử dụng các loại phụ gia nhiên liệu để chống lại tạp chất từ xăng dầu.

[mailpoet_form id=”6″]

Lời kết

Không đề nổ được xe ô tô là vấn đề không hề hiếm gặp. Bác không cần quá lo lắng mà thay vào đó hãy chăm sóc xế cưng thật kỹ.

Nếu bác còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận, hoặc chia sẻ kinh nghiệm nhé.

Cũng đừng quên hóng những video mới nhất tại kênh youtube VoV xeGroup bí mật chăm sóc ô tô .

Video liên quan

Chủ Đề