Xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

03 lỗi vi phạm thường gặp về đèn giao thông vì “ngộ nhận” luật [ảnh minh họa]

Đèn đỏ có được rẽ phải không?

Theo điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì tín hiệu đỏ là cấm đi. Tuy nhiên khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép người tham gia giao thông được phép rẽ phải khi có đèn đỏ khi:

- Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.

- Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.

Với lỗi rẽ phải khi đèn đỏ, người vi phạm sẽ bị phạt về lỗi không chấp hành hiệu lệnh cuỷa tín hiệu đèn giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tại ngã 3, khi tín hiệu đèn đỏ có được phép đi thẳng?

Theo điểm b khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ thì tín hiệu đỏ là cấm đi. Như vậy, người tham gia giao thông khi gặp đèn đỏ không được đi thẳng; trừ trường hợp những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép người tham gia giao thông được phép đi thẳng.

Đối với trường hợp không có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép người tham gia giao thông được phép đi thẳng mà người tham gia giao thông đi thẳng khi đèn đỏ sẽ bị xử phạt về lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Đèn vàng có được phép đi?

Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt về lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định chi tiết về mức phạt khi vượt đèn đỏ, đèn vàng như sau:

- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện]: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng [Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6].

- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông [Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ].

- Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn [Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7].

Trung Tài

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

 Xử phạt vi phạm giao thông

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông người điều khiển ô tô bị xử phạt thế nào? Mong ban biên tập giải đáp thắc mắc trên. Xin cám ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Khoản 5a Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

    Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây [Khoản 11b,c] :

    - Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

    - Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

    Như vậy, trường hợp người điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Trân trọng!


Có phải học lại luật không chấp hành tín hiệu đèn giao thông? Tôi bị công an giao thông lập biên bản lỗi không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông. Vậy mức phạt của lỗi này là bao nhiêu và khi bị giam bằng lái thì có phải đi học luật lại không? Tôi xin cảm ơn!

Tư vấn luật giao thông:

Trường hợp bạn hỏi về không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về hệ thống báo hiệu đường bộ:

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a] Tín hiệu xanh là được đi;

b] Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c] Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường“.

Theo đó, người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông. Trong đó, tín hiệu xanh là được đi, tín hiệu đỏ là cấm đi và tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Khi tham gia giao thông mà không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và mức xử phạt được quy định tại

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b] Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e] Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b] Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Như vậy, quy định của pháp luật về lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông được quy định như sau:

– Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

– Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy: bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

Bạn không nói rõ bạn tham gia giao thông bằng phương tiện nào nên bạn có thể dựa vào mức phạt ở trên để biết rõ.

Về vấn đề đi học lại luật giao thông đường bộ, hiện nay luật pháp không có quy định về vấn đề này nên bạn chỉ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng mà không phải đi học lại.

Trên đây là giải đáp trường hợp không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Mức phạt đối với lỗi vượt đèn vàng theo quy định của pháp luật hiện nay

Quy định mới về không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề không chấp hành tín hiệu đèn giao thông; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề